Bị đuổi khỏi nhà vì bắt mẹ chồng ăn “xương”
Cách ngày mẹ chồng lại yêu cầu chồng tôi ra nhà ngoài ngủ ở cái giường cạnh bà, với lý do dạo này bà hơi mệt, cần có người trông nom, nâng giấc…
Ảnh minh họa
Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 20 tuổi thì tôi lên xe hoa. Gia đình chồng tôi chỉ có anh và mẹ. Bố chồng tôi mất sớm từ khi anh còn chập chững biết đi, mẹ chồng tôi ở vậy nuôi chồng tôi trưởng thành. Vẫn biết mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu luôn luôn phức tạp nên ngay từ những ngày đầu về làm dâu tôi cũng dè chừng, nhẹ nhàng khéo léo với bà, nhưng mẹ chồng tôi ngày càng khó tính, bà cảm thấy khó chịu, dị ứng khi nhìn thấy cảnh vợ chồng tôi gần gũi nhau.
Nhà tôi ở có một gian buồng và một gian nhà ngoài. Căn buồng phía trong nhà là nơi vợ chồng tôi ngủ nhưng cứ cách ngày thì mẹ chồng tôi lại yêu cầu chồng tôi ra nhà ngoài ngủ ở cái giường cạnh bà, với lý do dạo này mẹ chồng tôi hơi mệt, cần có người trông nom, nâng giấc…trong khi đó mẹ chồng tôi mới chưa đầy 50 tuổi và công việc hàng ngày bà vẫn làm đồng được.
Đến ngày tôi sinh nở do phải kiêng, chồng tôi đã xin phép cơ quan được nghỉ phép ở nhà để tiện việc chăm sóc cho em bé cũng như chợ búa, cơm nước cho tôi, hơn thế nữa là có thời gian để giúp tôi thay tã, pha sữa, giặt quần áo cho em bé…Ấy vậy mà mẹ chồng tôi không hài lòng ra mặt. Bà cho rằng đàn ông phải đi làm kiếm tiền chứ không vì một chút việc cỏn con mà nghỉ cả việc để ở nhà bám váy vợ được.
Khi cháu đã cứng cáp hơn thì mẹ chồng tôi cấm tiệt việc anh giặt rũ quần áo của mẹ con tôi, mặc cho tôi với một đống công việc ngoài giờ làm, nào là cơm nước rồi quấy bột cho con ăn, sau đó là giặt rũ quần áo của cả gia đình, chính vì vậy mà hôm nào xong việc cũng đã khuya đến 22h đêm rồi, khi đó thì gia đình, hàng xóm đã say trong giấc ngủ. Trong khi đó đêm tôi lại hay phải dậy cho con bú, rồi nâng giấc mỗi khi con lật mình, chính vì vậy mà tôi có góp ý với chồng tôi để anh biết chia sẻ công việc nhà giúp tôi, đỡ đần tôi cơm nước, giặt rũ chứ đừng có về đến nhà là chỉ xem ti vi với lại trông con như vậy. Biết được nỗi vất vả của tôi nên chồng tôi cũng xuôi lòng, đồng ý.
Video đang HOT
Hôm sau trong khi tôi đang cho con ăn, chồng tôi liền bưng chậu quần áo ra giặt. Thấy vậy mẹ chồng tôi đứng phắt dậy dằng lấy chậu quần áo mà nói: “Từ trước đến giờ mẹ có bắt mày giặt quần áo bao giờ đâu, mà giờ mày mang cả áo dây, áo dài, quần lót, quần bò của vợ mày đi giặt thế? Cứ để nó đấy bao giờ vợ mày cho con ăn xong thì giặt đến lúc nào xong thì xong. Con trai là phải thế, chiều nhiều vợ sinh hư”.
Thấy vậy tôi rất bất ngờ nhưng cũng không dám phản ứng gì. Còn chồng tôi dù rất muốn giúp tôi nhưng cũng đành lòng bỏ đấy vì sợ bà phật ý. Biết mẹ chồng có định kiến với mình, nên chủ nhật đó tôi đã đi chợ mua mấy thứ đồ ăn tươi tươi để làm một bữa cơm có mấy món ngon chiêu đãi mẹ chồng. Tôi mua được ít xương sườn về làm món sườn chua ngọt và một vài món khác. Trong bữa ăn tôi “mời mẹ ăn xương” như để thể hiện dâu ngoan, hiền thảo và tài nấu nướng của mình, cũng là chiêu đãi bà món ăn hấp dẫn này. Nhưng ngay khi tôi nói chưa dứt câu thì mẹ chồng tôi đã nổi đóa lên: “Xương chỉ để dành cho chó thôi”, rằng tôi coi bà không bằng “con chó” nên mới “bắt bà ăn xương” như vậy. Kể từ hôm đó mẹ chồng tôi cứ đi kể từ làng trên xóm dưới rằng tôi cho bà ăn xương, rằng tôi coi bà không bằng con chó. Quá đáng hơn mẹ chồng tôi cũng bắt chồng tôi phải ly hôn với tôi, bà cương quyết bắt chồng tôi phải lựa chọn một là mẹ, hai là vợ. Nếu chọn vợ thì bà sẽ từ, thậm chí là sẽ chết.
Phiên toà nhanh chóng được diễn ra, toà xử cho vợ chồng tôi được ly hôn, vì con tôi còn nhỏ nên tôi được quyền nuôi dạy. Hai mẹ con tôi về nhà bà ngoại sinh sống, nhưng đứa con hơn 2 tuổi của tôi thì luôn miệng kêu bố, “muốn bố về chơi với con”. Có lần bố nó đến thăm cháu cứ đòi bố ở lại ngủ với nó, rồi cháu khóc thét lên làm trái tim tôi đau đớn. Hai hàng nước mắt của tôi trào ra. Đêm đó trong giấc ngủ cháu luôn miệng gọi bố, mê man trong cơn mơ và giật mình tỉnh giấc không thấy bố cháu nằm bên, cháu lại khóc, đòi bố: “Mẹ mang bố về với con!”
Tôi đã làm gì sai? Hay đã sống không biết điều ở chỗ nào để đến nỗi mẹ chồng tôi đuổi tôi ra khỏi nhà. Bắt vợ chồng tôi phải bỏ nhau, khiến con tôi phải sống thiếu tình thương của người cha?
Theo VNE
Ngán... Tết đến tận cổ!
Những ngày Tết là niềm vui đối với người này nhưng lại là nỗi ám ảnh của người khác.
Người lớn mong đến Tết để được ăn ngon, mặc đẹp, có thời gian nghỉ ngơi, du lịch. Trẻ con mong Tết để được đi chúc ông bà, cô chú... rồi nhận lì xì. Tuy nhiên, với nhiều người, Tết là nỗi ám ảnh, chẳng có gì lý thú.
Người nghèo chạnh lòng
Mỗi khi nghe các anh chị ở UBND phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM bàn luận Tết nay đi đâu, chuẩn bị mua sắm gì thì Thúy, nhân viên hợp đồng của phường, thường lấy cớ bận việc rồi tránh đi nơi khác.
Với Thúy, Tết chẳng có gì vui. Lương nhân viên hợp đồng vỏn vẹn 3 triệu đồng nên Tết chỉ được thưởng bằng số tiền đó. Chồng Thúy làm giáo viên của một trường tiểu học của quận, thưởng Tết chẳng bao nhiêu. "Năm nào về quê dịp Tết, vợ chồng tôi cũng phải vay mượn lo tiền tàu xe, quà cáp, quà biếu các cụ, lì xì các cháu... Trước Tết một tháng, vợ chồng tôi cắt hết các khoản chi tiêu, ăn uống kham khổ để dành dụm tiền về quê".
Tết là thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi nhưng nhiều người thì thấy mệt mỏi vô cùng (ảnh minh họa)
Với vợ chồng anh Bách - công nhân một công ty may mặc ở quận Tân Phú, TP HCM - thì Tết là nỗi ám ảnh. Vợ chồng anh từ Thanh Hóa vào TP HCM làm công nhân được gần 10 năm, 2 con gửi ở quê cho bà nội chăm sóc. Mỗi năm, vợ chồng anh chỉ dám về quê một lần vào mùa hè. Không phải vợ chồng Bách ngại cảnh tàu xe đông đúc, đắt đỏ ngày Tết mà là "trốn" khoản quà cáp, lì xì cho họ hàng, làng xóm.
"Nhìn cảnh người ta mua sắm Tết nhộn nhịp mà lòng tôi đau thắt. Ngày Tết, cả dãy nhà trọ vắng tanh. Hai vợ chồng cũng chẳng buồn nấu nướng, ăn uống gì. Đêm giao thừa, nghe tiếng các con nói nhớ bố mẹ trong điện thoại, vợ tôi khóc nấc. Vì thế, nghe đến Tết, vợ chồng tôi đều chạnh lòng!" - anh Bách tâm sự.
Người khá giả cũng sợ
Ngày Tết, người nghèo tủi thân vì không có tiền, không được đoàn tụ cùng gia đình, người thân. Song, với không ít người khá giả, Tết cũng chẳng có gì hấp dẫn, thậm chí mệt nhoài vì phải lo biếu xén, chúc tụng từ nơi này đến nơi khác.
Chị Hằng, nhân viên hành chính tập đoàn K.Đ (quận 1, TP HCM), quê ở Bến Tre, lấy chồng ở Đắk Lắk. Vợ chồng chị lập nghiệp tại TP HCM. Ngày Tết, chị phải "chạy show" vì phải về đủ quê nội, quê ngoại.
"Công ty cho nghỉ Tết, tôi chẳng kịp dọn dẹp, mua sắm gì. 27 tháng chạp, cả nhà phải về Bến Tre ăn Tết với bên ngoại. Ngày 29 phải trở lại TP HCM để 30 kịp đón xe về Đắk Lắk ăn Tết cùng nhà nội. Mùng 3, cả nhà phải đùm túm nhau trở về Sài Gòn để nghỉ ngơi, chuẩn bị trở lại với công việc. Ai ăn Tết lên cân đâu không biết chứ nhà tôi, sau những ngày Xuân, 2 mẹ con vốn đã ốm yếu, sức khỏe kém lại bị sụt thêm vài ký vì hành trình đi tới đi lui, mệt mỏi, chẳng ăn uống được gì" - chị Hằng ngao ngán.
Tết cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi nhiều người phải mệt mỏi ngoài đường vì biếu xén quà cáp cho khách hàng, người thân, rồi dự tiệc tất niên hết chỗ này đến chỗ khác của đối tác. Anh Dũng - giám đốc một công ty TNHH chuyên về công nghệ thông tin tại quận Tân Phú - lắc đầu: "Mỗi chỗ một tiệc thì cũng đủ mệt nhoài vì ăn uống, cạn ly".
Mấy ngày Tết, anh Dũng phải về quê vợ ở miền Tây. Khi đi chúc Tết họ hàng bên vợ, ai cũng muốn cụng ly với tay cháu rể làm giám đốc ở TP HCM nên anh không được từ chối người nào. "Tết xong là tôi bèo nhèo vì rượu bia, thịt cá. Bởi vậy, nghe Tết là ngán ngẩm vô cùng" - anh Dũng than.
Theo VNE
Gái đẹp bây giờ tôi chán rồi Trước đây, tôi luôn ao ước có một cô người yêu xinh đẹp, cao ráo thì càng tốt. Nhưng bây giờ tôi mới nghiệm ra, ngày đó, tôi chưa hiểu tình yêu là gì. Chỉ là tôi háo sắc, ưa hình thức, tôi thích oai với bạn bè, thích khoe khoang với bạn bè là tôi có một cô người yêu xinh đẹp....