Bị đánh đập, chích điện, hãm hiếp để chữa trị đồng tính
Mặc dù WHO khẳng định đồng tính không phải bệnh, nhiều bạn trẻ vẫn bị gia đình ép buộc đi “trị liệu” xu hướng tính dục. Tại đây, họ bị bạo lực cả về thể xác và tinh thần.
Zing tổng hợp bài đăng từ Independent UK, New York Times và South China Morning Post, đề cập đến vấn nạn nhiều gia đình ép con đi trị liệu đồng tính, chấp nhận con cái bị hành hung để “tìm lại đúng xu hướng tính dục”.
Ngày 8/5, chính phủ Đức đã thông qua luật cấm chữa trị đồng tính cho trẻ vị thành niên. Đạo luật này hiện cũng được áp dụng tại Thụy Sĩ, một số bang ở Mỹ và nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Phi.
Trong đó, tổ chức nào điều trị giới tính cho người dưới 18 tuổi sẽ phải đối mặt với án tù một năm hoặc nộp phạt hơn 32.000 USD. Cha mẹ và người giám hộ buộc con cái họ tham dự các chương trình trên cũng sẽ bị buộc tội vi phạm nghĩa vụ chăm sóc.
Bức ảnh tái hiện lại hiện trạng của những người trong những phòng khám trị liệu đồng tính. Ảnh: Paola Parades.
Những người ủng hộ chữa đồng tính thông qua tâm lý trị liệu khẳng định có thể thay đổi xu hướng tính dục của người LGBT. Tuy nhiên, mọi cơ quan tư vấn tâm lý uy tín, cũng như Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh đều lên án hành vi vô nhân tính đó.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn khẳng định: “Đồng tính không phải là bệnh nên không cần trị liệu”.
“Nhiều bạn trẻ đang bị ép buộc tham gia những buổi chữa trị giới tính và họ cần tìm sự giúp đỡ thực tiễn. Vì vậy, luật này vô cùng quan trọng, đồng thời cho thấy nước Đức khẳng định không muốn việc điều trị sai trái đó diễn ra”, ông nói.
Theo Quỹ Magnus Hirschfeld, một tổ chức nhân quyền ở Berlin, mỗi năm có khoảng 1.000 người phải điều trị chuyển đổi giới tính tại quốc gia này. Một khảo sát năm 2019 của Tổ chức OutRight Action International cho thấy trong số những người đi “sửa” giới tính bằng trị liệu tâm lý thì có tới là bị ép buộc.
Video đang HOT
Một người đàn ông tham gia biểu tình ủng hộ LGBT giơ tấm biển: “Tự hủy bản thân không phải phương pháp trị liệu”. Ảnh: LGBTQ Nation.
Hơn 10 năm qua, vô số người đồng tính ở Ecuador buộc phải trải qua quá trình trị liệu đồng tính ở những phòng khám chui, mặc dù quốc gia này đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới từ năm 1997.
Họ bị hành hạ cả về thể xác lẫn tâm lý, bao gồm đánh đập, giam cầm, trói vào giường nhiều ngày và ép uống thuốc. Thậm chí, họ bị ép quan hệ tình dục với nhau hoặc bị nhân viên phòng khám cưỡng hiếp nhằm thay đổi xu hướng tính dục.
Các nhóm hoạt động vì nhân quyền ước tính có khoảng 200 phòng trị liệu hoạt động mà không có giấy phép. Những người đồng tính, phần lớn là đồng tính nữ, thường xuyên bị bố mẹ hoặc người thân ép tới phòng khám và ở đó ít nhất 3 tháng. Gia đình họ sẵn sàng chi 1.500 USD mỗi tháng để “thay đổi tính dục của con”.
Liệu pháp trị đồng tính cũng trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nhiều cơ sở tư nhân còn dùng biện pháp tra tấn, như chích điện, theo South China Morning Post.
Bị chính gia đình hãm hiếp, giết hại vì đồng tính
Simphiwe Thandeka, một người đồng tính nữ ở Nam Phi, bị hãm hiếp 3 lần với lý do “chữa bệnh đồng tính”. Lần đầu tiên cô bị làm nhục là bởi người cậu ruột, khi cô mới 13 tuổi. Bà và mẹ của cô hoàn toàn không phản đối chuyện này.
Nhiều nạn nhân bị cưỡng hiếp để chữa trị đồng tính. Ảnh: Paola Parades.
Sau đó, Simphiwe tiếp tục bị bạn của cậu đánh đập và hiếp dâm. Trong một lần thăm khám ở bệnh viện, cô phát hiện mình nhiễm HIV từ ông cậu, đồng thời đang mang thai con của người đàn ông kia.
“Mẹ tôi biết em trai bà dương tính với HIV từ lâu, nhưng bà chọn cách im lặng và không nói gì với tôi”, cô kể lại.
Lần thứ ba, sau khi Simphiwe hạ sinh đứa con đầu lòng, cô bị cưỡng hiếp lần nữa bởi một linh mục trong thị trấn và lại mang thai. Mặc dù có tiến hành kiện cáo, cô không thu được kết quả gì.
Cô cho biết: “Có quá nhiều người bênh vực ông ta chỉ vì ông là linh mục. Gia đình còn chẳng đứng về phía tôi nữa là”.
Một cảnh trong Boys Erased, bộ phim phản ánh chân thực nạn chữa trị đồng tính. Ảnh: Focus Features.
Tháng 11/2019, Tatiana Ferreira Lozano Pereira, một người mẹ ở Brazil, đã đâm con trai 17 tuổi tới chết do không chấp nhận việc cậu là đồng tính nam.
Trước đó, cậu bé đã trốn sang nhà ông bà để tránh căng thẳng với mẹ. Tuy nhiên, Pereira lừa con trai về nhà, nơi có 2 người đàn ông mà bà thuê đang chờ sẵn, để “dạy dỗ” con một bài học.
Bà ra lệnh 2 người đàn ông kia xử tử luôn con trai, nhưng họ từ chối. Do vậy, Pereira đi vào bếp và lấy con dao đâm con trai tới tử vong. Tòa án đã kết án người phụ nữ này 25 năm và 8 tháng tù giam.
Tổ chức Y tế Pan American, cơ quan trực thuộc WHO ở khu vực châu Mỹ, cho biết trị liệu giới tính là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hạnh phúc của những người bị ảnh hưởng.
Mỹ ước tính có tới 1,6 triệu thanh niên vô gia cư mỗi năm, trong đó gần một nửa là người giới tính thứ ba.
Trong số đó, 46% tự chạy trốn khỏi gia đình vì không được chấp nhận xu hướng tính dục, 43% bị đuổi ra khỏi nhà. Những người còn lại thường xuyên bị đánh đập, hành hạ tâm lý, thậm chí là giết hại.
Syria lên án quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của Đức
Bộ Ngoại giao Syria ngày 30-4 lên án mạnh mẽ quyết định của chính phủ Đức khi coi lực lượng Hezbollah là một tổ chức khủng bố.
Cảnh sát Đức tiến hành lục soát một địa điểm bị tình nghi có liên hệ với phong trào Hezbollah
"Quyết định coi Hezbollah là tổ chức khủng bố của chính phủ Đức cho thấy rõ họ ủng hộ các chế độ độc tài của chủ nghĩa Zion trên thế giới, và sự khuất phục của Berlin đối với các chính sách của Mỹ hỗ trợ thực thể chiếm đóng", hãng thông tấn SANA dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Syria nói hôm 30-4.
Được biết, Syria, một đồng minh thân cận của Hezbollah, hiện không có quan hệ ngoại giao với chính phủ Đức, nhưng họ vẫn duy trì một kênh liên lạc thông qua Đại sứ quán Cộng hòa Séc ở Damascus.
Trước đó cùng ngày, Bộ Nội vụ Đức ra thông báo chính thức liệt tổ chức Hezbollah của Lebanon vào danh sách khủng bố và cấm mọi hoạt động của tổ chức này ở Đức.
Nguyên nhân được Bộ Nội vụ Đức đưa ra là do Hezbollah đã "công khai kêu gọi bạo lực để tiêu diệt nhà nước Israel và không công nhận quyền tồn tại của nhà nước Israel". Vì thế, theo Berlin, tôn chỉ hoạt động của tổ chức này đi ngược lại với nguyên tắc quốc tế.
Lệnh cấm mới từ Bộ Nội vụ Đức đồng nghĩa với việc chính quyền Đức sẽ coi các hoạt động của Hezbollah là tội phạm và sẽ tiến hành truy quét. Những hành động ủng hộ Hezbollah công khai, như phát ngôn hay cầm cờ của tổ chức này, cũng sẽ bị coi là phạm luật.
Hezbollah là tổ chức quân sự-chính trị hoạt động mạnh tại khu vực Trung Đông, đặc biệt tại Lebanon, Syria và từ nhiều năm qua có xung đột quân sự trực tiếp với Israel.
Hình ảnh 18h của thế giới 'như tê liệt' giữa đại dịch Hàng trăm triệu người dân châu Âu đang sống trong những trải nghiệm mà họ chưa từng có trước đây, khi lệnh phong tỏa biến các khu vực công cộng trở nên vắng vẻ một cách siêu thực. Người dân đi dạo bên trong công viên đồng hồ Duesseldorf ở phía tây nước Đức. Chính phủ Đức đã nới lỏng một số biện...