Bị dao đâm xuyên cổ, nam thanh niên được cứu sống trong gang tấc
Bệnh nhân nam bị dao đâm xuyên từ phải sang trái, từ dưới lên trên vùng cuống họng đã được các bác sĩ của Bệnh viện E cứu sống trong gang tấc.
Nam thanh niên bị vết thương xuyên cổ đứt mạch máu được các bác sĩ Bệnh viện E phẫu thuật cứu sống – Ảnh Thanh Xuân
Theo bác sĩ Hữu Hoài Anh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, bệnh nhân là nam giới (35 tuổi, ở Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện E (Hà Nội) cấp cứu vào khoảng 10 giờ 15 ngày 21.7.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch với nhiều vết thương trên cơ thể: vết thương vành tai phải (khoảng 1 cm); vết thương nền cổ phải khoảng 6 cm nằm ngang cơ ức đòn chũm, máu chảy nhiều, sưng nề hố thượng đòn, kèm theo vết thương sau vai bên trái khoảng 4 cm ra máu; vết thương sau 1/3 giữa cánh tay trái khoảng 6 cm. Đặc biệt nguy hiểm là vết thương nền cổ vùng 2-3 bên phải phức tạp, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
“Đây cũng là lần đầu tiên, các bác sĩ tiếp nhận một trường hợp bệnh có tổn thương nền cổ phức tạp: đứt rời tĩnh mạch cảnh trong trái, đứt gần rời động mạch cảnh chung trái, vết thương trong thành bên hạ họng, đứt đôi xương móng, đa vết thương phần mềm”, bác sĩ cấp cứu đánh giá.
Người nhà bệnh nhân cho biết, nạn nhân bị đâm bằng dao gọt hoa quả khi xảy ra mâu thuẫn va chạm giao thông lúc 10 giờ cùng ngày, tại phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khi được chuyển đến bệnh viện, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu nhanh chóng với các dấu hiệu “báo động đỏ”: khó thở, kích thích, vết thương sưng to, tím bầm, cổ bạnh…. Các bác sĩ quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhân.
Qua giai đoạn nguy kịch, bệnh nhân bị vết thương “hiểm” vẫn cần được theo dõi kiểm soát các biến chứng – ẢNH THANH XUÂN
Nhờ sự phối hợp hết sức khẩn trương của nhiều chuyên khoa, sau 4 tiếng ca mổ thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Video đang HOT
Tai nạn hy hữu
“Đây là ca bệnh hy hữu với tổn thương mạch máu nặng và phức tạp ở vùng cổ, nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là vấn đề mạch máu và đường thở của người bệnh, đòi hỏi bác sĩ xử lý chuẩn xác nhằm kiểm soát nhanh và tốt tổn thương tránh diễn biến xấu có thể xảy ra”, GS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, chia sẻ.
GS Thành cho biết, theo y văn thế giới, tổn thương vùng cổ là khó nhất, vô cùng phức tạp và nguy hiểm. May mắn cho là bệnh nhân đã được đưa vào Bệnh viện E cấp cứu kịp thời và ngay khi đến bệnh viện, chỉ trong vòng 15 phút bệnh nhân đã được chuyển lên phòng mổ.
“Những trường hợp này, nếu để theo dõi lâu hoặc đưa đi chiếu chụp, xét nghiệm có thể ảnh hưởng tính mạng của bệnh nhân.
GS Thành chia sẻ, đây là ca tai nạn hy hữu và quá nguy hiểm. Vết thương bên phải nhưng đã đâm xuyên cổ gây tổn thương mạch máu bên trái. Tình huống này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải giỏi, thăm dò, xác định chuẩn xác vị trí vết thương; phải xử trí tốt đồng thời tổn thương động mạch và tĩnh mạch, để không gây tình trạng mất máu, không gây liệt cho bệnh nhân do ảnh hưởng của nguồn máu cung cấp cho não.
Đến trưa nay, 22.7, 24 giờ sau mổ cấp cứu bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, huyết động ổn định, không bị liệt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi hồi sức tích cực chặt chẽ vì có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao như vùng họng sẽ phù nề, vùng khâu bị bục ảnh hưởng tới cả đường ăn và đường thở.
Theo Thanh niên
Từ vụ nam thanh niên bị mù mắt do kính áp tròng: Những ai không được dùng loại kính này?
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp gặp họa vì lạm dụng và sử dụng sai cách loại kính này.
Mới đây, một nam thanh niên 29 tuổi sống tại Mỹ đã bị mù mắt vì đeo kính áp tròng khi tắm. Khai thác tiểu sử được biết, thanh niên này bị cận từ năm 4 tuổi và bắt đầu sử dụng kính áp tròng vào năm 2013.
Từ đó, anh có sở thích đeo kính áp tròng bất kể nơi đâu, kể cả khi ra sân chơi thể thao. Sau một lần tắm quên tháo kính áp tròng, chàng trai trẻ đã bị nhiễm ký sinh trùng. Dù được các bác sĩ tích cực điều trị, song mắt phải của anh đã bị mù, không thể hồi phục được.
Thận trọng khi dùng kính áp tròng. Ảnh minh họa
Thực tế, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa vì dùng kính áp tròng. Trước đó, nhiều bạn trẻ đã bị nhiễm trùng, viêm nhiễm mắt nặng, hay bị mất thị lực vì lạm dụng đeo kính áp tròng, bao gồm cả kính cận lẫn kính không số.
Cách đây không lâu, một cô gái trẻ cũng đã đăng tải bức ảnh đôi mắt sưng đỏ vì đeo kính áp tròng làm đẹp. Cặp kính giúp đôi mắt của cô gái trông to hơn bình thường và long lanh hơn nhưng lại mang tới hậu quả nghiêm trọng là việc cô bị viêm giác mạc cấp tính.
BS Nguyễn Duy Bích, Khoa Mắt (Bệnh viện E) cho biết, hiện nay, kính áp tròng đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Kính áp tròng cận thị được sử dụng thay thế các loại kính có gọng, thích hợp và tiện dụng với người chơi thể thao, biểu diễn văn nghệ.
Tuy nhiên, thực tế, bên cạnh loại kính áp tròng cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt, trên thị trường xuất hiện loại kính áp tròng không số trong suốt hoặc có màu sắc đa dạng với mục đích làm đôi mắt người đeo kính trở nên long lanh hơn.
Do đó, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đã bỏ tiền để mua đồ "trang sức" cho mắt mà không biết rằng, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Theo BS Nguyễn Duy Bích, biểu hiện hay gặp nhất khi mắt bị kích ứng với kính áp tròng là bị chảy nước mắt, đỏ bên trong mắt và thị lực bị suy giảm.
Những trường hợp đó thường là những người tự mua kính áp tròng sử dụng mà không được sự tư vấn của bác sĩ, đeo kính không rõ nguồn gốc và sử dụng không đúng quy trình.
Những ai không được đeo kính áp tròng?
Theo TS.BS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, không phải ai cũng thích hợp để đeo kính áp tròng, kể cả là kính không số. Chúng có thể gây ra các kích ứng đối với mắt.
Một số trường hợp không nên dùng kính áp tròng như: Người bị khô mắt; người viêm nhiễm mạn tính tại mi và giác mạc; người không thể thao tác với kính áp tròng hoặc có cảm giác ghê sợ khi đeo kính này...
Nguyên tắc dùng kính áp tròng an toàn
BS Hoàng Cương cho biết, đối với việc sử dụng kính áp tròng thì việc quan trọng nhất là vệ sinh (ngâm) kính đúng cách và cần sử dụng loại dung dịch chuyên dụng để ngâm.
Nhiều người có thói quen dùng lại dung dịch ngâm kính cũ. Đây là sai lầm vì sẽ làm kính bị nhiễm trùng gây kích ứng mắt.
Hơn nữa, cũng cần lưu ý trước khi tháo lắp kính phải rửa tay sạch thật sạch. Nhiều người thường quên rửa tay hoặc bỏ qua công đoạn này khiến mắt dễ bị nhiễm khuẩn.
Không đeo kính quá lâu, nhất là không được đeo qua đêm, chỉ nên đeo kính không quá 8 giờ mỗi ngày để hạn chế gây tổn thương mắt và dẫn đến một số căn bệnh khác liên quan đến mắt.
Không dùng chung kính áp tròng với người khác vì đây là một trong những nguyên nhân lây lan các vấn đề về mắt.
Đặc biệt, nếu kính bị rách hay trầy xước thì phải bỏ ngay lập tức. Không nên sử dụng các loại kính áp tròng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho mắt.
Khi đeo kính áp tròng hay kính gọng cần thường xuyên đi kiểm tra mắt theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu mắt có biểu hiện bất thường (cộm, đỏ, ngứa, rát...) cần đi khám và điều trị kịp thời.
N.Mai
Theo giadinh.net
Phẫu thuật thành công khối u ở vị trí 'hiểm' trên phổi Các bác sĩ của 2 Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E vừa phối hợp phẫu thuật cắt khối u ở vị trí cực hiểm cho bệnh nhân Bùi Văn Bằng (51 tuổi, quê Thanh Hóa). Bệnh nhân Bùi Văn Bằng phục hồi sau khi mổ cắt u tại Bệnh viện Phổi Trung ương Hôm nay (11/7), ông Bằng đã hồi...