Bị dọa “Không ngoan bố sẽ vứt đi rồi nhặt đứa trẻ khác về nuôi”, bé gái đáp 1 câu bá đạo khiến bố tức anh ách
Nghe xong câu trả lời của con gái, ông bố trẻ dù tức nhưng cũng phì cười vì độ lém lỉnh không ai bằng của cô bé.
Ảnh minh họa
Dạy dỗ một đứa trẻ chưa bao giờ là công việc đơn giản. Nhiều khi bố mẹ đau đầu bởi nhắc nhở hoặc mắng mỏ thế nào con cũng ương bướng, không chịu nghe lời. Vậy nên không ít bậc phụ huynh quyết định lấy một điều gì đó thật đáng sợ để dọa con. Chẳng hạn như “Không ngoan mẹ bảo bà ba bị đến bắt”, “Nếu không chịu đi ngủ sớm thì con ma đến bắt”, “Không chăm học bố mẹ không nuôi nữa”…
Tuy nhiên những câu dọa này chỉ có tác dụng khi trẻ còn nhỏ. Một khi khi trẻ đã lớn và có nhận thức hơn thì bố mẹ khó mà áp dụng chiêu trò này nữa, đặc biệt là đối với những trẻ có tài ứng biến và IQ cao như trong câu chuyện dưới đây.
Một cô bé ở Trung Quốc vì mải mê xem Tivi cả ngày, không để ý đến việc gì khác nên bị bố mắng. Ông bố buông lời dọa con: “Cả ngày chỉ biết xem tivi. Không ngoan như này bố sẽ vứt đi rồi nhặt đứa khác về đấy”.
Với những đứa trẻ khác khi nghe bố dọa như vậy có lẽ sẽ hốt hoảng và tắt vội tivi rồi xin lỗi bố. Tuy nhiên cô bé này lại là trường hợp ngoại lệ. Chẳng những không sợ, cô bé còn bình thản đáp lại bố như sau: “Bố nhặt đứa khác về cũng sẽ không ngoan. Vì đấy là đứa trẻ bị bố mẹ nhà người ta bỏ đi”.
Cô bé đáp trả bá đạo khi bị bố dọa không nuôi nữa.
Câu trả lời của con gái khiến ông bố ngớ người vài giây rồi phì cười bởi quá đúng. Có lẽ anh cũng không ngờ con mình còn nhỏ mà đã suy nghĩ nhanh nhẹn và bá đạo như vậy. Cư dân mạng ở cả Trung Quốc và Việt Nam sau đó cũng dành nhiều lời khen cho sự nhanh trí của cô bé. Nhiều người hài hước bình luận:
“Hồi nhỏ tôi cũng hay bị mẹ dọa như thế này. Ước gì biết cách trả lời của cô bé này sớm hơn có phải hay không!”.
“Cô bé thông minh và lém lỉnh quá. Chắc ông bố cũng vừa tức vừa buồn cười lắm”.
“Bé con “bắt bài” của bố rồi. Cái này gọi là “gậy ông đập lưng ông” đấy”.
Thanh Hương
Mang bầu với võ sĩ người Anh, mẹ Việt sinh con đẹp như "tượng", 2 tuổi làm đủ mọi việc
Trải qua quãng thời gian dạy dỗ con đầy khó khăn, giờ đây chị Sa thật hạnh phúc khi thấy được thành quả tốt đẹp từ bé.
Cách đây tròn 6 năm, từ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chị Sa (hiện 30 tuổi) đã sang nước Anh xa xôi để học tập, dự định sau vài năm sẽ trở về Việt Nam ổn định cuộc sống.
Thế nhưng, khi chuẩn bị hết hạn visa Anh, định mệnh và duyên số đã cho chị Sa gặp được một người đàn ông là võ sư người Anh. Chị có bầu và sinh được một bé trai kháu khỉnh, đẹp trai như tượng - Theodore Huynh Mann (thường gọi là Theo). Hiện bé được hơn 2 tuổi.
Vì có con nên chị Sa không về Việt Nam nữa mà định cư tại Anh.
Cậu bé Theo ngày càng đẹp trai, thông minh.
Điều thú vị là bé Theo mới chỉ hơn 2 tuổi nhưng đã biết làm rất nhiều công việc nhà, tự lập bản thân và phối hợp ăn ý với mẹ. Có được tất cả những thành công đó là nhờ sự dạy dỗ chỉn chu từ chị Sa và tình yêu thương hết mực của ba.
Lúc bầu ăn nhiều đồ ăn của nhà hàng, thành ra lại đủ dinh dưỡng cho bé
Chị Sa kể, hồi bầu bé Theo chị không hề biết và vẫn đi học, đi làm bán thời gian cho một nhà hàng Việt tại Anh như bình thường. Đến tận khi Theo được 6 tuần tuổi chị mới hay nên báo cho ba bé. Tuy nhiên, vì cả hai đều có công việc riêng nên không thể về ở cùng nhau, chị Sa thì sinh sống tại London còn người yêu ở tỉnh cách 3 tiếng đi tàu.
"Lúc bầu bé thời gian đầu mình đi làm 15 tiếng/ngày nếu rảnh, còn hôm nào đi học thì học xong về đi làm luôn. Cứ như vậy cho đến khi được 7 tháng mới nghỉ làm", chị nói .
Lần đầu mang bầu không có nhiều kinh nghiệm kết hợp với hoàn cảnh phải tự mình bươn chải nơi đất khách quê người, chị Sa phải làm việc gấp 3-4 lần người bình thường. Chị không ngại khiêng đồ nặng, có khi vác cả thùng đồ gần 40kg mà lại dùng bụng để đỡ khi khiêng.
" Sau này nghĩ lại mới thấy mình thật liều, lỡ may con có mệnh hệ gì thì hối hận không kịp.
Thời gian bầu bé mình còn là sinh viên nên nhiều thứ khó khăn lắm, người yêu lại không thể ở bên, may có mấy em cùng phòng đỡ đần. Kinh tế không dư dả, mình thường mang đồ ăn ở nhà hàng về ăn nên thành ra lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé (cười)" - chị Sa nhớ lại.
Khoảng thời gian bé Theo còn trong bụng mẹ, mẹ Sa đã rất vất vả.
Về phía bố mẹ đẻ, chị Sa sợ bị trách mắng nên giấu giếm, thế nhưng cuối cùng cũng đành thành thật. Chị nhận được sự an ủi, động viên từ bố mẹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu rất nhiều.
Trải qua ca vượt cạn đầy khó khăn khi lúc đó chỉ có người yêu ở bên cạnh, chị Sa càng thấy thấm thía và hạnh phúc những giây phút được gần con. Vì thế khi bố mẹ đẻ có gợi ý mang Theo về Việt Nam ông bà đỡ dùm, chị Sa không đành lòng xa con. Chị quyết tâm giữ bé bên mình, hai mẹ con cùng tìm cách mưu sinh nơi này.
Luôn bình tĩnh trước sự ngang bướng của con
Dường như hiểu được những vất vả của mẹ nên bé Theo từ nhỏ rất ngoan ngoãn và vâng lời mẹ. Người yêu thường xuyên đi công tác xa, nhà chỉ có 2 mẹ con nên chị Sa nghĩ rằng bản thân phải sớm dạy con tự lập để bé có thể vững vàng hơn trong cuộc sống mà mẹ cũng bớt bận rộn.
Video: Theo tập làm bánh
" Mình bắt đầu dạy con từ lúc con mới biết đi và biết cầm nắm đồ vật ném. Theo biết đi sớm lắm, 8 tháng con đã có thể đi và ném đồ vật. Từ đó, mình nảy ra ý tưởng dạy con thu dọn đồ chơi.
Mỗi tối trước khi đi ngủ mình chỉ cho Theo lấy đồ chơi cất vào hộp, cũng phải kiên trì lắm mới tạo được thói quen cho con vì Theo cất được 2 món đồ thì lại lấy 6 món khác ra (cười)" - mẹ Việt ở Anh chia sẻ.
Cứ thế thành quen, dần dần Theo có thói quen dọn dẹp đồ chơi xong mới đi ngủ, chị Sa dần cảm thấy hạnh phúc khi nhận được thành quả tốt đẹp từ việc dạy con.
Cậu bé đã có thể giúp mẹ rất nhiều việc.
Khi Theo lớn, chị Sa lại dạy con cách lau đồ chơi. " Cứ mỗi giai đoạn con phát triển là mình dạy một món bài khác nhau như hút bụi, lau nhà cửa rồi nấu ăn. Nấu ăn thì mình chỉ dạy mấy món dễ, không cầu kì để con thích.
Để khuyến khích con làm việc, mình hay cho con xem thành quả con đạt được rồi giải thích cho con hiểu. Không biết Theo có hiểu không nhưng mỗi lần mẹ nói đều gật gù lắm (cười).
Theo hưởng thành quả của mình làm ra.
Theo ham học hỏi nhưng cũng ngang bướng. Khi mình bắt đầu dạy, con cũng làm theo ý mẹ nhưng sau một lúc thì lại làm theo ý mình. Khi nào không thành công mới lại nghe lời mẹ.
Mỗi lần dạy con mình phải luôn dặn lòng "bình tĩnh". Tính mình thì nóng lắm nhưng sao khi dạy con chả hiểu sao lại kiềm đến vậy. Ví dụ mình dạy con cất đồ lên kệ, con cất được 1-2 món rồi lại lôi xuống quăng tứ tung. Mình kệ!
Mấy hôm sau con vẫn thế nhưng nhìn lại chỗ mình đã lôi xuống, thấy bừa bộn quá mới nhìn mẹ kiểu cầu cứu. Lúc đó mẹ mới bay vào và làm người hùng dạy con từ đầu".
Ở mốc hơn 2 tuổi, hiện bé Theo đã có thể phụ mẹ xách đất làm vườn, lựa đồ ăn cất vào tủ, tự sấy tóc sau khi tắm gội, làm bánh, làm sạch đồ chơi của mình và đồ vật trong nhà, tự tắm và vệ sinh răng miệng trước khi đi học...
Theo tự sấy tóc
Cậu bé xách đất cho mẹ làm vườn.
Chỉ cần con nói "Yêu mẹ", bao mệt mỏi đều tan biến hết
Về phía ba của Theo, vì không có điều kiện ở nhà thường xuyên nên anh cũng ít có cơ hội được dạy dỗ con trai. Những lần hiếm hoi chỉ là cùng con chơi các trò chơi dành cho bé trai và dạy Theo các bài võ cơ bản. " Ba bé thường dạy con phải yêu thương mẹ, luôn tôn trọng phụ nữ. Như thế là mình cảm thấy hạnh phúc lắm rồi".
Cũng theo chia sẻ từ phía bà mẹ trẻ, Theo là một cậu bé thông minh, gọn gàng và tình cảm, luôn biết cách quan tâm đến người khác. "Mỗi lần mẹ giả vờ khóc, Theo lại dỗ rồi ôm hôn mẹ. Con biết thể hiện tình cảm từ khi mới được 9 tháng tuổi. Giờ thì biết nói rồi nên cứ lâu lâu đang chơi lại chạy tới ôm mẹ và nói "I love you mummy (Tạm dịch: Con yêu mẹ). Quả thực những lúc như thế, bao mệt mỏi khó khăn lại tan biến hết (cười)".
Hiện tại chị Sa đang vừa đi học ngành giáo dục vừa chăm con nhỏ. Chị dự định tới đây Theo bắt đầu đi học thì chị sẽ đi làm trở lại. Toàn bộ phần tiền tiết kiệm nhiều năm vất vả kiếm được đã bị chị "ném" hết vào việc chăm sóc Theo, bởi 1 mình sống tại Anh, bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ đều ở xa không hỗ trợ được nhiều. Chồng chị cũng phải đi làm và kinh tế khá eo hẹp.
Theo và ba.
Cậu bé thừa hưởng nét đẹp trai lai Tây của bố.
"Bây giờ con lớn, biết tự ăn, tự đi đứng rồi tự chơi, mình mới dám gửi con để đi học lại. Mình luôn ưu tiên con trước nên ban ngày sẽ cố gắng làm xong mọi việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp chơi với con xong mới làm việc của bản thân" - chị Sa chia sẻ.
Bố mẹ đừng phó thác con cho ông bà trông nom hoàn toàn bởi con có thể phải chịu 5 ảnh hưởng tiêu cực sau đây Bố mẹ có thể nhờ ông bà chăm sóc con những khi bận rộn, tuy nhiên không nên quá ỷ lại. Bởi sự chăm sóc của ông bà nếu quá mức có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Được ông bà chăm sóc, yêu thương là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, sự chăm...