Bi đát trứng gà VietGAP rẻ hơn trứng gà thường
Trong khi giá lợn hơi “tụt” dốc không phanh, anh Bùi Văn Trường ở thôn Giáp 4, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội vẫn kiếm cả trăm triệu đồng từ nuôi lợn rừng thả rông.
Nơi anh Trường nuôi lợn là thung lũng rộng lớn, 4 bề núi đá tạo vách thành. Đàn lợn rừng được thả tự do trong núi. “Tôi chỉ cho chúng ăn ít cám, chuối và trộn muối vào thức ăn để chúng nhớ đường về. Nuôi kiểu này tiết kiệm được chi phí và công sức, giá bán lại cao”, anh Trường cho biết.
Đàn lợn của anh Trường phát triển tốt, mỗi năm mang lại hàng trăm triệu đồng.
Đàn lợn rừng 40 con, trong đó có 4 con lợn mẹ đều phát triển tốt. Chúng rất khỏe, mỗi ngày đám lợn rừng này đi vài cây số để kiếm ăn. Thức ăn chúng tìm kiếm có sẵn ngoài tự nhiên như cỏ, củ ráy, củ mài… Đám lợn mẹ cũng vậy, chúng tự sinh sản trong rừng. Chúng đẻ rất mắn, một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 5-11 con.
Lợn rừng mẹ rất mắn đẻ và khéo nuôi con
Lợn rừng thả rông không lớn nhanh, 1 năm con to đạt trọng lượng từ 40-50kg, con nhỏ 30kg. Bù lại thịt của chúng thơm ngon nên luôn được người tiêu dùng lựa chọn và giá bán thấp nhất là 120.000đ/1kg. Khách tự tìm đến vườn mua lợn. Theo anh Trường, vườn có bao nhiêu con là họ mua cho bằng sạch.
Video đang HOT
Lợn rừng tự đi kiếm ăn trong rừng.
Lợn rừng thả rông hầu như không bị bệnh, chúng lại sinh sản rất đều. Tuy nhiên, có một điều lưu ý khi nuôi lợn rừng thả rông là khi lợn mẹ sinh sản, người nuôi phải quan sát xem lợn mẹ sinh ở chỗ nào. Tiếp đó cần theo dõi sát sao, nếu có vấn đề gì nguy hiểm tới đám lợn con thì người nuôi mới phải can thiệp.
Anh Trường chia sẻ, nuôi lợn rừng thả rông đầu tư ít mà lại bán được giá cao.
Theo Danviet
Cô gái Mường xinh xắn và hành trình nhọc nhằn "đánh thức" rau hữu cơ
Ngày nào cũng có 5-6 ô tô tải chở rau từ Quyết Chiến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình về xuôi. Bà con người Mường đã biết trồng rau hữu cơ, biết làm hàng hóa tốt hơn để tiêu thụ được giá hơn.
Đinh Quyết, Chủ nhiệm HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến khá lạ lẫm. Cô gái người Mường này đã dám nghĩ, dám làm và quyết tâm giúp bà con quê mình thoát nghèo. 30 hộ dân thuộc HTX đều tham gia trồng rau hữu cơ. "Chỉ có cách làm sạch, mới có hy vọng đánh thức được vùng quê hẻo lánh vốn giàu tiềm năng này", Đinh Quyết chia sẻ.
Mạnh mẽ, năng động là những gì tôi cảm nhận được về cô gái đất Mường này. Sáng, trưa, chiều, Quyết lăn lộn vào từng ruộng rau, từng vườn của bà con để động viên bà con lao động sản xuất.
Những luống rau hữu cơ được trồng trên đất Quyết Chiến.
Chiều tối, Quyết và các thành viên HTX lại hối hả đóng hàng rồi chất lên xe chở rau sạch về Hà Nội bán. Lăn lộn với công việc cả ngày, nhưng Quyết lại không cảm thấy mệt, ngược lại Quyết luôn vui vẻ và tự hào vì mình đang góp phần xây dựng quê hương.
Bà con người Mường ở Quyết Chiến đang dần thay đổi cách làm, họ đã chuyển sang trồng rau hữu cơ trái vụ.
Hiện HTX có rau su su, riêng 2 mặt hàng bắp cải và củ cải đều được trồng trái vụ nên HTX bán rất được giá 16.000đ/1kg. Rau su su mỗi ngày chở đi 2 ô tô với cả chục tấn hàng. Lượng hàng mang đi tiêu thụ chưa thật là nhiều, nhưng với bà con người Mường nơi đây nó đã là một bước tiến dài trên hành trình đưa đặc sản quê hương về Thủ đô.
Từ khi vào HTX, các xã viên làm ăn chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. Từ việc chăm sóc vườn rau, đến giờ giấc giao hàng rồi cách đóng gói cũng cẩn thận và bắt mắt hơn. "Chúng tôi phải thay đổi cách trồng rau và tiếp cận việc bán hàng. Đó là cách duy nhất để bà con nơi đây thoát nghèo và làm giầu trên đồng đất quê hương mình", Quyết chia sẻ.
Chủ nhiệm HTX Đinh Quyết đã dám nghĩ dám làm.
Quyết chiến là xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Nơi này được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành và đồng đất mênh mông. Bao năm qua, bà con người Mường bới đất, lật cỏ, chịu khó làm lụng vậy mà cuộc sỗng vẫn khó. Sau những ngày vất vả trên nương, trên rẫy, Quyết đã dần thay đổi suy nghĩ, mình không thể làm theo cách của ông bà mãi được.
Su su và củ cái được đóng gói, phân loại để đưa về Thủ đô.
Từ khi ở phố rộ lên phong trào sử dụng sản phẩm sạch, qua báo, đài, Quyết đã nhận ra lợi thế của quê hương mình. Trồng rau chính vụ khó bán, nhưng nếu trồng được rau sạch trái vụ sẽ thắng lớn. Trong khi đó, Quyết Chiến ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển sẽ rất phù hợp cho việc này. Cái đầu nghĩ vậy là Quyết quyết làm cho được. HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ra đời là nhằm mục đích đó.
HTX mới ra đời được vài tháng, nhưng Quyết đã nhận được sự ủng hộ của bà con. Từng chuyến ô tô chở rau hữu cơ rời Quyết Chiến là bà con có thêm thu nhập. Hầu như chiều nào, tự tay Quyết xếp hàng, lựa chọn hàng rồi cho lên xe, Quyết mới yên tâm nghỉ ngơi.
Sự ra đời của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến sẽ là giải pháp quan trọng kết nối bà con nông dân cùng làm rau sạch.
Giờ HTX mới có 3 mặt hàng chính là rau su su, quả su su, bắp cải, củ cải... Khởi đầu là vậy, nhưng cô gái người Mường này đã lên kế hoạch sẽ sản xuất nhiều loại rau trái vụ khác. Bởi lẽ nó là con đường duy nhất giúp bà con nơi đây tiêu thụ được nông sản với giá cao.
Về lâu dài, Quyết đã nghĩ đến việc xây dựng những vườn rau công nghệ cao. Cái khó mà Quyết gặp phải là nguồn vốn chưa biết kiếm nơi nào. "Trước mắt cứ để cho bà con tập với việc sản xuất rau sạch đã. Khi đã có thương hiệu, sản phẩm nhiều lên, chắc chắn chúng tôi sẽ có vốn. Tôi tin rằng sản xuất sạch là con đường duy nhất để bà con người Mường nơi đây bứt phá", Quyết chia sẻ.
Theo Danviet
Có khùng không khi bỏ lương 20 triệu về nuôi vịt biển? Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, làm giàu trên vùng cát trắng khô cằn. Vùng biển Quảng Trị sau sự cố môi trường gần như chết lặng nay đang dần hồi sinh. Nhiều nông dân đã mở các...