Bị con bắt quả tang, bố mẹ vụng chèo khéo chống
Thấy cảnh ấy, bé Ly ngây thơ nói: “Bố mẹ hư không mặc quần áo”.
Hớ hênh bị con bắt trúng quả tang
Chị Huệ ngẫm ra cuộc đời đúng là chẳng bao giờ được sướng trọn vẹn. Hỏi tại sao, chị đỏ mặt, ấp úng một lúc rồi cũng xổ ra bầu tâm sự. “Ừ thì chuyện chăn gối đó. Sướng nhưng mà khổ lắm bà chị ạ” – Chị Huệ chia sẻ.
Chị kể câu chuyện rằng ngày nảy ngày nay ở một ngôi nhà nọ có một cặp vợ chồng đang hừng hực khí thế và một cô con gái 4 tuổi đang bung hết trí tò mò để khám phá thế giới. Hừng hực khí thế nhưng biết luôn có con mắt tò mò dõi theo nên chị Huệ và chồng rất cẩn thận khi gần gũi nhau.
Thế nhưng cẩn thận chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Trong một lần phấn khích, chị và chồng quá đà gây ồn ào. Bình thường, bé Ly, con gái chị ngủ say tít thò lò, động đất 7 độ richter có khi bé cũng không thèm động đậy.
Chị Huệ ngẫm ra cuộc đời đúng là chẳng bao giờ được sướng trọn vẹn. (ảnh minh họa)
Thế mà đen đủi cho anh chị, chẳng hiểu sao hôm đó bé lại tỉnh giấc. Khi vừa cùng nhau lên “cõi thiên thai”, bất chợt anh thấy bé Ly chăm chăm nhìn bố mẹ.
Với gia đình chị Quế, vốn có của ăn của để, lại sống theo phong cách hiện đại nên anh Thủy, chị Quế bố trí cho cu Nam, 5 tuổi một phòng ngủ riêng. Chị Quế giải thích kèm theo cái nháy mắt đầy ẩn ý: “Em cho cháu ở riêng để cháu độc lập”.
Video đang HOT
Chị Quế cười rinh rích khi bị bạn bè bóc mẽ: “Đừng bóc mẽ em thế chứ. Vợ chồng nào chẳng thế. Ngủ chung với con thì sung sướng làm sao được. Chuyện ấy mà rón rén, vụng trộm thì chán lắm”.
“Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, không ngủ cùng con, anh chị thỏa sức tung hoành bất cứ khi nào. Thế mới xảy ra vấn đề. Trong một lần đi du lịch, phải ngủ cùng con, anh chị không có kinh nghiệm “đối phó” với tình huống này nên nhắm mắt làm liều.
Chị Quế thẳng thắn: “Em lo lắm. Nhưng biết làm sao được. Trong không gian lãng mạn, trong lành đầy phấn khích của khách sạn năm sao, không có tí tình vào là hỏng bét. Bọn em đành làm liều”.
Bố mẹ vụng chèo khéo chống
Tất cả những “tai nạn bắt quả tang” dở khóc dở cười xảy ra. Với gia đình chị Huệ, khi bé Ly nhìn thấy bố mẹ trong trạng thái như vậy thì ngây thơ hỏi: “Bố mẹ hư không mặc quần áo”. Rồi hình như nhớ ra cảnh mấy cậu nhóc hàng xóm nằm lên nhau, đấm nhau, bé Ly hốt hoảng òa khóc: “Ứ chịu đâu, bố đánh mẹ, bố đánh mẹ. Con đi mách… cô giáo”.
Với gia đình chị Huệ, khi bé Ly nhìn thấy bố mẹ trong trạng thái như vậy thì ngây thơ hỏi: “Bố mẹ hư không mặc quần áo”. (ảnh minh họa)
Hai vợ chồng chị Huệ hoảng hốt nhìn nhau. Chị xấu hổ cứ như thể video phim nóng của anh chị bị tung lên Youtube. Sau một hồi trấn tĩnh chị mới nhớ ra bé Ly đã biết cái gì đâu. Nghĩ thêm một chút, chị nhớ ra bé Ly hay táo bón. Mỗi lần táo bón, bé khóc đến khản cả tiếng. Sau khi ép con uống nhiều nước, chị để bé nằm trên mặt bàn rồi lấy tay ấn ấn bụng dưới của bé để phân dễ đi xuống hơn. Thế là chị ứng dụng luôn “bài thuốc” chữa táo bón của con.
Bé Ly gật gật đầu ra vẻ thấu hiểu. Chị thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chị thật sai lầm khi nghĩ đã tai qua nạn khỏi. Thực ra, “tai nạn” còn bám theo chị nhiều ngày nữa.
Một lần, anh chị mời nhiều bạn bè về nhà làm lẩu. Trong lúc ăn uống, mọi người bật tivi và mải nói chuyện không để ý gì tới xung quanh. Trừ bé Ly. Lúc đó, trên tivi đang chiếu cảnh “âu yếm” của một đôi trai gái. Cảnh quay rất nghệ thuật nhưng nói cũng tương đối giống cảnh anh chị bị bé Ly bắt trúng quả tang.
Bé Ly reo lên: “Bố mẹ ơi, chú kia cũng chữa táo bón cho cô giống bố mẹ này”.
Anh chị xấu hổ tới mức chỉ mong có một cái lỗ để chui xuống khi hàng chục con mắt đổ dồn về phía màn hình rồi tủm tỉm cười.
Cảnh mà cu Nam chứng kiến cũng giống hệt cảnh bé Ly bắt trúng quả tang bố mẹ. Cu Nam tỏ ra rất “người lớn” khi quắc mắt tra hỏi sao bố lại làm mẹ… khóc. Chị Quế trả lời: “Mẹ lạnh, nên mẹ khóc, bố ủ ấm cho mẹ con ạ”.
Cu Nam lại hỏi: “Thế quần áo của bố mẹ đâu mà mẹ lạnh”. Chị Quế sững lại nhưng cũng nhanh trí trả lời: “Quần áo của bố mẹ bẩn hết rồi”. Cu Nam không vặn vẹo nữa mà kéo chăn đi ngủ.
Nhưng mọi việc chưa kết thúc. Trong một lần anh chị mải “hành sự” quên không khóa cửa, chị Quế vô ý rên rỉ hơi to, cu Nam ở phòng bên cạnh nghe thấy. Cu cậu hốt hoảng chạy vào và… đẩy bố xuống khỏi bụng mẹ. Cu cậu đưa bộ quần áo dày xụ cho mẹ rồi bảo: “Bố không cần ủ ấm cho mẹ đâu. Con có quần áo rét đây ạ”.
Anh chị ngơ ngác nhìn nhau vừa cụt hứng vừa xấu hổ.
Theo Eva
Chết cười chuyện 'làm ăn' của dân công sở
Thèm tiền, giữa buổi khủng hoảng kinh tế, nhiều anh chị em công sở vốn chỉ quen làm công ăn lương cũng &'bung ra làm ăn'.
Nhưng chuyện buôn bán của họ cũng lắm bi hài.
Mở nhà hàng, vợ chồng cùng... "chén"
Sau đây là tổng kết 3 tháng kể từ lúc vợ chồng Bảo - Liên khai trương nhà hàng trên một con phố khá lớn ở quận Thanh Xuân, Hà Nội: tiền "âm" gần 400 triệu đồng, cân nặng của hai vợ chồng tăng tổng cộng 8,5 kg, ngoài ra còn một lợi ích phi vật chất là được trải nghiệm rất nhiều loại đặc sản, chế biến theo đủ kiểu ngon lành mà trước đó họ chưa từng nếm.
Vợ là biên tập viên nhà xuất bản, chồng là nhân viên IT, mấy năm nay trong khi giá cả, chi tiêu tăng vù vù thì thu nhập của họ chẳng những không tăng mà còn giảm theo đà suy thoái kinh tế. "Phi thương bất phú, phải làm ăn thôi em ạ", Bảo bàn với vợ. "Không có gì lãi đậm bằng bán hàng ăn. Dân Việt Nam mình thích ăn, thích nhậu, mình cứ mở quán có nhiều món ngon, món độc là thắng".
"Chỉ cần qua được 3 tháng đầu là khỏe re. Mình bạn bè nhiều, nguồn khách không thiếu, cứ thuê được đầu bếp tốt, giá hợp lý là được", Bảo nói chắc như đinh đóng cột.
Đau đầu vì tiền (ảnh minh họa)
Suốt tháng khai trương, hai vợ chồng mặt mày nở nang khi nhà hàng ngày nào cũng có khách. Toàn người quen, bạn bè. Doanh thu tháng đó được 70 triệu đồng. "Vừa đủ bù chi trong tháng, nhưng ban đầu mà được như vậy thì sau này kiểu gì chả lãi", Bảo phấn khởi. Thế nhưng đến tháng thứ hai, cả chủ lẫn nhân viên bắt đầu ngáp và đuổi ruồi. Bạn bè sau khi đến ăn ủng hộ một lượt đều không thấy quay lại. "Đang đói bỏ xừ, có lai rai thì cũng chỉ bún đậu mắm tôm thôi chứ tiền đâu mà đi ăn tôm hùm, vịt giời, lợn mán của mày", mấy ông bạn nói.
Để thu hút khách và khuếch trương tên tuổi nhà hàng, Liên nghĩ ra chiêu bán voucher giảm giá trên mấy trang mua theo nhóm trên mạng. Một set ăn cho 2 người giá 300.000 đồng, họ chỉ bán 140.000 đồng, coi như chỉ thu tiền nguyên liệu, mắm muối, cốt để khách biết đến mình là chính. Tin quảng cáo vừa đăng lên, trong ngày đầu đã bán được mấy chục phiếu, khách gọi điện đặt bàn ầm ầm. Cả chủ lẫn nhân viên bận tíu tít. Nhưng hễ cứ phục vụ hết đợt voucher là quán lại vắng như chùa Bà Đanh.
Khách mua voucher toàn chị em văn phòng, quen tính tiết kiệm, ngoài vài chai nước khoáng ra dứt khoát không gọi thêm món gì khác. Ăn xong, họ đi săn voucher giảm giá chỗ khác chứ chẳng thèm quay lại. Mấy con vịt giời, nhím, dúi nhốt trong chuồng để gây ấn tượng với khách cứ ngày một gầy mòn. Mấy con tôm hùm bơi trong cái bể tiền triệu và trong làn nước biển mà họ phải mất cả đống tiền thuê chở về, cũng ngày một lờ đờ, dụ mãi mà chả khách nào dám ăn.
Thế là cứ vài ngày, Bảo lại sai nhân viên mang một con đặc sản ra thịt, xào nấu tưng bừng đủ món, vợ chồng cùng thưởng thức, đôi khi rủ thêm vài đứa bạn thân, gọi là cho biết của ngon vật lạ trên đời. Đồ ăn ngon không có rượu thì phí, mấy chai rượu ngoại cũng bị Bảo hứng chi khui ra nốt.
Sau 3 tháng, chủ nhà đòi tiền thuê địa điểm quý tới. Số tiền quá lớn trong khi vốn của hai vợ chồng đã gần cạn. Liên phát hoảng: "Cứ đà này, chắc phải nuôi không cái nhà hàng cả năm nữa mới có lãi, mỗi tháng mất mấy chục triệu, mà nhà mình cạn vốn mất rồi, còn hơn trăm triệu đồng phải để dành phòng thân kẻo con ốm con đau chẳng biết dựa vào đâu". Bàn đi tính lại, họ quyết định giải tán, mất toi gần 400 triệu đồng đầu tư.
Kem dưỡng da mặt, mời cả họ bôi... chân
Không hoành tráng như vợ chồng Liên - Bảo, Thủy quyết định buôn bán "cò con" để kiếm thêm chút tiền mắm muối dưa cà. Hùa theo phong trào kinh doanh qua mạng đồ dùng làm đẹp cho phụ nữ, cô quyết định nhập mỹ phẩm Hàn Quốc về bán, nhân dịp có người quen giới thiệu mối hàng xách tay.
Thủy mở các topic của mình trên vài trang bán hàng online, cập nhật lên cả Facebook. Để hút khách, cô quyết định ăn lãi thật ít, thế nhưng ngoài bạn bè, người quen mua cho vài món, còn thì rất ít khi có khách lạ. "Giá bán em ghi rõ ràng dưới ảnh mỗi sản phẩm mà khách cứ vào mặc cả, rồi chê đắt hơn chỗ khác. Em không hiểu nổi sao người ta có thể bán rẻ hơn cả giá em nhập như thế", Thủy than thở.
Thủy mở các topic của mình trên vài trang bán hàng online, cập nhật lên cả Facebook để hút khách. (ảnh minh họa)
Nghiên cứu kỹ hơn, Thủy nhận ra những người bán rẻ đó nhập hàng từ nguồn không đáng tin cậy, nói thẳng ra là hàng fake. Khi có khách thắc mắc về giá trên topic của mình, cô giải thích y như vậy. Dù Thủy không nêu đích danh ai nhưng ngay lập tức, cả mấy đối thủ kia lôi cả họ hàng hang hốc ra hè nhau "ném đá" cô. Chủ đề bán hàng của Thủy tràn ngập những câu mắng mỏ, lăng mạ và bôi nhọ.
"Lúc đầu em không hiểu tại sao nhiều nick không bán hàng, không thù oán gì em mà cứ mắng em, vu oan cho em không kể gì lý lẽ, sau mới biết đó đều là chân gỗ của những kẻ cạnh tranh kia. Họ đánh hội đồng một hồi, hóa ra em lại là kẻ bán hàng giả với giá cao. Khách hàng bị họ làm cho rối tinh rối mù, chả biết tin ai, nên tốt nhất là chạy cho nó lành. Em chả còn khách nữa", Thủy kể.
Uất ức mà không làm gì được, suốt cả tuần, tối nào Thủy cũng khóc. Cuối cùng cô quyết định "dẹp tiệm", hàng còn lại bán lỗ nốt cho xong. Nhưng vừa đăng giá thanh lý rẻ bèo, các đối thủ cạnh tranh càng được thể xông vào bảo cô lòi đuôi bán hàng giả. Tức mình, Thủy không thanh lý nữa. Người quen ai mua giúp hộp nào thì mua, chỗ còn lại cô đem cho hết, lại phát cho cả hai bên nội ngoại. Thế là họ hàng của Thủy nhiều người cả đời không sờ đến mỹ phẩm cũng tranh thủ bôi quệt cho đỡ phí. Kem dưỡng da mặt, họ đem ra bôi cả chân tay mà mãi vẫn không hết.
Cũng tập tọng bán hàng xách tay nhưng Mai Trang không bó hẹp trong mỹ phẩm mà còn nhập cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ... Được cái cô có nguồn hàng rẻ nên bán giá mềm, khách cũng khá đông. Nhưng chỉ được vài tháng, một khách hàng phản ánh trên mạng là bôi kem, đánh phấn của cô bị dị ứng. Mấy người khác vào nói mình cũng bị tương tự.
Chuyện đâm ra ồn ào, dù Trang khẳng định cô làm ăn tử tế, không bán rẻ lương tâm vì mấy đồng tiền còm. Mấy ngày sau, một trong những người tố cáo đưa ra bằng chứng hàng của cô là giả, kèm theo cả ảnh chụp hàng thật, so sánh từng chi tiết trên nhãn mác. Người này còn đăng lên cả email phản hồi của hãng sản xuất chứng minh điều đó. Trang trở thành tội đồ. Cô tá hỏa điều tra về nguồn hàng mình vẫn nhập, mới hay đó cũng chỉ là một "lò" cung cấp hàng giả dưới cái mác xách tay.
Trang tâm sự: "Em hỏi một chị cũng bán hàng trên mạng, vốn hay qua lại up bài giúp nhau. Khi biết em nhập hàng của ai, chị ấy kêu trời ơi sao ngốc vậy, chỗ đó thì chị em buôn bán trên này ai chẳng biết là hàng fake. Chị ấy bảo nhiều người cũng nhập về bán, nhưng biết rõ đó là hàng giả, cố ý lừa khách hàng, chứ ai như em, đi buôn mà hàng của mình giả hay thật cũng không biết, bị chửi cũng đáng lắm".
Vụ đó, Trang phải muối mặt xin lỗi khách hàng, giải thích sự nhầm lẫn của mình. Cũng có vài người thông cảm, nhưng đa số phản hồi vẫn là "ném đá". Họ không tin cô, cho rằng cô hết đường chối cãi thì phải kiếm người để đổ tội. Sau khi mất một đống tiền để trả lại cho những khách đã mua mà không cứu vãn được danh dự, Trang tự nhủ từ nay cạch đến già chuyện buôn bán, phải biết phận mình, đã lớ ngớ thì đừng có học đòi kinh doanh.
Đúng là kiếm được đồng tiền chẳng dễ chút nào.
Theo Eva
"Đi khách" tôi còn phải trả thêm tiền Trước đây tôi sợ đông chạm vào đàn ông bao nhiêu thì bây giờ tôi thành thạo bây nhiêu. Sô phân trớ trêu đã run rủi tôi tới con đường cùng và cuôi cùng tôi phải &'làm gái' đê kiêm tiên nuôi thân. Tôi đã không còn biêt xâu hô khi phải tiêp khách và trơ trẽn trước cái nhìn của mọi người...