Bị đối xử tệ bạc, quân tình nguyện phản bội Kiev?
Tiểu đoàn tình nguyện thuộc Tổ chức Những người theo Chủ nghĩa Dân tộc Ukraine (OUN) đã từ chối trao quyển kiểm soát đội quân này cho Lực lượng Vũ trang Ukraine, Chỉ huy Tiểu đoàn Nikolai Kokhanivsky cho biết.
Ảnh minh họa
“Không, chúng tôi sẽ không chịu sự chỉ huy của ai cả. Quyết định này được đưa ra dựa trên thực tế là chúng tôi đã bị tước vũ khí một cách thô bạo và đã bị thải hồi. Đây là điều vi phạm tất cả các thỏa thuận với Lực lượng Vũ trang Ukraine”, ông Kokhanivsky gay gắt nói. Ông này còn nói thêm rằng, “nếu đất nước cần những người tình nguyện nhưng lại đối xử với các chiến binh bảo vệ đất nước như vậy, thì các binh lính của tiểu đoàn không muốn là một đơn vị chính thức trong quân đội”.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak tuyên bố, tất cả các đơn vị tham gia vào chiến dịch đặc biệt ở miền đông Ukraine cần phải được thống nhất về một mối là Lực lượng Vũ trang Ukraine và Lực lượng Bảo vệ Quốc gia Ukraine. Như vậy, sẽ không có lực lượng tình nguyện nào ở vùng Donbass (từ dùng để chỉ các khu vực miền đông Donetsk và Luhansk) nữa. Tuy nhiên, công việc này diễn ra không hề dễ dàng khi một số tiểu đoàn tình nguyện bất tuân mệnh lệnh.
Theo lời ông Kokhanivsky, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã yêu cầu tiểu đoàn OUN hạ vũ khí và rời khỏi các cứ điểm ở Donbass trong vòng hai giờ đồng hồ. Ông Kokhanivsky cho hay, tiểu đoàn “không định chiến đấu với quân đội bất chấp lời yêu cầu của Kiev về việc họ phải rời cứ điểm trong vòng 2 giờ đồng hồ”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Kiev ở Donbass có sự tham gia của quân đội chính quy và nhiều tiểu đoàn tình nguyện được tài trợ bởi các cá nhân, trong đó có những tiểu đoàn như Azov, Aidar, Donbass, Dnepr-1 và Dnepr-2 cùng với lực lượng đến từ phong trào Nhóm Cánh Hữu cực đoan và OUN.
Trong một diễn biến khác liên quan đến các tiểu đoàn tình nguyện, có tin giới lãnh đạo Lực lượng Vũ trang Ukraine đã yêu cầu lực lượng ly khai ở Donbass bắn vào tiểu đoàn Azov.Sau khi chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine chấm dứt, chính quyền Kiev muốn các lực lượng tình nguyện sáp nhập vào quân đội chính quy. Trước đó, ông Kokhanivsky cho biết, tiểu đoàn của ông này từng đạt được một thỏa thuận gia nhập vào sư đoàn số 93 của quân đội Ukraine. Tuy nhiên, theo quyết định mới nhất, quân của ông Kokhanivsky đã quyết định không về dưới “trướng” của Kiev do bất mãn với cách đối xử của chính quyền đối với họ.
Giới sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã sử dụng các kênh thông tin để liên lạc với các sĩ quan của lực lượng ly khai của nước cộng hòa nhân tự xưng Donetsk để yêu cầu lực lượng này bắn vào tiểu đoàn tình nguyện gây tranh cãi Azov, ông Eduard Basurin – phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk, cho hay.
Giới chỉ huy quân đội Ukraine đã đưa ra yêu cầu trên sau khi ám chỉ về việc tiểu đoàn Azov là lực lượng hoàn toàn không thể kiểm soát.
“Giới tướng lĩnh chỉ huy của Lực lượng Vũ trang Ukraine đang cố kích động để binh sĩ của chúng tôi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Họ đang yêu cầu các sĩ quan trong lực lượng phòng vệ của nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk nã súng cối và pháo vào các cứ điểm của tiểu đoàn Azov với lý do tiểu đoàn này không thể kiểm soát và đang hung hăng ngược đãi người dân trong khu vực”, ông Basurin nói.
Các đơn vị thuộc quân ly khai đã phớt lờ những lời kêu gọi khiêu khích của quân Kiev cho đến thời điểm hiện tại và sẽ tiếp tục như vậy, ông Basurin nhấn mạnh.
“Lực lượng Vũ trang Ukraine nên sắp xếp mọi thứ yên ổn trong các đội quân của họ bằng phương tiện và năng lực của riêng họ”, ông Basurin nói thêm.
Video đang HOT
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, Kiev nhận ra rằng, đất nước 45 triệu dân của họ gần như là không có một quân đội. Chưa có đến 6.000 binh lính có khả năng chiến đấu. Đó là lời thừa nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine vào thời điểm đó. Và hàng ngàn người bắt đầu tập hợp lại thành các đội quân tình nguyện với sự tài trợ tiền bạc và vũ khí từ các nhà đầu sỏ chính trị.
Các đội quân tình nguyện đã tỏ ra là một lực lượng thiện chiến hơn cả binh lính chính quy và từng góp công lớn cho đội quân của Kiev trong các trận đánh ác liệt.Cùng chiến đấu bên cạnh đội quân chính quy của Ukraine, những binh lính tình nguyện hầu như chưa được qua trường lớp đào tạo nào nhưng lại hăng hái hơn, hung hăng hơn.
Mặt tối của lực lượng tình nguyện chính là tư tưởng cực đoan, hung hăng, hiếu chiến và nhiều đội quân tình nguyện bị cáo buộc tham gia vào các vụ thảm sát dân thường.
Dnipro-1 là một trong số vài cái tên được Liên Hợp Quốc nhắc đến trong báo cáo gần đây về việc các lực lượng dưới quyền kiểm soát của Kiev đang vi phạm những nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế. Một trong những đội quân tình nguyện gây tranh cãi nhất là Tiểu đoàn Azov. Đây là đội quân sử dụng phù hiệu Wolfsangel – một phù hiệu của Hitler. Tiểu đoàn Azov có liên quan đến nhân vật Oleg Lyashko – một chính khách có tư tưởng phát xít mới.
Nhóm Cánh Hữu cũng là một cái tên được nhắc đến rất nhiều. Nhóm này nổi tiếng bởi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Báo chí Nga miêu tả nhóm Cánh Hữu là những tên phát xít mới. Nhóm này trong thời gian qua đã có nhiều hành động khiến người ta liên tưởng đến hành động của những kẻ khủng bố, phát xít.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Điều gì xảy ra khi Kiev-Donbass vi phạm thỏa thuận ngừng bắn?
Tình hình tại miền đông Ukraine trong ngày thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, vẫn tiếp tục căng thẳng tại một số địa điểm ở khu vực Lugansk và Donetsk.
Phe ly khai cảnh báo sẵn sàng đáp trả
Theo thỏa thuận đạt được hôm 12-2 tại cuộc hội đàm của "Bộ tứ Normandy", gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine, thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine sẽ có hiệu lực từ 0:00 ngày 15-2-2015 (4:00 ngày 16-2 giờ Hà Nội).
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm? Việc các nước tham gia đàm phán đạt được tiếng nói chung bước đầu được coi là một thành công. Tuy nhiên, để thực hiện thỏa thuận này lại là một vấn đề nan giải.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, đã có những quan ngại về vấn đề thực thi, vì về bản chất nó không khác mấy so với thỏa thuận Minsk lần 1 (tháng 9-2014), vốn đã nhanh chóng bị phá vỡ ngay sau đó.
Trước những nguy cơ thỏa thuận bị vi phạm, các bên đều đã có những tuyên bố cứng rắn về vấn đề này.
Ngày 14-2, ngay trước thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vài giờ, đại diện nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) Denis Pushilin tuyên bố rằng, các lực lượng ly khai Donbass có những đảm bảo từ các nhà lãnh đạo châu Âu liên quan đến Ukraine và sẽ chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh, lực lượng ly khai đang hành động theo những thỏa thuận mình đã ký ở Minsk, nhưng cảnh báo sẵn sàng đáp trả nếu Kiev không tuân thủ thỏa thuận Minsk mới về hòa giải tại Ukraine.
"Nếu thỏa thuận Minsk không được thực hiện, thì khi đó kế hoạch hành động sẽ được thay đổi ngay lập tức" - ông Pushilin nói.
Còn đại diện lực lượng quân sự Cộng hòa Nhân dân Donesk Eduard Basurin tuyên bố rằng, lực lượng đòi độc lập sẽ tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn và sẽ chỉ đáp trả nếu bị khiêu khích. Ông cũng khẳng định sẽ không tấn công binh lính Ukraine bị bao vây tại thành phố Debaltsevo, nhưng sẽ không để cho họ ra khỏi đó.
Cùng ngày, người đứng đầu nghị viện LPR Aleksei Karjakin cho biết lực lượng quân sự của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến.
Ông nêu rõ: "Chúng tôi đã rút pháo binh hạng nặng. Chúng tôi làm tất cả các bước để kết thúc cuộc chiến".
Thỏa thuận ngừng bắn ỏ Ukraine có nguy cơ bị phá vỡ
Bước sang ngày 15-2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Eduard Basurin tố cáo các lực lượng an ninh Ukraine vào lúc 2 giờ sáng (giờ địa phương) đã khai hỏa tấn công các cứ điểm của DPR và nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng.
Trả lời báo giới, ông Eduard Basurin tuyên bố: "Lúc 2 giờ sáng, các lực lượng vũ trang Ukraine đã nã đạn cối và đạn pháo vào nhiều cứ điểm của DPR và LPR". Lực lượng Kiev cũng đã pháo kích tại trung tâm Donetsk, thành trì của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã làm 1 người đàn ông và 1 phụ nữ thiệt mạng.
Trong khi đó, người đứng đầu DPR Zakharchenko kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn về hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của quân đội Ukraine. Ông nói rằng, quân chính phủ đã nã pháo vào trung tâm thành phố, các quả đạn pháo cũng rơi gần nơi ở của mình.
Kiev đe dọa thiết quân luật trên toàn quốc
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh báo rằng, nếu thỏa thuận Minsk không được tuân thủ nghiêm túc, hòa bình không được đem lại cho người dân Ukraine thì ông sẽ công bố tình trạng thiết quân luật, không chỉ ở Donetsk và Lugansk, mà còn trên phạm vi toàn bộ đất nước.
"Tôi đã cảnh báo tại một cuộc họp nội các Ukraine trước hội nghị Minsk rằng, nếu không có hòa bình, chúng tôi sẽ phải đưa ra một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết về việc áp dụng tình trạng thiết quân luật", ông Poroshenko tuyên bố tại một buổi lễ bàn giao trang tiết bị quân sự cho lực lượng biên phòng Ukraine ở Kiev.
Theo một tuyên bố của quân đội Ukraine, lực lượng ly khai vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền Đông nước này trong ngày 14-2, đồng thời thông báo trong 24 giờ đồng hồ qua đã xảy ra 120 cuộc tấn công riêng rẽ của các tay súng DPR và LPR vào các vị trí của quân chính phủ.
Phe ly khai tố quân đội Ukraine phá thỏa thuận ngừng bắn
Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, người phát ngôn quân đội Ukraine Anatoly Stelmakh nhấn mạnh "tình hình vẫn chưa tạm lắng, hơn nữa phe ly khai tiếp tục tấn công Debaltseve," một đầu mối giao thông chiến lược ở phía đông bắc thành phố Donetsk - một điểm nóng giao tranh dữ dội nhất trong vài tuần qua.
Tổng thống Ukraine tuyeenb bố, sau khi phân tích dự thảo thiết quân luật, ông sẽ giới thiệu lên Quốc hội những sửa đổi đối với dự thảo này để cho phép phòng thủ đất nước hiệu quả hơn, trong trường hợp hòa bình không được thiết lập tại nước này.
"Trước hết, Ukraine sẽ dựa vào chính mình và sẽ hợp tác hành động với những quốc gia đối tác và bạn bè", ông tuyên bố.
Ngoài ra, ông Poroshenko còn cảnh báo rằng nếu thỏa thuận ngừng bắn không được thực hiện theo đúng thời gian vào 0h00 ngày 15-2 giờ địa phương, thì chính quyền Kiev sẽ yêu cần Hội đồng châu Âu triệu tập một cuộc họp bất thường để bàn về vấn đề này và có những biện pháp đối phó.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin hôm 14-2 cũng tuyên bố trên kênh truyền hình Rossyia 1 rằng các trường hợp vi phạm lệnh ngừng bắn mới tại Ukraine sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.
Ông Karasin nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận hòa bình mà "Bộ tứ Normandy" vừa đạt được tại Minsk hôm 12-2 vừa qua, các bên xung đột tại miền đông Ukraine phải ngừng bắn từ 0h00 ngày 15-2, sau đó là rút vũ khí hạng nặng ngay trong ngày thứ hai sau ngừng bắn. Nếu bên nào bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Theo thỏa thuận, quân đội Ukraine sẽ phải rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến tuyến hiện nay giữa hai bên, trong khi lực lượng đòi độc lập rút vũ khí hạng nặng khỏi đường ranh giới theo thỏa thuận Minsk ngày 19-9 năm ngoái, tức lùi lại nhiều hơn về lãnh thổ của mình so với giới tuyến hiện tại mà họ đang chiếm giữ.
Theo Hùng Mạnh
Đất Việt
Chiến sự căng thẳng, hơn 2.300 binh sĩ Ukraina thiệt mạng Hơn 2.300 binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraina thiệt mạng trong 25 ngày qua tại khu vực xung đột phía đông nam đất nước, ông Eduard Basurin, phó tư lệnh các quân đoàn thuộc Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) hôm 11.2 cho biết. Lực lượng dân quân ở miền đông Ukraina "25 ngày đã...