Bị đóng băng toàn thân, nạn nhân thoát khỏi cõi chết bằng cú sốc điện 5000 volt
Người đàn ông được tìm thấy trong tình trạng “ hạ thân nhiệt cực độ” ở Siberia với những bông tuyết dính trên mặt và nhanh chóng được cấp cứu tại bệnh viện khu vực Krasnoyarsk.
Medics cho biết Vladimir Yakovlevich có những bông tuyết dính trên mặt khi anh nhập viện. Ảnh The Sun.
Vladimir Yakovlevich cho biết: “Tôi không nhớ vì sao tình trạng đó lại xảy ra với tôi. Tôi tỉnh dậy ở trong bệnh viện và không cảm thấy đau nhức ở đâu cả.”
Bác sĩ hồi sức cấp cứu Dmitry Mitsukov cho biết: “Bệnh nhân bị toàn thân băng giá khi được đưa đến bệnh viện. Những bông tuyết trên mặt nạn nhân không hề có dấu hiệu tan chảy. Ngoài ra, tôi không bắt đc mạch ngoại vi của anh ấy và chỉ khi dùng ống nghe tôi mới dò được một chút nhịp đập nhưng vô cùng yếu ớt mờ nhạt.”
Vladimir đi bộ ở hành lang bệnh viện sau khi anh được cứu sống. Ảnh The Sun.
Y tá Irina Rymsha chia sẻ thêm: “Không ai dám đảm bảo rằng người đàn ông này sẽ sống sót, nhưng chúng tôi đã làm mọi cách để cố gắng cứu anh ta.”
Một khẩu súng nhiệt di động đã được sử dụng để làm ấm cơ thể anh ta và không may dẫn đến chứng rung tâm thất. Rung tâm thất là hiện tượng rối loạn tuần hoàn máu đến tim, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nhanh dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Dmitry Krivkov với máy khử rung tim. Ảnh The Sun.
“Thần dược”
Các bác sĩ bắt đầu hồi sức – xoa bóp tim gián tiếp và sử dụng kỹ thuật khử rung tim. Nhưng một trái tim đã ngừng đập thì không thể được khởi động lại nó với khử rung tim được nên trong trường hợp này, các bác sĩ quyết định sốc điện bệnh nhân.
Nếu một người khỏe mạnh nhận được cú sốc điện 5000V họ có thể chết ngay tại chỗ nhưng trường hợp này thì lại khác hoàn toàn. Việc truyền 24 lần dòng điện 5000V đã cứu sống nạn nhân, hiệu quả đầu tiên là tái phục hồi chức năng của các cơ quan nội tạng.
Nhiệt độ giảm quá sâu
Sau 15 phút hồi sức cáp cứu, một mạch giống như sợi chỉ xuất hiện trong các động mạch ngoại biên, nhưng tim thì vẫn từ chối hoạt động – nhịp sau khi bị điện giật chỉ hồi phục trong vài giây, và sau đó lại bị rung. Điều này giống như cố gắng hết lần này đến lần khác để khởi động động cơ đông lạnh của một chiếc ô tô vậy.
Nguồn: www.thesun.co.uk
Bác sĩ phụ trách hồi sức cấp cứu thứ hai – Dmitry Krivkov cho biết: “Chúng tôi biết hiện giờ các quy tắc hồi sức cổ điển không thể áp dụng cho bệnh nhân bị hạ thân nhiệt nặng này. Tổng cộng bệnh nhân đã bị sốc 24 lần bằng dòng điện 5000V – chúng tôi vẫn không tin được rằng chúng tôi đã cứu được trái tim của người đàn ông bị đóng băng đến mức không tưởng như thế này. Chỉ khi khoảng cách giữa các lần xả của máy khử rung tim tăng lên năm phút thì điều không thể tin được đã trở thành hiện thực.”
Một ngày sau anh bắt đầu tự thở, và 48 giờ sau, người đàn ông băng đã có thể bắt đầu nói chuyện. Câu nói đầu tiên của anh vô nghĩa như đứa trẻ đang tập nói: “Chú chó con nhìn tuyết trắng và không hiểu gì cả…”
Vladimir Yakovlevich, “Người băng” sống lại nhờ phép màu của y học. Ảnh The Sun.
Các máy khử rung tim được sử dụng để cứu sống bệnh nhân. Ảnh The Sun.
Đội hồi sức cấp cứu, từ trái sang phải: bác sĩ Dmitry Krivkov, y tá Irina Rymsha, bác sĩ Dmitry Mitsukov. Ảnh The Sun.
Vladimir được đưa vào bệnh viện khu vực Krasnoyarsk. Ảnh The Sun.
Thiên Ngân
Theo The Sun
Từ vụ bé 2 tháng tuổi tử vong khi đi máy bay: Bố mẹ cần nhớ những điều sau khi đưa con đi máy bay dịp lễ
Theo các bác sĩ, viêc đi may bay vơi tre nho, nhât la vơi tre sơ sinh trong đô tuôi con bê ăm la môt viêc kha vât va cho ca bố mẹ và be. Chuyến bay càng dài thì việc này càng vất vả.
Những nguy cơ trẻ có thể gặp phải khi đi máy bay
Mới đây, một cặp vợ chồng trẻ người Arab Saudi đã đưa theo con gái 2 tháng tuổi của mình lên chuyến bay từ Malaysia tới Australia để bắt đầu cuộc sống mới.
Tuy nhiên, sau khi lên máy bay, cô bé tỏ ra khó chịu và liên tục quấy khóc. Sau đó, dù được nhân viên y tế trên máy bay cố gắng hồi sức cấp cứu nhưng bé đã không qua khỏi.
Dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé gái này nhưng nhiều bố mẹ dự định cho con đi du lịch xa dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới đang tỏ ra khá lo lắng về những nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải khi di chuyển bằng máy bay.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng (TP HCM), khi đi máy bay, một số người sẽ cảm thấy khó chịu, ù tai là do hệ thống vòi nhĩ bị tắc lại gây áp lực lên màng nhĩ khi có sự thay đổi áp suất, đặc biệt là khi máy bay hạ cánh.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguy cơ này càng dễ xảy ra do trẻ còn nhỏ, hệ thống vòi nhĩ, tuyến lệ, mũi... chưa hoàn thiện nên dễ bị tắc gây đau khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, thậm chí khóc ré lên.
Theo các chuyên gia, trẻ từ 6 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay để tránh xảy ra những vấn đề đáng tiếc. Ảnh minh họa
Khi bị đau, nếu là người lớn hoặc trẻ lớn, có thể làm động tác nuốt xuống hoặc nhai kẹo cao su để làm thông suốt các hệ thống nói trên. Thế nhưng, đối với một đứa trẻ sơ sinh vài tháng tuổi, chúng chưa thể tự làm được việc này.
Bên cạnh việc hay bị ù tai, một số trẻ cũng có thể bị say máy bay dẫn đến tình trạng nôn ói trên máy bay. Khi bị mệt, trẻ lại thường hay bỏ bú hoặc chán ăn khiến cơ thể bị mất sức gây lả hoặc ốm sau khi xuống máy bay.
Khi nào mới nên cho trẻ đi máy bay?
Hiện nay, theo quy định của Hàng không Việt Nam, chỉ nhận vận chuyển cho những trẻ sơ sinh trên 2 tuần tuổi. Do vậy, những trẻ sơ sinh dưới khoảng quy định này, không được chấp nhận cho lên máy bay.
Theo các bác sĩ, bố mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đi máy bay, nhất là những chặng bay kéo dài vì khi ấy, trẻ còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nếu không kịp thích nghi với sự chênh lệch áp suất khi lên cao, trẻ rất dễ bị ốm.
Trong trường hợp thật sự cần thiết, trẻ dưới 6 tháng tuổi buộc phải đi máy bay cùng bố mẹ, nên cho bé đi khám sức khỏe để đảm bảo trẻ thích ứng được với những tác động khi đi máy bay.
Với những trẻ mắc các bệnh lý đặc biệt (bị bệnh bẩm sinh, suy hô hấp, sinh non, trọng lượng không đảm bảo hoặc phải sống phụ thuộc các thiết bị hỗ trợ...) nếu muốn di chuyển bằng máy bay, bố mẹ cần báo cho nhân viên các hãng hàng không biết để có những hỗ trợ cụ thể.
Chuẩn bị những gì khi cho trẻ nhỏ đi máy bay?
Viêc đi may bay vơi tre nho, nhât la vơi tre sơ sinh trong đô tuôi con bê ăm la môt viêc kha vât va cho ca mẹ và be. Chuyến bay càng dài thì việc này càng vất vả. Vì vậy, việc đầu tiên là phải chuẩn bị sức khỏe cũng như tinh thần thật tốt, tránh tình trạng quá lo lắng căng thẳng về chuyến bay.
Đêm trước khi bay, bố mẹ nên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc để có "năng lượng" tốt nhất cho chuyến bay. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến sân bay sớm để làm thủ tục, nếu có vấn đề nào liên quan đến trẻ được phát sinh, sẽ có thời gian để xử lý.
Một số đồ dùng cần thiết cho trẻ cần mang theo như:
- Giấy tờ tùy thân của cả gia đình, với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải mang theo Giấy khai sinh
- Vali đựng quần áo, tã bỉm, bình sữa, sữa, ti giả... cho trẻ
- Một vài món đồ chơi mà trẻ có thể cầm trên tay để thu hút sự chú ý của trẻ
- Với những trẻ đã biết nhai, có thể mang theo một ít kẹo hoặc bim bim để trẻ có thể nhấm nháp trên máy bay
- Chai nước lọc hoặc bình uống nước chuyên dụng để cho trẻ uống khi khát
- Khăn giấy, khăn ướt, túi nilon đựng rác, bỉm
- Một, hai bộ quần áo để bên ngoài phòng khi trẻ bị nôn trớ, có thể lấy thay luôn
- Một chiếc chăn mỏng để đắp cho trẻ nếu nhiệt độ xuống thấp.
N.Mai
Theo giadinh.net.vn
Mẹ chuẩn bị nước tắm cho con, chỉ vài giây không để mắt bé trai 1 tuổi phải nhận về cái kết bi thảm Sự việc đau lòng xảy đến cũng là một lời cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Theo The Sun đưa tin, mới đây, một vụ tai nạn kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của bé trai 1 tuổi sống tại làng Salhany ở miền nam Ukraine. Được biết, em bé đã bị bỏng đến 80% sau khi...