Bị đồng minh tạt gáo nước lạnh, Mỹ đang mất uy thế?
Đức đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi cũng như áp lực từ Mỹ đòi đồng minh phải điều tàu chiến đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Chiến hạm của Anh
Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã công khai xác nhận rằng Đức sẽ không tham gia lực lượng hải quân đặc nhiệm do Mỹ dẫn đầu đến làm nhiệm vụ ở vùng Vịnh Persian.
Ông Scholz, người đang thay thế cho nữ Thủ tướng Angela Merkel khi bà này đang trong kì nghỉ, đã c ảnh báo về viễn cảnh thế giới “rơi vào một cuộc xung đột lớn hơn rất nhiều”.
“Chúng tôi muốn thảo luận với những đối tác Pháp và Anh ở Châu Âu để tìm cách giải quyết tình hình, nhưng không có cuộc thảo luận nào về vấn đề đưa tàu chiến đi làm nhiệm vụ như đề xuất được đưa ra” từ phía Mỹ, Phó Thủ tướng Đức cho hay.
Mỹ đang kêu gọi, thúc giục các đồng minh thiết lập một lực lượng đặc nhiệm chung với sự tham gia của chiến hạm các nước đến vùng Vịnh Persian để bảo vệ các tàu thuyền qua lại khu vực sau khi xảy ra vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu Impero của Anh ở Eo biển Hormuz hồi tháng trước. Tàu chở dầu này vẫn đang nằm trong tay Iran. Chỉ huy của chiếc tàu chiến Anh đang hộ tống các con tàu mang cờ Anh hoạt động ở vùng Vịnh Persian hôm qua phát biểu rằng Tehran dường như đang thử thách sự quyết tâm của Hải quân Hoàng gia Anh.
Video đang HOT
“Người Iran dường như luôn thích thử thách ý chí và phản ứng của chúng tôi,” ông William King – Chỉ huy của tàu HMS Montrose, cho biết đồng thời nói thêm rằng trong hơn 27 ngày tuần tra khu vực ông đã trải qua 85 lần “chạm trán với các lực lượng của Iran”.
Tuần trước, Đức được cho là đã không chấp thuận lời kêu gọi tham gia vào lực lượng đặc nhiệm của Mỹ nói trên nhưng đây là lần đầu tiên chính phủ Đức công khai tuyên bố về sự từ chối của họ. Ông Scholz giải thích rằng một lực lượng đặc nhiệm trên biển sẽ là một động thái “lo xa”, và rằng ưu tiên của Đức là ngăn chặn căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.
“Điều tệ nhất sẽ là một cuộc xung đột vũ trang thực sự. Lúc đó, hoạt động vận tải qua khu vực sẽ bị đặt vào tình trạng nguy hiểm thực sự,” vị quan chức cấp cao của Đức cảnh báo.
Ông Scholz – lãnh đạo của đảng đối tác chính trong liên minh chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã bác bỏ thông tin cho rằng chính phủ Đức bị chia rẽ trước đề xuất của Mỹ. Đảng Dân chủ Xã hội theo cánh tả của ông Scholz có truyền thống phản đối việc Đức tham gia vào các chiến dịch quân sự ở nước ngoài, trong khi Đảng Dân chủ Thiên chúa của bà Merkel có vẻ cởi mở hơn với vấn đề này.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì chính phủ của Thủ tướng Merkel được tin là cũng không sẵn lòng để lực lượng quân sự của Đức tham gia vào lực lượng đặc nhiệm trên biển vì e ngại viễn cảnh xảy ra một vụ việc mà ở đó những lực lượng theo đường lối cứng rắn, diều hâu có thể lấy làm cớ để phát động một cuộc chiến tranh với Iran.
Cùng với Anh và Pháp, Đức luôn nhiệt tình trong việc “cứu vãn” thỏa thuận hạt nhân mà ông Barack Obama đã kí với Iran nhưng bị ông Trump phá bỏ hồi năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Đức vốn đang có khúc mắc khi Berlin trong những năm gần đây phải gánh chịu áp lực gay gắt từ phía Tổng thống Trump về việc phải tăng chi tiêu quân sự. Tổng thống Trump liên tục chỉ trích gay gắt nền kinh tế lớn nhất Châu Âu về việc không thực hiện nghiêm túc cam kết chi ra 2% GDP cho quốc phòng.
Kể từ khi ông Trump lên cầm quyền, mối quan hệ giữa Mỹ với Đức nói riêng và giữa Mỹ với Châu Âu nói chung không còn hòa thuận và thân thiết như trước.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Nga và Iran có thể tổ chức tập trận chung ở eo biển Hormuz
Nga và Iran có thể tổ chức cuộc tập trận hải quân chung ở eo biển Hormuz - IRNA dẫn lời Tư lệnh Hải quân Iran tuyên bố.
Trong thời gian tới, Nga và Iran có thể tổ chức cuộc tập trận hải quân chung ở eo biển Hormuz. Tuyên bố trên được Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Hossein Khanzadi, đưa ra hôm thứ Hai trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn IRNA của Iran.
"Chúng tôi nhất trí về việc tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với sự tham gia của Hải quân hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương và hy vọng cuộc tập trận sẽ được tổ chức trước cuối năm nay" - ông Khanadi cho biết, tuy nhiên, không thông báo chính xác khi nào cuộc tập trận diễn ra.
Nga và Iran có thể tổ chức tập trận chung ở eo biển Hormuz. (Ảnh: Reuters)
Nói về địa điểm cụ thể tổ chức cuộc tập trận này, Đô đốc Khanzadi nhấn mạnh rằng nó sẽ diễn ra ở phần phía Bắc của đại dương và trong khu vực eo biển Hormuz, nơi kết nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman.
Hồi tháng Giêng, quân đội Iran công bố về một cuộc tập trận hải quân chung khác giữa Nga và Iran ở biển Caspi. Khi đó, thông tin về thời điểm tổ chức hoạt động này cũng không được tiết lộ. Các cuộc tập trận gần đây nhất của hai nước ở biển Caspi diễn ra vào những năm 2015 và 2017.
Thông tin về các hoạt động quân sự chung giữa Nga và Iran xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng liên tiếp leo thang giữa Iran với một loạt các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Anh, cũng tại eo biển Hormuz. Giữa tháng 7, Mỹ tuyên bố bắn hạ một máy bay không người lái của Iran tại eo biển này, với cáo buộc đây là mối đe dọa đối với chiến hạm và các thủy thủ của Mỹ.
Tại vịnh Ba Tư hiện nay còn có sự xuất hiện của hai chiếc tàu chiến của Anh. London đã gửi thêm chiếc tàu chiến thứ hai đến khu vực sau vụ việc một tàu chở dầu treo cờ Anh bị quân đội Iran bắt giữ ngay tại eo biển Hormuz.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Clip Iran "dằn mặt" Anh: Đừng đặt cuộc sống của các vị vào nguy hiểm! Iran vừa công bố một đoạn video mới ghi lại việc họ bắt giữ tàu chở dầu treo cờ Anh ở eo biển Hormuz và ra tối hậu thư yêu cầu tàu hộ vệ Anh không can thiệp vào vụ việc. Trong video, có thể nghe thấy phía Iran cảnh báo thuyền trưởng tàu hộ vệ tên lửa HMS Montrose gần đó không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái bất thường của Ukraine ở Kursk

Căng thẳng giữa ĐH Harvard và Nhà Trắng: Nhìn lại từng diễn biến

Kho vũ khí lớn hàng đầu của Nga phát nổ dữ dội

Ông Musk là đồng minh của Nhà Trắng trong phong trào tăng tỷ lệ sinh?

Ukraine lập kỳ tích: Ra lò số vũ khí hiện đại bằng cả châu Âu cộng lại

Quốc gia trở thành kênh ngoại giao bí mật không thể thiếu ở Trung Đông

Xung đột Hamas - Israel: Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận lệnh ngừng bắn

Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Thái Lan bác bỏ đồn đoán cải tổ nội các

155 năm ngày sinh V.I.Lenin: Lễ kỷ niệm tưởng nhớ công lao của vị lãnh tụ vĩ đại

Núi lửa Semeru tại Indonesia phun trào 4 lần trong ngày

Nga bày tỏ thiện chí đàm phán với Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng trẻ từ bỏ lương cố định, rời phố về Phan Thiết: Sống chậm bên biển, tự quản lý tài chính, vất vả nhưng đáng
Sáng tạo
10:20:52 23/04/2025
Núi Chứa Chan sẽ là điểm du lịch đẳng cấp quốc tế
Du lịch
10:14:15 23/04/2025
Bạn trai có thói xấu khó bỏ, tôi sốc nặng khi bố mẹ mình đều bênh vực
Góc tâm tình
10:04:58 23/04/2025
Từ vụ Trương Mỹ Lan, trường hợp nào không kháng cáo vẫn được giảm án?
Pháp luật
10:02:26 23/04/2025
Chiếc xe điện Porsche mất giá một nửa chỉ sau hai năm
Ôtô
09:54:54 23/04/2025
Có một 'viên ngọc quý' trong gia tài phim hành động của Ben Affleck: Hành động đã mắt, hack não đỉnh cao
Phim âu mỹ
09:47:51 23/04/2025
Hình ảnh tình cảm hiếm thấy của NSND Lê Khanh và NSƯT Thành Lộc
Tv show
09:43:40 23/04/2025
Hình ảnh gây sốt của nữ diễn viên quen mặt là Thiếu tá công an
Sao việt
09:41:06 23/04/2025
'Vũ điệu' màu sắc qua trang phục loang màu
Thời trang
09:24:06 23/04/2025
Giá vàng lên 124 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng tràn vỉa hè chờ giao dịch
Tin nổi bật
09:21:23 23/04/2025