Bị con gái 4 tuổi bắt gặp cảnh bố mẹ đang mặn nồng, người cha phản ứng thông minh giúp con hết tò mò thắc mắc
Tỉnh dậy vì nghe tiếng động, cô bé 4 tuổi khóc thét tưởng bố đang bắt nạt mẹ. Nhờ lời giải thích nhanh trí của người cha mà bé gái đã không bị tổn thương tâm lý.
Khi đã có con, đặc biệt là con ở tuổi lên 3 trở lên, bố mẹ nên cẩn trọng hơn trong cách hành xử hàng ngày, tránh âu yếm nhau, thay quần áo hoặc tắm… trước mặt con. Tuy nhiên, nếu nhỡ rơi vào tình huống khó xử nêu trên, bố mẹ nên học tập cách phản ứng thông minh như ông bố dưới đây để khỏi làm tổn thương tới tâm lý non nớt của con.
Bố mẹ nên cẩn trọng trong hành động tránh tổn thương tâm lý cho con (Ảnh minh họa).
Bé Lạc năm nay 4 tuổi và vẫn được bố mẹ cho ngủ chung phòng. Một đêm, đợi cho con gái ngủ say, bố mẹ Lạc mới dám âu yếm nhau. Nhưng bỗng nhiên con gái nghe tiếng động đã tỉnh giấc. Mở mắt thấy bố đang nằm trên người mẹ, bé Lạc khóc và hét lên: “Bố không được bắt nạt mẹ!”.
Bất ngờ và xấu hổ vì bị con gái “bắt tại trận”, nhưng người cha đã nhanh trí giải thích cho con: “Việc bố làm với mẹ chỉ là một cách bố thể hiện tình cảm dành mà thôi. Cũng giống như con yêu bố mẹ thì con hay hôn bố mẹ đó. Tuy nhiên, người lớn và trẻ con sẽ có những cách thể hiện tình cảm với nhau khác nhau”.
Nghe bố nói thế, Lạc nín khóc ngay vì nghĩ bố làm vậy là yêu thương chứ không phải bắt nạt.
Cách giải quyết vấn đề của ông bố được rất nhiều phụ huynh khen ngợi bởi không phải ai cũng biết cách xử lý tình huống dở khóc dở cười này. Thực tế, nhiều bậc cha mẹ còn thường mắc phải lỗi khi bị con “phát giác” là lớn tiếng mắng con để át đi sự ngượng nghịu.
Khi bị con bắt gặp và phản ứng, một số bố mẹ bối rối không biết làm cách nào ngoài việc quát con nhắm mắt ngủ tiếp đi hoặc tại sao không gõ cửa khi vào phòng.
Video đang HOT
Cách làm này chỉ khiến quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm xấu đi, tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi những việc chúng vừa chứng kiến và lời mắng mỏ của cha mẹ.
Hãy giáo dục giới tính cho con một cách thẳng thắn
Nếu chẳng may bị con nhìn thấy bố mẹ đang âu yếm, tùy từng lứa tuổi hãy cho con những lời giải thích phù hợp.
Với những bé ở lứa tuổi từ 3-7 tuổi, cha mẹ nên đánh lạc hướng con như người cha ở trên đã làm, để con không bị ám ảnh tâm lý về việc đó nữa.
Với những bé ở lứa tuổi từ 8 tuổi trở lên, cha mẹ nên tận dụng cơ hội đó để giáo dục giới tính cho con. Hãy giải thích cho con đó không phải là hành động xấu mà là việc bày tỏ tình cảm của những người đã trưởng thành.
Qua đó cha mẹ cũng nên giải thích thêm cho con tại sao con người lại mang bầu, có em bé, cách phòng tránh có thai ngoài ý muốn và độ tuổi phù hợp để quan hệ tình dục.
Đồng thời, khi con từ 5 tuổi trở lên bố mẹ nên cho con ngủ riêng, dạy con biết cách gõ cửa khi muốn vào phòng của người khác, nhằm tránh những tình huống khó xử xảy ra giữa cha mẹ và con cái.
Theo Trí Thức Trẻ
Nếu cứ bắt con phải thực hiện 3 phép lịch sự này thì không khác nào bố mẹ đang dồn con vào tình trạng tổn thương tâm lý
Nhìn vào cách cư xử, chúng ta có thể phán đoán trẻ có được bố mẹ dạy dỗ cẩn thận hay không. Nhiều bố mẹ thường dạy con phải lịch sự, phép tắc mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên có 3 phép lịch sự vô cùng sai lầm mà nếu bố mẹ cứ bắt ép sẽ chỉ tổn hại đến tâm lý của con.
Buộc con phải nhường nhịn trẻ nhỏ hơn
Nhiều bố mẹ thường hay áp đặt con phải nhường nhịn mọi thứ cho em hoặc những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn. Ví dụ, một bé gái 5 tuổi đang chơi búp bê thì em gái 2 tuổi chạy ra giằng bằng được. Người mẹ lại gần và bảo con: "Nhường cho em đi. Em nhỏ hơn, con phải nhường em".
Dạy con biết nhường nhịn, chia sẻ cho người khác là tốt nhưng nếu thái quá và rập khuôn sẽ làm tổn thương đến ý thức của con về quyền sở hữu.
Con sẽ hoang mang về việc phải trao đồ vật thuộc sở hữu của mình cho người khác chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Không chỉ vậy, việc phải nhường nhịn mọi lúc cũng gây ra sự bất bình đẳng trong các mối quan hệ. Con sẽ có suy nghĩ ỷ lại vào độ tuổi để vòi vĩnh và đòi người lớn đối xử ưu tiên.
Bắt con phải nói lời chào
Nhiều bố mẹ thường bắt con chào hỏi người lớn, họ hàng hoặc bạn bè của mình. Chẳng hạn khi đi trên đường và gặp người quen, mẹ liền nhắc: "Chào cô đi con".
Tuy nhiên con chẳng những không chào còn quay mặt đi và tỏ vẻ phụng phịu. Mẹ mất vui, xấu hổ với người quen và yêu cầu con phải chào ngay lập tức. Khi con không nghe lời, mẹ liền mắng con vì hư, khó bảo.
Chào hỏi là kỹ năng giao tiếp cơ bản và con cần được học từ nhỏ. Tuy nhiên, khi gặp người lạ, con dễ thấy xấu hổ và không kịp thích ứng. Hoặc có thể khi đó, con đang không vui hay mải chú ý đến việc gì đó.
Bố mẹ nhắc nhở con trước mặt người ngoài về việc chào hỏi vô tình biến con thành thụ động, thu mình, ngại giao tiếp và xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác, vô tình biến con thành thụ động, thu mình, ngại giao tiếp và xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.
Không chào hỏi nhiều khi đơn thuần là cơ chế "tự bảo vệ" của con. Thông qua cơ chế này, con tự học cách phân biệt những người mình "có thể tin cậy" - "không thể tin cậy". Khi đã thân quen, con sẽ tích cực trong việc chào hỏi hơn.
Để con tích cực chào hỏi, bố mẹ có thể chủ động giới thiệu bạn của mình, để con dần tiếp cận với đối phương. Khi con chưa thể chào, bố mẹ không nên trách mắng mà hãy chờ đến khi về nhà, lựa lúc vui vẻ để hỏi chuyện và nhắc nhở.
Dần dần con sẽ hiểu được chào hỏi là quy tắc giao tiếp cơ bản và thể hiện sự yêu quý, tôn trọng với đối phương.
Bắt con khiêm tốn khi được khen ngợi
Khiếm tốn là đức tính tốt nhưng nếu lúc nào bố mẹ cũng bắt phải khiêm tốn thì có thể khiến con mất tự tin.
Khi con đạt điểm thi cao và được hàng xóm khen ngợi, mẹ liền xua tay nói: "Những đứa trẻ khác còn giỏi hơn cháu nhiều!".
Câu nói vô thưởng vô phạt này có thể tác động rất lớn đến con. Thay vì được động viên khuyến khích, con lại tự ti và nghĩ rằng mình kém cỏi hơn các bạn hay thậm chí mẹ không nhìn nhận thành tích của mình.
Trước mỗi lời khen, điều đầu tiên bố mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ mà là học cách đón nhận. Bố mẹ có thể sử dụng quy tắc giao tiếp: 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là bố mẹ cảm ơn sự khen ngợi của đối phương sau đó đề cập đến sự tích cực con để đạt được thành quả. Sau cùng bố mẹ bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lại.
Với ví dụ trên, thay vì câu nói "Những đứa trẻ khác còn giỏi hơn cháu nhiều!", bố mẹ có thể nói : "Vâng, lần này cháu đã nỗ lực nhiều trong học tập. Tôi mong cháu cố gắng đạt thành tích tốt hơn những lần sau".
Theo Helino
Xúc động hình ảnh người cha dùng điện thoại 'cùi bắp' chụp ảnh cho 2 con giữa vườn hoa xuân Khoảnh khắc xúc động khiến hàng triệu trái tim tan chảy. Trong thời đại 4.0, những chiếc smartphone với màn hình to, chụp ảnh tiện lợi nổi lên thay thế cho những chiếc điện thoại còn bấm phím. Nó dễ dàng cho việc liên lạc, cập nhật tin tức,... Tuy nhiên, đâu đó vẫn có người buộc phải sử dụng loại điện thoại...