Bị công ty coi như tội đồ vì đòi ‘lương’ tập văn nghệ cho tiệc tổng kết cuối năm
Cả tháng trời tối nào cũng phải tập văn nghệ cho buổi tổng kết năm, đêm thức đến 2h làm cho kịp KPI, vậy mà khi tôi đề xuất trả tiền làm ngoài giờ thì bị tẩy chay.
Năm nào công ty tôi luôn tổ chức tiệc tổng kết năm rất hoành tráng ở các resort cao cấp với các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Để làm hình ảnh truyền thông, sếp luôn muốn sự kiện này phải hoành tráng “như các tập đoàn lớn” dù lương nhân viên không cao, thưởng Tết không nhiều, chế độ đãi ngộ hết sức bình thường.
Nói thật là tôi nộp hồ sơ thi tuyển vào đây cũng vì quá ấn tượng với hình ảnh tiệc tổng kết cuối năm quá hoành tráng và muốn mình được trở thành một phần trong đó. Cầu được ước thấy, tôi vừa chân ướt chân ráo vào làm được vài tháng thì công ty chuẩn bị tổ chức sự kiện này.
Ở công ty cũ của tôi, YEP chỉ đơn giản là bữa liên hoan nhỏ tổng kết năm cũ, định hướng cho năm mới, mọi người ăn uống, chuyện trò, ai thích thì lên sân khấu ngẫu hứng ca hát. Tôi thấy như vậy hơi nhàm chán nên rất háo hức được xem những màn văn nghệ hoành tráng ở công ty mới.
Những tưởng ai có năng khiếu văn nghệ thì đăng ký tham gia là được, nhưng hoá ra sếp tổng yêu cầu mỗi phòng ban phải có ít nhất một tiết mục văn nghệ; 100% nhân viên phải tham gia, không trực tiếp biểu diễn thì cũng phải gián tiếp hỗ trợ anh em viết kịch bản, lo công tác hậu cần… Chất lượng các tiết mục dù là cây nhà lá vườn thì vẫn phải cao, phải chuyên nghiệp, không được qua loa bôi bác làm xấu hình ảnh công ty.
Tôi không ngờ việc chuẩn bị tiết mục cho tiệc tổng kết cuối năm lại tốn nhiều thời gian, sức lực và chất xám đến vậy. Cuối năm ai cũng bận điên cuồng để chạy deadline nhưng sau giờ làm vẫn phải ở lại để tham gia các cuộc họp đề xuất ý tưởng, lựa chọn chủ đề, phân công tiết mục cho từng phòng ban không khác gì một chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Chỉ riêng khoản họp hành chuẩn bị cho tiệc cuối năm đã mất cả tuần trời.
Lính mới như tôi, bình thường để đạt KPI đều phải làm việc đến 19h-20h, nay lại phải tập văn nghệ vào đúng khoảng thời gian đó, nhiều hôm kéo dài đến hơn 22h. Công việc cứ dồn lại, ùn ứ cả đống. Về nhà, tôi lại phải thức thêm mấy tiếng để hoàn thành, hôm sau người mệt rã rời nên tốc độ giải quyết công việc càng chậm.
Lúc này tôi mới thấy, cứ tổng kết cuối năm đơn giản như công ty cũ là tốt nhất, dù sao hoàn thành KPI để nhận đủ lương mới là quan trọng nhất. Tuy nhiên, tôi và anh em trong phòng đều luôn tham gia đông đủ.
Tôi bị sếp mắng và mọi người né tránh vì dám đòi tiền làm ngoài giờ khi phải tập văn nghệ. (Ảnh: Sina)
Video đang HOT
Mấy hôm trước, theo lịch, phòng tôi sẽ tập với biên đạo múa được công ty thuê đến. Tuy nhiên, hôm đó biên đạo có việc đột xuất không thể đến nên một số anh có gia đình ra về, còn lại mấy anh em tôi rủ nhau ra ngoài ăn tối.
Trong lúc ăn, tôi tâm sự rằng, đợt này vì văn nghệ văn gừng mà ngày nào cũng phải về làm việc đến 2-3 giờ sáng. Được thể, các anh em cũng giãi bày bức xúc, hoá ra chẳng riêng mình tôi phải đem việc về nhà làm thâu đêm. Dù có thâm niên, dịp cuối năm này họ cũng phải vắt chân lên cổ cho kịp tiến độ.
Chúng tôi hoàn toàn thống nhất với nhau rằng, tiệc tổng kết năm hoành tráng thế này thực ra chẳng phải là sân chơi của nhân viên, không vì cảm nhận của nhân viên mà chủ yếu để làm màu, lấy hình ảnh truyền thông cho công ty mà thôi.
Lúc này, tôi chợt nhớ ra cô bạn kể ở công ty cô ấy, nhân viên tập văn nghệ ngoài giờ được nhận khoản bồi dưỡng bằng tiền tương làm thêm giờ. Nghe tôi nói thế, một anh trong phòng cười xoà: “Anh em mình tập ngoài giờ, gọi bữa tối về công ty ăn để tập mà còn phải chia nhau tiền, làm sao dám nghĩ đến thù lao”.
Tôi nói chắc tại không đề xuất, chứ công ty chi bao nhiêu tiền để tổ chức sự kiện này, làm gì có chuyện tiếc chút tiền bồi dưỡng cho nhân viên. Thế là các anh bảo tôi cứ đề xuất đi, họ sẽ ủng hộ. Về nhà, tôi gửi email cho sếp tổng, trình bày những suy nghĩ của mình và đề xuất được trả thù lao cho việc tập văn nghệ ngoài giờ. Sáng hôm sau, sếp gọi riêng tôi vào nói chuyện.
Vừa bước vào phòng, tôi đã bị sếp mắng té tát rằng chỉ có nhân sự yếu kém, không hoàn thành nổi KPI mới phải đem việc về nhà làm: “Biết bản thân như vậy thì phải cố gấp 5 gấp 10 lần người khác. Vừa vào công ty bỏ chút thời gian tập văn nghệ đã đòi hỏi thù lao…”.
Nghe sếp mắng mà tai tôi ù đi, hoảng hốt và chẳng nhớ nổi ông ấy đã nói những gì sau đó. Tôi bước ra ngoài và dám chắc tất cả những người ngồi ở công ty hôm đó đều nghe được câu chuyện. Một anh trong phòng tôi chạy lại, kéo tôi ra sảnh và bảo: “Mày bị sao thế, không biết thế nào là đùa à? Bọn anh nói thế mà mày cũng đi đề xuất thật. Bó tay”.
Tôi không biết sếp tổng có nói gì với trưởng phòng hay không nhưng ngay chiều hôm đó, anh ấy bảo tôi không phải tham gia tập văn nghệ nữa. Giờ ở công ty, tôi như người lạc loài vậy, đến cả những người trước đây thân nhất thì nay tôi chào họ cũng chỉ gật đầu xã giao.
Thật sự tôi đã làm gì sai chứ? Tập văn nghệ là công việc bắt buộc, làm ngoài giờ thì trả thù lao là phải, sao tôi đề xuất lại bị coi như tội đồ?
Soi được ảnh của cháu chồng trên MXH, thím đi buôn khắp nơi tôi là loại mẹ chẳng ra gì, suốt ngày đỏm dáng, bỏ bê để con cái suy dinh dưỡng
Sáng nay, khi đưa con đi trẻ, tôi vô tình gặp 1 người quen, cô ấy giật mình vì em bé nhà tôi trộm vía rất bụ bẫm.
Khi sinh con, ai cũng nghĩ rằng họ sẽ nhận được những lời chúc phúc và sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình. Nhưng không, đâu phải cuộc sống lúc nào cũng như một bức tranh màu hồng. Đặc biệt là khi có những người thân "tốt bụng" thích xen vào cuộc sống riêng tư của người khác.
Hơn một năm trước, tôi đã chào đón thiên thần nhỏ của mình đến với thế giới này. Một hành trình mới đầy thách thức, mồ hôi và nước mắt, nhưng cũng là hành trình tuyệt vời, khiến tôi trưởng thành và học hỏi được rất nhiều điều.
Thời điểm mang thai tôi tăng cân rất nhiều, ngay cả khi sinh con xong tôi vẫn nặng hơn so với hồi chưa có bầu tận 30kg. Khoảng thời gian đó tôi gần như không hoạt động gì trên mạng xã hội vì rất tự ti ngoại hình của mình.
Đây là lần thứ 2 sinh nở của tôi nhưng cả 2 lần vượt cạn đều chẳng hề có sự giúp đỡ hay động viên nào từ nhà đẻ. Sau nhiều mâu thuẫn, tôi quyết định âm thầm cắt đứt liên lạc với họ vì không muốn chính bản thân mình tổn thương thêm.
Nhà tôi sống tứ đại đồng đường nên vô cùng phức tạp, đặc biệt là thím tôi, vợ của chú út, người phụ nữ cứ đi đến đâu là ở đấy có "drama". Tôi và thím cách nhau có 3 tuổi, thời gian đầu tôi cũng rất tôn trọng thím vì dù sàn sàn tuổi nhau đi chăng nữa thì đấy cũng là vợ của chú mình, thế nhưng sau 1 số chuyện, tôi và thím gần như cạch mặt nhau.
Vì không còn giữ liên lạc với người trong nhà nên tôi cũng không rõ mọi người sống như thế nào, tôi không tọc mạch, không tò mò nên cũng chỉ mong họ để yên cho tôi sống thôi. Thế nhưng không hiểu sao dù đã chẳng còn gì liên quan đến nhau nữa nhưng thím vẫn nhất quyết phải hằn học với tôi.
Em bé nhà tôi được khoảng 6 tháng thì tôi bắt đầu lên kế hoạch giảm cân và thành công lấy lại được vóc dáng cũ. Phụ nữ mà, ai chẳng thích đẹp, từ khi ngoại hình chỉn chu và quay trở lại với công việc thì tôi lại tích cực hoạt động trên mạng xã hội như cũ. Vậy là thời điểm tôi tệ nhất thì tôi không phô ra nhưng khi năng lượng của mình tích cực hơn thì tôi sẵn sàng chia sẻ với mọi người.
Tôi không ngần ngại đăng tải những khoảnh khắc hạnh phúc của mình lên mạng xã hội, từ những bức ảnh đi chơi, ăn uống đến việc giữ gìn vóc dáng. Đó là cách tôi tận hưởng cuộc sống và chứng minh rằng làm mẹ không có nghĩa là phải từ bỏ bản thân mình.
Nhưng có vẻ như việc tôi chăm sóc bản thân lại trở thành điều gì đó đáng bị chỉ trích trong mắt người thím "tâm lý" và "hiểu biết" của tôi. Chẳng hiểu sao thím lại có suy nghĩ rằng việc tôi giữ gìn ngoại hình và có những phút giây thư giãn ngoài kia là việc gì đó tội lỗi lắm.
Sáng nay, khi đưa con đi trẻ, tôi vô tình gặp 1 người quen, cô ấy giật mình vì em bé nhà tôi trộm vía rất bụ bẫm, hiện tại bé 14 tháng và nặng 14kg, cao 87cm, phát triển rất tốt và vô cùng khỏe mạnh. Tôi có thể tự hào nhận mình là bà mẹ rất nghiện con và tôi chăm sóc con cái rất cẩn thận, kể cả đứa lớn nhà tôi cũng có chiều cao cân nặng vượt trội. Ấy vậy nhưng chỉ vì vài cái ảnh ăn mặc chỉn chu, ngoại hình gọn gàng, làm móng và nối mi mà bỗng nhiên tôi biến thành bà mẹ chẳng ra gì!
Thím tôi đi khắp nơi kể với cả người quen lẫn người chẳng quen biết rằng tôi bỏ bê con cái, suốt ngày chỉ thấy quần quần áo áo, đi du lịch rồi làm đẹp chứ không chăm lo gì đến 2 đứa trẻ cả, thằng lớn thì luộm thuộm còn thằng bé thì còi xương suy dinh dưỡng!
Kể từ ngày cắt đứt liên lạc với nhà đẻ, tôi sống 1 cuộc sống nhẹ nhàng, không nặng nề đầu óc, không phải nghĩ xem mình làm thế có phật ý ai không nên tôi sống tích cực hơn rất nhiều. Chỉ bởi vì tôi trở nên tốt đẹp hơn nên tôi có nhiều năng lượng để chăm lo cho chồng con và bản thân mình mà bỗng nhiên biến thành tội đồ từ mồm bà thím ra đến mắt của người này người kia.
Thế giới quan của bà thím thật đáng sợ khi gán ghép những chuẩn mực khắt khe và lỗi thời lên người khác rồi đi phán xét trong khi người ta nào có làm gì ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của nhà bà đâu?
Tôi không nhớ lúc nào mà việc một người mẹ muốn sống vui vẻ, muốn trở nên xinh đẹp lại trở thành tội đồ. Ý là với thím ấy thì người mẹ lý tưởng là phải luôn xuề xòa, luộm thuộm, đầu bù tóc rối, mệt mỏi và hy sinh tất cả cho con cái? Tại sao không được là một người phụ nữ vừa có thể chăm chồng con, vừa có thể quan tâm đến chính mình?
Mà cái trò đời là chỉ cần có chủ đề để bàn tán là những kẻ rảnh rỗi và nhiều chuyện sẽ sẵn sàng hứng khởi với những lời đồn đại không đầu không đuôi. Thế là thím tôi, với cái miệng lưỡi không biết mệt, thích thú đi rêu rao khắp nơi như thể bà có nhiệm vụ phải "cứu rỗi" những người mẹ bất hạnh như tôi khỏi cuộc đời "đú đởn" mà tôi đang sống.
Mà kể cả cứ coi như tôi là con mẹ không ra gì đi thì có ảnh hưởng gì đến bà thím ấy đâu nhỉ.
Có lẽ tôi nên cảm ơn thím vì đã quan tâm đến cuộc sống cá nhân của tôi đến vậy. Nhưng xin lỗi, cuộc sống của tôi không phải là một show truyền hình mà bà có thể ngồi nhà, nhấm nháp trà và bình luận. Tôi là người mẹ của con tôi và tôi biết mình đang làm gì. Không cần thím phải làm bản tin trưa để thông báo cho cả khu phố biết tôi mặc gì, đi đâu hay làm sao.
Tôi không phải là robot, tôi cũng cần có thời gian cho riêng mình, để nạp lại năng lượng và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Điều đó giúp tôi trở nên một người mẹ tốt hơn, với tinh thần lạc quan và hạnh phúc để lan toả đến con tôi.
Vậy nên, thay vì tiếp tục phí phạm thời gian nói xấu sau lưng người khác, tại sao thím không chú tâm vào cuộc sống của mình, tìm kiếm hạnh phúc riêng và để mọi người yên?
Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng: Tôi không cần sự phán xét từ ai, nhất là từ những người chỉ biết ngồi lê đôi mách. Tôi tự hào về cuộc sống của mình, tự hào là một người phụ nữ độc lập và một người mẹ tràn đầy tình yêu. Và nếu việc tôi chăm sóc bản thân khiến thím khó chịu thì chắc là thím ấy còn phải khó chịu dài dài.
Cuối năm bận việc đi làm về muộn, con dâu choáng váng trước hành động lạ lùng của mẹ chồng Tôi không ngờ, chỉ vì chuyện đi làm về muộn thôi mà bị mẹ chồng làm một điều bẽ bàng. Tôi và chồng yêu nhau được hơn 1 năm rồi mới đi đến hôn nhân. Trước khi kết hôn, tôi cũng đã từng gặp mẹ chồng và thấy bà rất nghiêm nghị, khó tính. Biết trước rồi nhưng lúc đó vì quá yêu,...