Bị CSGT phạt 7 triệu đồng, tài xế gọi điện đề nghị nhóm bạn nhậu chia tiền
Khi biết bị Đội CSGT – Trật tự Công an quận 11 (TPHCM) lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tài xế N liền gọi điện thoại cho nhóm bạn nhậu đề nghị chia đều tiền phạt.
Tối 9/3, Đội CSGT – Trật tự Công an quận 11 tổ chức đi tuần tra, kiểm soát các tuyến đường để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Lúc 21h, tổ công tác phát hiện nam thanh niên lái xe máy trong một con hẻm khu vực phường 5 có biểu hiện không tỉnh táo liền tiếp cận kiểm tra.
Người này có mùi bia nồng nặc nên một cán bộ đã lái xe chở tài xế về trụ sở Công an phường 5, đường Ông Ích Khiêm để kiểm tra nồng độ cồn.
Tài xế P.T.N. bị CSGT phát hiện có nồng độ cồn kịch khung (Ảnh: An Huy).
Tuy nhiên, vừa đến cổng trụ sở công an, nam tài xế nhảy xuống xe bỏ chạy bộ hướng về vòng xoay Hòa Bình. Các chiến sĩ liền lái xe chuyên dụng đuổi theo, đưa anh ta về lại trụ sở công an để kiểm tra.
Tại đây, nam tài xế được xác định tên P.T.N. (SN 1989). Anh N. có nồng độ cồn mức 0,564mg/lít khí thở, bị CSGT lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
N. cho biết buổi tối tổ chức sinh nhật tại một quán nhậu trong hẻm trên đường Tống Văn Trân với khoảng 10 người bạn. Tan tiệc, một người bạn say xỉn đón taxi về khách sạn ngủ, nhờ anh lái xe máy về giúp.
Video đang HOT
Khi N. lái xe máy đi trong hẻm thì bị CSGT kiểm tra. “Tôi sợ CSGT phạt nên cố tình chạy hẻm chứ không dám ra đường lớn, ai ngờ mấy ảnh vào hẻm bắt luôn. Tôi bỏ chạy vì không muốn bị kiểm tra nồng độ cồn. Xe này là của bạn, nếu tôi chạy thoát thì coi như xong chuyện”, ông N. nói rồi cầm điện thoại gọi cho nhóm bạn yêu cầu chia tiền phạt 7 triệu đồng.
Nam tài xế cho biết đã là anh em, ăn nhậu chung thì phải có trách nhiệm với nhau. Tiền phạt chia đều, bản thân anh ta chịu thiệt thòi hơn là bị giam bằng lái xe gần 2 năm.
Tài xế xe ôm T.K.H. cho biết rất hối hận với bữa nhậu tối nay (Ảnh: An Huy).
Khoảng 30 phút sau, ông T.K.H. (SN 1976, ngụ quận 11) lái xe trên đường Tống Văn Trân cũng bị CSGT kiểm tra có nồng độ cồn dưới 0,25mg/lít khí thở, lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng.
Ông H. cho biết làm nghề tài xế xe ôm công nghệ. Sau khi hoàn thành cuốc xe vào lúc 20h, ông được đồng nghiệp mời đi uống giải khát sau một ngày nắng nóng.
Ông uống 1 lon bia, trên đường về nhà thì bị CSGT lập biên bản. “Tôi chạy xe ôm, không dám uống nhiều vì mai còn phải đi làm. CSGT tạm giữ xe 7 ngày thì tôi không biết lấy phương tiện gì chở khách”, ông H. nói với ánh mắt đỏ hoe và cho biết rất hối hận với cuộc nhậu tối nay.
Trong đêm, hai tài xế L.Q. (SN 1988) và Q.N.P. (SN 1964) có nồng độ cồn kịch khung lần lượt 1,182mg/lít khí thở và 0,508mg/lít khí thở bị CSGT lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước bằng lái 23 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
Ông Q.N.P. trên đường đi ăn sinh nhật về cũng bị CSGT phát hiện nồng độ cồn kịch khung (Ảnh: An Huy).
Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an TPHCM cho biết, mục đích kiểm tra nồng độ cồn của CSGT thành phố nhằm kéo giảm tai nạn giao thông có liên quan đến việc sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
'Tai nạn giao thông nhiều, cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe'
Theo đại biểu Quốc hội, trước tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe như đề xuất của Bộ Công an là cần thiết.
Bộ Công an đang lấy ý kiến về báo cáo giải trình một số nội dung mới trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có quy định cấm "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Trao đổi với PV VietNamNet, đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) cho rằng, trong văn bản của Bộ Công an đã lý giải rõ vì sao cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe. Đó là vì thói quen hay uống rượu, bia của người dân, hơn nữa điều kiện hạ tầng của chúng ta chưa bảo đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện.
"Tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông liên quan đến người vi phạm nồng độ cồn cũng tương đối lớn. Vì mục tiêu chung là đảm bảo tính mạng người dân nên tôi ủng hộ quan điểm của Bộ Công an", đại biểu Lê Hữu Trí nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Khánh Hòa, khi cơ sở hạ tầng giao thông tốt lên, thói quen dùng rượu, bia của người dân thay đổi, cơ quan chức năng cũng cần xem xét sửa đổi quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở điều khiển phương tiện giao thông.
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn với nữ tài xế. (Ảnh: Đình Hiếu)
Về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, quy định "nồng độ cồn bằng 0" với người điều khiển phương tiện giao thông là cần thiết. "Cơ quan chức năng cũng cần phải có chế tài xử lý thật nghiêm, triệt để với những người không tuân thủ quy định", đại biểu Sửu nói.
Theo nữ đại biểu, luật không cấm uống rượu, bia mà chỉ cấm uống rượu, bia sau đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông. "Do vậy, những người cho rằng cấm tuyệt đối rượu, bia ảnh hưởng đến các nhà hàng, văn hóa chỉ là bao biện", bà Sửu nêu quan điểm.
Theo dõi lực lượng công an xử lý nghiêm người vi phạm nồng độ cồn trong năm 2023, đại biểu Sửu cho rằng, điều này đã thay đổi rất lớn đến hành vi tham gia giao thông của người dân.
"Khi lực lượng chức năng xử lý nghiêm như vậy, tai nạn giao thông do rượu, bia đã giảm; nhiều người đã chủ động sử dụng phương tiện công cộng khi đi ăn uống. Cá nhân tôi và người thân lưu thông trên đường cũng cảm thấy yên tâm hơn", bà Sửu chia sẻ.
Đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn TP Hà Nội) cũng cho rằng, trong bối cảnh tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều như hiện nay thì quy định cấm tuyệt đối người uống rượu, bia tham gia giao thông là hợp lý.
"Với bất kỳ mức nồng độ cồn nào trong cơ thể để được điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng là làm khó cho cơ quan chức năng. Thực tế, có người uống 1 chén rượu, 1 lon bia đã không tỉnh táo", đại biểu Trương Xuân Cừ nêu quan điểm.
Trong khi đó, theo đại biểu Bế Trung Anh (đoàn Trà Vinh), quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần dựa vào năng lực, hành vi của người uống.
"Nhiều người uống một vài chén rượu vẫn tỉnh táo, làm việc bình thường chứ chưa nói đến điều khiển phương tiện giao thông", đại biểu Bế Trung Anh nói.
Do vậy, ông Bế Trung Anh cho rằng, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Y tế cần nghiên cứu đưa ra mức nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông.
Tài xế thông chốt húc gãy chân người đi đường vi phạm nồng độ cồn ngưỡng 'khủng' Tài xế điều khiển ô tô "thông chốt" kiểm tra, húc gãy chân người đi đường vi phạm nồng độ cồn 0,925 miligam/lít khí thở. Hôm nay (20/12), Phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã có báo cáo gửi Cục CSGT về vụ việc lái xe không chấp hành tín hiệu kiểm tra nồng độ cồn, bỏ chạy gây...