Bị đuổi khỏi nhà để nhường chỗ cho người tị nạn
Bà Gabrielle Keller bị chính quyền yêu cầu rời khỏi căn hộ đã sống suốt 23 năm qua để nhường chỗ trú thân cho những người tị nạn.
Bà Gabrielle Keller và bức thư yêu cầu chuyển đi từ chính quyền thị trấn Eschbach. Ảnh: DPA
Bà Keller, 56 tuổi, hiện sống tại thị trấn Eschbach ở phía nam nước Đức, sát biên giới với Pháp. Bà cho biết mình phải dọn đi trước cuối năm. Trên thực tế, căn hộ mà bà đang thuê là tài sản của chính quyền địa phương.
“Việc đuổi người dân ra khỏi căn hộ họ bỏ tiền ra thuê thật là một điều phỉ báng. Tôi chẳng hiểu sao họ lại làm thế”, Telegraph dẫn lời bà Keller nói.
Thị trưởng của thị trấn Eschbach, ông Mario Schlafke cho biết, chính quyền không còn cách nào khác là phải yêu cầu bà Keller chuyển đi, trong bối cảnh giới chức Đức đang rất khó khăn để ổn định cuộc sống cho hàng chục nghìn người tị nạn dồn dập đổ về.
Video đang HOT
Ông Schlafke cho rằng đây không phải là một quyết định nóng vội. Chính quyền thị trấn thậm chí đã phải xếp giường ở phòng tập gym, đặt container chở hàng ở sân bóng đá cho người tị nạn ở tạm. Một gia đình tị nạn gồm 8 người được sắp xếp chỗ ở tại trung tâm thanh thiếu niên của thị trấn.
“Chúng tôi đã bị dồn vào chân tường rồi”, bà Claudia Geiselbrecht, một ủy viên hội đồng thị trấn nói.
Người tị nạn ngủ trên đường chạy ở sân vận động tại Hanau, Đức. Ảnh: Telegraph
Thị trấn Eschbach, với dân số 2.400 người, đang chịu áp lực rất lớn trong việc xử lý dòng người tị nạn. Hiện chính quyền chỉ sở hữu hai căn hộ, một trong số đó là căn hộ hiện tại của bà Keller. Đây không phải là nhà ở xã hội nên bà Keller vẫn phải trả tiền thuê nhà.
Chính quyền cho biết đã đề nghị giúp bà Keller tìm chỗ ở mới nhưng bị bà từ chối. Bà quyết định thuê luật sư để chống lại quyết định trên.
Trước đó, nữ y tá Bettina Halbey tại thị trấn Nieheim thuộc miền bắc nước Đức cũng bị yêu cầu rời khỏi ngôi nhà đã sống 16 năm.
Chính sách tị nạn của Thủ tướng Angela Merkel đang vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên theo kết quả thăm dò dư luận gần đây, đa phần người dân Đức vẫn ủng hộ bà.
Kim Dung
Theo VNE
Nhật Bản chưa sẵn sàng nhận người tị nạn Syria
Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản phải giải quyết các vấn đề nội tại trước khi có thể tiếp nhận bất cứ người tị nạn nào từ Syria, theo Reuters ngày 30.9.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29.9 tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng nước này sẽ cung cấp 1,56 tỉ USD, bao gồm 810 triệu USD để hỗ trợ cho những người dân Iraq và Syria đang là nạn nhân trong các cuộc xung đột, và 750 triệu USD hỗ trợ thiết lập hòa bình ở Trung Đông và châu Phi.
Báo giới ngay sau đó nhanh chóng đặt câu hỏi về khả năng Nhật Bản tiếp nhận người tị nạn.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Nhật cho biết trước khi tiếp nhận bất cứ người tị nạn hay người nhập cư nào, Nhật Bản cần phải giải quyết các vấn đề về dân số trong nước trước, như tăng tỉ lệ sinh, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ và người già.
Xung đột tại các nước Trung Đông và Bắc Phi đã khiến hàng chục triệu người mất nhà cửa, phải rời bỏ quê hương. Dòng người tị nạn từ các quốc gia này đổ về các nước châu Âu ngày càng nhiều với sức ép ngày càng lớn đòi hỏi các nước trên thế giới chung tay chia sẻ gánh nặng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra trong các phiên hội nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc những ngày qua.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Xót thương cảnh ngủ bờ ngủ bụi của trẻ em tị nạn Syria Từ năm 2011, đã có hơn 4 triệu người Syria phải tháo chạy khỏi quê hương vì nội chiến, trong đó hàng nghìn trẻ em phải theo cha mẹ lánh nạn. Các em phải ngủ trong rừng, trên đường hoặc trong các trại tị nạn. Nằm dưới nền đất lạnh trong những chiếc chăn đệm cũ kỹ, những đứa trẻ Syria chạy nạn...