Bị đẩy xuống đường ray, cậu bé bị tàu cao tốc đâm tử vong
Một bé trai 8 tuổi đã tử vong sau khi mẹ con cậu bị một người cố tình đẩy xuống đường ray tại ga tàu trung tâm thành phố Frankfurt, cảnh sát Đức cho biết.
Cậu bé bị một con tàu cao tốc liên thành phố đâm phải và đã tử vong ngay lập tức. Mẹ em sống sót nhờ lăn được vào một kẽ hở an toàn giữa hai thềm ga, và không bị thương.
Nghi phạm đã bị các hành khách chứng kiến vụ việc đuổi theo và khống chế. Sau đó, cảnh sát xác nhận người đàn ông 40 tuổi này đã bị bắt.
Cảnh sát đứng trên một đường tàu đang tạm ngưng hoạt động tại nhà ga Frankfurt hôm 29/7.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h sáng 29/7 ở đường tàu số 7 thuộc nhà ga, một trong những ga tàu đông đúc nhất nước Đức. Mẹ cậu bé đang ở trong trạng thái bị sốc và đang được điều trị – một phát ngôn viên cảnh sát cho biết.
“Các hành khách chứng kiến tai họa này đã đuổi theo thủ phạm. Chúng tôi đã bắt giữ được y”, phát ngôn viên cho biết. Bà cho biết thêm rằng, người đàn ông này đã cố đẩy một người thứ 3 vào đường ray, “nhưng cô ấy đã tự bảo vệ được mình”.
Cảnh sát cho biết, nghi phạm được cho là đến từ Eritrea. Tên này đang bị cảnh sát giam giữ và động cơ gây án vẫn chưa được làm rõ. Cảnh sát tin rằng nghi phạm và các nạn nhân không quen biết nhau. Sáu đường tàu của nhà ga đã tạm ngưng hoạt động trong nhiều giờ liền.
Video đang HOT
Vụ việc này xảy ra sau khi một phụ nữ 34 tuổi vừa tử vong cách đây 9 ngày, do bị đẩy ra trước một con tàu liên tỉnh tại Voerde, bang North Rhine-Westphalia. Nghi phạm người gốc Kosovo, tên là Jackson B, hiện đang bị cảnh sát bắt giữ. Y không quen nạn nhân.
Các nhân chứng nói với cảnh sát rằng, hung thủ tiếp cận người phụ nữ từ phía sau, không nói gì và đẩy cô vào đường ray.
Hành khách đợi tàu ở Đức đang được khuyến cáo quan sát thềm ga để nhận biết các khuôn mặt đang tỏ ra căng thẳng hoặc bồn chồn, và đứng cách gờ của đường ray ít nhất 2 mét.
Anh Thư
Theo vietnamnet
Tranh cãi về tuổi trẻ em chịu trách nhiệm hình sự ở Đức
Ba đứa trẻ 14 tuổi và hai đứa trẻ 12 tuổi là nghi phạm chính liên quan đến vụ cưỡng hiếp một phụ nữ xảy ra gần đây gây xôn xao thành phố Mlheim (Đức).
Vụ việc một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về độ tuổi trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự ở Đức.
Những vụ trẻ em phạm tội đặt ra câu hỏi về việc có nên giảm độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự
Vụ án gây "sốc" ở Đức
Truyền thông Đức dẫn lời các công tố viên thành phố Mlheim ở Ruhr, Đức cho biết, ba đứa trẻ 14 tuổi và hai đứa trẻ 12 tuổi đã bị bắt giam vì tình nghi phạm tội hiếp dâm một phụ nữ 18 tuổi ở khu vực rừng cây phía sau sân chơi ở Mlheim ngày 5-7 vừa qua. Những đứa trẻ này bị bắt giữ sau khi cảnh sát nhận được báo cáo về vụ "phạm tội tình dục nghiêm trọng" đã xảy ra. Tất cả các nghi phạm đều có quốc tịch Bulgari.
Một số người dân địa phương cho biết, họ đã đi theo con chó của gia đình đến khu vực rừng cây, phát hiện vụ việc và báo cáo với cảnh sát. "Các nhân chứng đã cung cấp thông tin rất đầy đủ, kịp thời", người phát ngôn Cảnh sát thành phố Mlheim nói. Nạn nhân nữ hiện đang được điều trị tích cực trong bệnh viện.
Tất cả đều bị thẩm vấn và giam giữ một đêm tại đồn cảnh sát trước khi được tự do, trao trả cho các gia đình vào ngày hôm sau. Cả 5 cậu bé đều bị đình chỉ học cho đến ngày 15-7. Vụ án gây "sốc" ở Đức và gây ra một cuộc tranh luận về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nhiều người đặt câu hỏi, có nên thay đổi quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như hiện nay hay không.
Được biết, đây không phải là vụ trẻ em phạm tội nghiêm trọng đầu tiên gây xôn xao ở Đức. Trước đó, vào tháng 3-2016, một cậu bé 13 tuổi đã thú nhận giết một đứa trẻ khác cùng tuổi có tên là Fabian. Ngay sau khi vụ án mạng xảy ra, nghi phạm đã được đưa đến một cơ sở tâm thần để kiểm tra. Fabian đã bị mất tích trong vài ngày trước khi thi thể của cậu bé được tìm thấy ở vùng ngoại ô của thị trấn nhỏ Bad Schmiedeberg, bang Sachsen-Anhalt phía Đông nước Đức.
Vụ cưỡng hiếp xảy ra gần một sân chơi ở Mlheim gây xôn xao nước Đức
Những quan điểm trái chiều
Theo luật pháp Đức, trẻ em dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thay vào đó là trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc văn phòng phúc lợi thanh thiếu niên địa phương. Trước vụ án xảy ra ở Mlheim, người đứng đầu Liên đoàn Cảnh sát Đức kêu gọi giảm độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự xuống 12.
Tuy nhiên, Hiệp hội Thẩm phán Đức bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất này vì cho rằng, giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đồng nghĩa với việc "không làm gì để ngăn chặn tội phạm trong thanh thiếu niên". "Giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không phải là giải pháp để làm giảm tỷ lệ phạm tội trong thanh thiếu niên", Jens Gnisa, Chủ tịch Hiệp hội Thẩm phán Đức nói với Hãng tin DPA. Ông Jens Gnisa nói thêm rằng, hệ thống tư pháp liên quan đến lứa tuổi vị thành niên hiện nay đã góp phần làm giảm đáng kể tội phạm vị thành niên thông qua tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhóm đối tượng này.
Hiệp hội bảo vệ trẻ em Đức cũng kiên quyết phản đối việc hạ thấp tuổi chịu trách nhiệm hình sự vì cho rằng, các văn phòng phúc lợi thanh thiếu niên phải là nơi đưa ra câu trả lời về tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên cũng như nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của trẻ.
Hiện nay, so với một số quốc gia khác trên thế giới, quy định về độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự ở Đức tương đối cao. Ở Anh và xứ Wales, trách nhiệm hình sự xác lập từ năm 10 tuổi. Ở Scotland, độ tuổi này là 8, mặc dù trẻ em chỉ có thể bị đưa ra tòa khi đủ 12 tuổi. Ở Mỹ, theo quy định của luật pháp liên bang, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 11, trong khi phần lớn trong số 50 tiểu bang của đất nước không quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tối thiểu.
Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, đứa trẻ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị kết án hình sự. Tuy nhiên, nhiều bài kiểm tra sẽ được thực hiện trong hầu hết các trường hợp để xác định xem đứa trẻ có nhận thức được hành vi của mình hay không. Bên cạnh đó, một số tiểu bang quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 10, thậm chí là 7 tuổi.
Theo anninhthudo
Tài xế dừng xe chụp ảnh tai nạn, cảnh sát Đức dẫn đi xem người chết Để răn đe tài xế "nhiều chuyện", một cảnh sát Đức trên đường cao tốc Autobahn chọn cách dẫn những người này đi xem xác chết trước khi phạt tiền. Video: Twitter Ngày 21/5, một tai nạn chết người trên đường A6 lại gây ra cảnh tắc nghẽn ở làn đường ngược chiều do nhiều tài xế chạy chậm lại để chụp ảnh...