Bị đánh roi vì uống rượu, đánh bạc
Hai người đàn ông theo Công giáo bị phạt roi công khai theo luật Hồi giáo nghiêm khắc ở tỉnh Aceh vì uống rượu và đánh bạc.
Hai người đàn ông đều bị phạt 40 roi hôm 8/2 theo luật Hồi giáo Sharia ở tỉnh Aceh. Hình phạt đánh roi công khai theo luật Hồi giáo hà khắc không phải chuyện lạ ở Indonesia, song việc hai tín đồ Thiên Chúa giáo cũng bị áp dụng bộ luật này là điều rất hiếm hoi.
Một người đàn ông trong số đó, được xác định là JF, cho biết anh đã chọn hình phạt đánh roi theo luật Hồi giáo để tránh bị truy tố hình sự, điều có thể khiến anh phải ngồi tù tới 6 tháng.
“ Cảnh sát Sharia đã cho phép chúng tôi lựa chọn và chúng tôi quyết định tuân theo bộ luật hình sự Hồi giáo. Điều này là tự nguyện, không ai bắt tôi phải chọn nó”, người này nói.
Người đàn ông theo đạo Thiên chúa bị cảnh sát Sharia quất roi công khai ở Aceh, Indonesia, hôm 8/2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Cùng ngày, 5 người khác theo đạo Hồi cũng bị công khai phạt roi ở tỉnh Aceh vì tội ngoại tình và uống rượu, những hành vi cấm kỵ trong bộ luật Hồi giáo Sharia. Sự việc diễn ra hai tuần sau khi cặp đồng tính nam phải chịu tổng cộng 160 roi theo luật Hồi giáo vì bị bắt gặp trong tình trạng bán khỏa thân.
Các nhóm nhân quyền đã nhiều lần lên án việc đánh roi công khai là biện pháp trừng phạt tàn nhẫn và Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng kêu gọi chấm dứt điều này. Tuy nhiên, người dân Aceh ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng luật Hồi giáo Sharia.
Phạt roi là hình phạt được áp dụng với nhiều hành vi phạm tội ở Acech, nơi duy nhất tại Indonesia thực thi luật Hồi giáo Sharia hà khắc. 98% trong 5 triệu dân cư ở tỉnh này là người Hồi giáo.
Khu vực này bắt đầu áp dụng luật Hồi giáo sau khi được trao quyền tự trị đặc biệt vào năm 2001, một nỗ lực của chính phủ nhằm dập tắt cuộc nổi dậy ly khai kéo dài. Người dân Aceh khi mắc tội danh vi phạm cả luật nhà nước và luật Hồi giáo có thể bị truy tố theo một trong hai hệ thống, ngay cả khi họ không theo đạo Hồi.
Biden nói trở thành tổng thống là 'kết quả của một thời gian dài'
Joe Biden mô tả việc ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống là "một trong những kết quả logic sau một thời gian dài".
Joe Biden hôm 3/2 có cuộc phỏng vấn đầu tiên trên tạp chí People, đánh dấu hai tuần trở thành Tổng thống Mỹ. Ông và Đệ nhất phu nhân Jill đã trao đổi về một loạt đề tài, từ chuyện hôn nhân, niềm tin của họ đến quy mô những thách thức mà ông sẽ đối mặt.
Biden cho hay lễ nhậm chức của ông chịu một sức nặng hiếm có, "không phải vì tôi tuyên thệ mà vì nhận thức về bối cảnh đất nước lúc này đang bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng sắc tộc".
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng nhiều người Mỹ tham gia nhất có thể và hóa ra hàng triệu người đã xem nó", ông nói.
Tổng thống Joe Biden và phu nhân trên bìa tạp chí People trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi vào Nhà Trắng. Ảnh: People .
Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh kể từ khi vào Nhà Trắng, bao gồm tăng trợ cấp bằng tem thực phẩm, tạm dừng hợp đồng thuê dầu khí mới trên các vùng đất công, siết chặt quy định phòng chống dịch với du khách tới Mỹ.
"Là một quốc gia, lúc này chúng ta đang có một cơ hội tuyệt vời. Không phải vì tôi mà vì người Mỹ đã loại bỏ được những kẻ mù quáng và nhận ra rằng chúng ta có những vấn đề, nhưng chúng ta cũng có những cơ hội rất lớn", Biden nói.
Hôm 2/2, tân Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố xóa bỏ "sự xấu hổ về mặt đạo đức" đối với các chính sách nhập cư của người tiền nhiệm Donald Trump. Đây có lẽ là một sự lựa chọn từ ngữ có chủ ý của từ Biden, một người theo Công giáo. Trong cuộc phỏng vấn trên, Biden đã thảo luận về việc tín ngưỡng của ông quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
"Tôn giáo, đối với tôi, là một nơi an toàn. Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ thánh lễ, vì tôi có thể cô đơn. Ý tôi là, dù tôi ở cùng gia đình nhưng vẫn tiếp thu nguyên tắc cơ bản là bạn phải đối xử với mọi người một cách đàng hoàng", Biden nói. "Những người khác có thể thiền định. Đối với tôi, cầu nguyện mang lại cho tôi hy vọng và nó định tâm cho tôi".
Vợ chồng Biden cũng chia sẻ về những bí quyết để có hôn nhân bền vững.
"Mọi người thường nói hôn nhân là 50-50. Đôi khi bạn phải là 70-30", ông nói. Tạ ơn Chúa khi tôi gục ngã, bà ấy đã xuất hiện và khi bà ấy gục ngã, tôi có thể bước tới. Chúng tôi thực sự hỗ trợ cho nhau".
Đệ nhất phu nhân Jill, một giảng viên đại học, sẽ tiếp tục công việc này trong thời gian chồng làm tổng thống. Bà cho hay sau 43 năm hôn nhân, họ thực sự không có thêm nhiều điều để tranh cãi.
"Tất cả những gì chúng tôi đã cùng nhau trải qua, thăng trầm và tất nhiên có cả bi kịch và mất mát, có một câu nói rằng đôi khi bạn trở nên mạnh mẽ hơn ở những điểm rạn nứt. Đó là những gì chúng tôi cố gắng đạt được", bà Jill nói.
Argentina cho phép nạo phá thai Đạo luật hợp pháp hóa nạo phá thai của Argentina có hiệu lực từ ngày 24/1, được thực thi dưới sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức phụ nữ và quan chức chính phủ. Argentina trở thành quốc gia lớn nhất tại Mỹ Latinh hợp pháp hóa phá thai sau khi Thượng viện nước này thông qua đạo luật vào ngày...