Bị công ty “bùng” lương thử việc, chàng công sở liền được dân mạng gay gắt nhắc nhở 1 điều mà người trẻ nên chú ý
Phần đông dân mạng thay vì an ủi đã gay gắt nhắc nhở một điều quý giá xoay quanh câu chuyện này mà tin chắc rằng mọi dân công sở trẻ tuổi cần phải lưu ý.
Bị công ty bùng lương có lẽ là một trong những vấn đề đáng sợ nhất của mọi dân công sở, đặc biệt là những cá nhân trẻ tuổi vừa bước ra khỏi trường để dấn thân vào con đường sự nghiệp. Và mới đây, xoay quanh chủ đề khá bi kịch này, có một anh chàng đã cay đắng đăng đàn chia sẻ câu chuyện của riêng mình như sau:
“Bùng lương thử việc!
Có ai bị bùng lương thử việc như mình chưa? Đặc biệt là các bạn làm sale. Mình làm sale cho 1 công ty, nhưng sau tháng thử việc mình nhận ra mình không phù hợp nên xin nghỉ. Nhưng công ty lại không trả lương cứng thử việc vì mình không có doanh số.
Vậy có phải cứ không có doanh số thì auto mất lương thử việc không vậy? Lương cứng thử việc là 85% lương cứng nhân viên chính thức. Dù gì mình cũng đi làm cả tháng, ngày làm 8 tiếng. Giờ mình không biết làm thế nào nữa.
Ai có lưu ý gì về việc trả lương cứng trong thời gian thử việc thì chia sẻ cho em với ạ?”.
Quả thật, chỉ đọc thôi chúng ta cũng đủ biết được rằng, chàng trai công sở nhân vật chính đã phải thê thảm thế nào với tình huống của mình. Ai đời đi làm cả tháng trời, mỗi ngày 8 tiếng đều đều mà cuối cùng một đồng một cắt lại chẳng thấy đâu. Vừa mất thời gian, vừa mất công sức, thậm chí còn bị “sang chấn tâm lý” nặng nề.
Chính bởi tính chất ai oán đó nên câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là cộng đồng “500 anh chị em” công sở.
Video đang HOT
Ấy thế, cứ tưởng với sự quan tâm nhiệt tình kia, chàng trai nhân vật chính sẽ được an ủi, đồng cảm nhưng không, phần đông dân mạng thay vì an ủi đã gay gắt nhắc nhở một điều quý giá hơn mà tin chắc rằng mọi dân công sở trẻ tuổi cần phải lưu ý.
“Em ký hợp đồng như nào để phải lên đây hỏi? Hợp đồng em đâu, xem mà tự mình đấu tranh cho quyền lợi của mình đi chứ. Sao các em đi làm mà ngây thơ vậy, khổ ghê”.
“Đấy, lại một vụ việc chả có gì mới. Hậu quả của cái chuyện nhận hợp đồng thử việc xong lại cứ nhắm mắt nhắm mũi ký chẳng cần biết nội dung lợi ích trách nhiệm của mình trong công việc là gì. Dại thì chịu, chẳng ai giúp được đâu”.
“Thử việc thì xem hợp đồng có quy định lương thưởng gì không? Có thì theo đó mà đòi, không thì đành chịu rồi. Ngây thơ mới vào đời kiểu gì cũng phải vấp ‘viên đá’ này một lần mới chịu được à các em?”.
“Mặc dù đây là một câu chuyện buồn nhưng chị vẫn cảm thấy tức giận nhiều hơn. Các em trẻ tuổi mới bắt đầu đi làm hay vào công ty nào đó thì làm ơn đọc kỹ cái hợp đồng trước khi đặt bút ký giùm. Quyền lợi của mình nằm trong đó đó, làm ơn, làm ơn hộ chị”.
Trên chính là những bình luận vạch ra một thực trạng mà rất nhiều dân công sở trẻ tuổi ngày nay mắc phải: Lười biếng trong việc đọc kỹ hợp đồng, ngây thơ ở khâu bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình dưới cương vị là một người lao động.
Thôi thì hy vọng qua đây, chàng trai trong câu chuyện nói riêng và loạt dân công sở trẻ tuổi nói chung sẽ có cho mình một bài học quý báu để đề phòng trường hợp bị các công ty “tào lao” giở trò hà hiếp, bùng lương một cách vô lý như trên.
Theo Helino
Cứ đúng 12h đêm là bị sếp nhắn tin giao việc, nàng công sở hội ý dân mạng: Em nên xin nghỉ với lý do gì?
"Vừa mới vào làm ở một công ty nước ngoài do người quen giới thiệu nhưng rất hãm, mỗi ngày cứ đúng 12h đêm là sếp nhắn làm task cho sếp. Mới làm được 2 tuần như 2 tuần địa ngục".
Tan làm trở về nhà và đêm đến đánh một giấc thật ngon lành - đây chắc có lẽ là khoản thời gian mà dân công sở mong chờ và yêu thích nhất ở các ngày trong tuần. Tuy nhiên, mong thì mong vậy nhưng chẳng phải lúc nào cũng được như ý, bởi đôi khi sẽ có vài việc đột xuất hoặc dự án to khiến cho kha khá cá nhân điêu đứng, ăn không ngon, ngủ không yên, việc mang về nhà và leo lên đến tận giường ngủ.
Và tất nhiên, mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trường hợp trên chỉ xảy ra "đôi khi", còn nếu liên tù tì ngày nào cũng như ngày nấy hệt như tình cảnh của nàng công sở trong câu chuyện dưới đây thì thật bi kịch.
Tình tiết thậm chí còn gây choáng hơn thông qua nội dung cụ thể mà cô kể trong một bài viết gần đây đăng tải trên MXH như sau:
"Vừa mới vào làm ở một công ty nước ngoài do người quen giới thiệu nhưng rất hãm, mỗi ngày cứ đúng 12h đêm là sếp nhắn làm task cho sếp. Mới làm được 2 tuần như 2 tuần địa ngục, sáng ngủ dậy sợ hãi phải đi làm. Em nên lấy lý do gì để xin nghỉ để êm đẹp đây các bác. Cứu em với...".
Vâng! Nghe thôi đã thấy nhức mỏi khắp người. Trần đời mới thấy có một vị sếp "mê việc" và "bất quy tắc" đến như vậy, cứ đúng nửa đêm lúc nhân viên đang chuẩn bị say giấc nồng rơi vào mộng cảnh tươi đẹp thì lại chọi "củ hành" phá đám thông qua cách giao việc. Hỡi ơi, trời xanh có thấu?
Trời không biết có thấu hay không nhưng chắc chắn dân mạng đã thấu đến tận tâm can vì vậy nên vội vàng gửi gắm loạt lời khuyên cho cô nàng công sở nhân vật chính bên dưới phần bình luận như sau:
"Thật sự nếu đang làm dự án lớn, deadline gấp thì chả sao, còn bình thường thì hết giờ làm, thời gian còn lại là của nhân viên chứ. Sếp có muốn gọi cho ai nói gì đó cũng tránh vào những giờ mọi người nghỉ ngơi, cực kì bất lịch sự. Nếu là mình thì chẳng đợi đến hai tuần đâu".
"Làm gì thì làm, sức khỏe của mình vẫn là quan trọng nhất. Tình trạng cứ như này thì không ổn, em khuyên chị nên nộp đơn nghỉ đi. Lý do thì cứ bảo là không phù hợp với môi trường công việc".
"Bạn cứ phải thẳng thắn, cái gì không hài lòng thì cứ thẳng thắn nói ra với sếp. Nếu ông ấy thay đổi thì không sao còn vẫn thế thì mình có lý do chính đáng để nghỉ không có gì phải ngại hay sợ cả".
"Giống mình trước đây. Em cứ mạnh dạn mà nghỉ chứ cứ để ý đến người giới thiệu thì tâm lý bản thân em sẽ ra sao. Người giới thiệu họ sẽ hiểu thôi chứ đã giới thiệu ai lại muốn giới thiệu việc hủy hoại con người em".
"Nói chuyện với sếp rõ ràng về vấn đề làm ngoài giờ. Nếu như đó là yêu cầu của vị trí này thì xin nghỉ vì mình không đáp ứng. Đây là quan hệ 2 chiều chứ không phải trên áp xuống mà lo lắng. Chính vì người quen giới thiệu nên em càng cần rõ ràng để không ảnh hưởng đến uy tín người quen của em".
"Nghĩ đi bạn ạ, đi làm mà mang tâm lý lo lắng sợ hãi thế không khéo thì bệnh. Cứ bảo không phù hợp với công việc. Nửa đêm là giờ ngủ, không phải để làm với trường hợp bạn đã hoàn thành đúng và đủ trách nhiệm của mình tại công ty".
Quả thật, làm việc ngoài giờ đã không còn hiếm với bất kỳ dân công sở nào ở thời buổi ngày nay - cái thời mà mọi ngành nghề luôn vận động không ngừng. Tuy nhiên, việc gì thì việc, tất cả vẫn không quan trọng bằng sức khỏe ( cả thể lý lẫn tâm lý).
Vậy nên qua đây hy vọng rằng những ai đang trong tình trạng như nàng công sở trên vì lý do gì đó mà vẫn "cố đấm ăn xôi" có thể suy xét lại, xem thử xem những gì mình đang đánh đổi có thực sự xứng đáng hay không. Nếu không hãy tìm cách giải quyết ngay lập tức trước khi quá muộn màng, nhé!
Còn riêng chị em, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Helino
Thử việc với lương 5 triệu, nàng công sở nào ngờ bị sếp và đồng nghiệp "ép" phải mở tiệc khao khiến dân mạng phẫn nộ thay "Sếp cứ nhắc đi nhắc lại với mình từ trước khi lấy lương cả tháng, hỏi mình 'mời mọi người ở đâu, có phải nhà hàng 5 sao không?' làm mình cảm thấy như bị ép". Vừa vào công ty làm việc, hầu như "ma mới" nào cũng muốn làm thân với anh chị em đồng nghiệp và các sếp. Lúc này đây,...