Bị đâm thấu bụng vì đứng ngoài “chỉ đòn” cho bạn gái đánh nhau
Bạn gái đánh nhau Chệt không can ngăn mà đứng ngoài chỉ điểm yếu của đối phương để bạn gái ra đòn. Tức giận, Khắc đã cầm dao xông vào đâm Chệt trọng thương…
Ảnh minh họa.
Ngày 2.3, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM củng cố hồ sơ xử lý Dương Văn Vũ Khắc (25 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) về hành vi “ Cố ý gây thương tích”.
Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Thị Thanh Hợp (39 tuổi, quê Long An) ở nhà trọ tại ấp 3, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh đã mâu thuẫn với chủ dãy nhà trọ là Dương Thị Trúc Ly (31 tuổi, ngụ Bình Chánh). Hai bên cự cãi và xông vào đánh nhau. Con gái của Hợp là Trần Thanh Nhi (17 tuổi) thấy mẹ bị đánh nên chạy ra can thiệp rồi cùng mẹ xông vào đánh Ly.
Có mặt tại vụ xô xát, Nguyễn Văn Chệt (23 tuổi, bạn trai Nhi) không chạy vào can ngăn mà đứng ngoài hô hào rồi đứng chỉ ra điểm yếu của Ly để Nhi xông đến đánh. Bực tức thái độ của Chệt, Khắc chạy vào trong nhà lấy con dao bấm ra đuổi đánh và đâm Chệt bị thương nặng vùng bụng. Anh Trần Văn Kính (47 tuổi, quê Tiền Giang) chạy vào can ngăn cũng bị Khắc đâm trọng thương.
Chệt và anh Kính được đưa vào Bệnh viên Nhân dân 115 cấp cứu. Sau khi vụ việc xảy ra Công an huyện Bình Chánh đã khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhân chứng và đưa Khắc về trụ sở làm rõ.
Theo Anh Thư (CAND)
Video đang HOT
Gần 5.000 người "choảng" nhau dịp Tết: Đề xuất xử phạt nặng người ép rượu
Chuyên gia văn hóa Trần Hữu Sơn đề xuất xử phạt thật nặng những người hay kích bác, ép rượu.
.Rượu bia là chất xúc tác gây ra những vụ ẩu đả.
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tổng số ca đánh nhau trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyênđán đến khám là 4.976 trường hợp, số ca phải nhập viện điều trị nội trú là 3.019 trường hợp, tăng 10,5 so với 7 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017. Đáng chú ý hơn, có 18 trường hợp tử vong.
Trong số gần 5.000 người đánh nhau phải đến bệnh viện có 554 người đánh nhau được xác định liên quan đến rượu, bia.
Bế tắc trong văn hóa ứng xử
GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, "rượu bia" được coi như một chất xúc tác để cổ vũ là động lực cho những hành động hay sự ganh đua vô lối, vô văn hóa và đẩy lên cao trào là đánh nhau.
GS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Xã hội văn minh hơn, trình độ cao hơn nhưng có vẻ như "con người lại hung hãn hơn"; có những va chạm rất nhỏ lẽ ra có thể bỏ qua, xí xóa cho nhau nhưng nhiều người lại thổi bùng lên thành một cuộc xung đột.
"Vài nghìn người đánh nhau trong ngày Tết chứng tỏ sự bế tắc trong ứng xử văn hóa và nhân văn của con người trong xã hội", ông Thịnh nói.
Xét về khía cạnh đạo đức, người Việt Nam vốn nhân hòa, sống nhường nhịn, dễ gần, dễ mến, được quốc tế thừa nhận. Hơn nữa, trong năm mới, mọi người gặp nhau để chúc tụng, mừng vận hội mới, thành công mới mà dẫn tới bạo hành, đánh nhau là đi ngược lại truyền thống văn hóa của người Việt.
"Ngày Tết đánh nhau nhập viện, mất mạng thì thật nguy hiểm. Xã hội ta đang mất đi tính bao dung. Ngày xưa, trong dịp Tết người ta cố gắng kiềm chế, dù thế nào cũng không được đánh nhau còn ngày nay quá nhiều người sống thích bạo lực, thực dụng", GS Ngô Đức Thịnh bày tỏ.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, sự hung hãn, dã man của hành vi bạo lực minh chứng cho sự bế tắc trong văn hóa ứng xử và tính nhân văn của con người.
"Việc không nghĩ đến nỗi đau của người khác (cũng như của chính mình), chủ quan trong hành xử, thiếu tình người, thiếu sự cân nhắc,... là những nguyên nhân dẫn tới hành vi đánh nhau. Nó cho thấy một thực tế rất đau lòng trong văn hóa sống rất thô của một số người Việt", ông Sơn nói.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới vai trò của men bia, men rượu trong việc góp phần kích thích con người có hành động thiếu kiểm soát.
Đề xuất xử phạt người kích bác, ép rượu
TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phân tích, văn hóa đạo đức của con người đang xuống cấp. Nhiều người coi trọng kinh tế, xem nhẹ văn hóa, từ đó giá trị con người sẽ giảm nên xảy ra những vụ xung đột, ẩu đả.
TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Đặc biệt, trong ngày Tết còn có tình trạng ép rượu. Tình trạng này đã thực sự trở thành tệ nạn. Do đó, chuyên gia văn hóa Trần Hữu Sơn đề xuất xử phạt thật nặng những người hay kích bác, ép rượu.
Bên cạnh đó, trong nhà trường cũng nên chú trọng đến việc giáo dục nhân cách, chú trọng những tác phẩm văn học có tình người....
Để giảm thiểu tình trạng đánh nhau ngày Tết, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam khuyên mỗi người cần ý thức hậu quả, kiềm chế cảm xúc, dùng phản ứng tự vệ tâm lý, dùng kỹ năng khống chế tạm thời cảm xúc để không đẩy mình vào trạng thái nóng giận, hung hăng và bạo lực. Ngoài ra, cũng cần sống lành mạnh, giữ tinh thần vui vẻ, yêu đời, hạn chế lạm dụng bia, rượu.
Theo Danviet
Lý do bất ngờ khiến gần 5.000 người "choảng" nhau ngày Tết PGS.TS Trịnh Hòa Bình nêu lý do bất ngờ khiến hàng nghìn người đánh nhau nhập viện trong ngày Tết mà ít người bàn đến. Do áp lực nên nhiều người đánh nhau trong ngày Tết. Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tổng số ca đánh nhau trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán đến khám là 4.976 trường hợp,...