Bị cô lập, Qatar chìa tay muốn Nga giúp, Putin có đáp ứng?
Trong bối cảnh Qatar đang lâm vào cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng với một số quốc gia Ả Rập, Ngoại trưởng nước này lên đường sang thăm Nga thúc đẩy quan hệ song phương. Qatar dường như đang chìa tay muốn Nga giúp đỡ, nhưng liệu Điện Kremlin có sẵn sàng đáp lại?
Quan điểm của Nga về khủng hoảng Qatar
Ngoại trưởng Nga (phải) Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani bước vào phòng hội đàm trong cuộc gặp tại Moscow ngày 15.4.2017
Hôm nay (10.6), Ngoại trưởng Qatar, Mohammed Al Thani sẽ tới Moscow để thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Sputnik dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Cuộc viếng thăm diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra giữa Qatar và một số quốc gia Ả Rập.
Ngày 5.6, các quốc gia Ả Rập bao gồm Bahrain, Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Yemen, Libya, Maldives và Mauritius tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ các nhóm khủng bố làm rối loạn an ninh Trung Đông và can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác.
Doha bác bỏ các cáo buộc trên nhưng tuyên bố nước này sẽ không thực hiện các biện pháp đáp trả. Theo Doha, khủng hoảng ngoại giao bắt đầu từ một bản tin giả trên một hãng tin của Qatar vào ngày 23.5. Bản tin này đưa những lời bình luận sai của Quốc vương Qatar, trong đó, ông tỏ thái độ thân thiện với Iran và bày tỏ sự ủng hộ với tổ chức Anh em Hồi giáo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Saudi Arabia, UAE và Bahrain vẫn đưa ra yêu sách buộc Qatar phải trục xuất các thành viên của Hamas và các nhóm khác bị họ xem là khủng bố.
Trước khủng hoảng Qatar, Nga đã có cách tiếp cận cân bằng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng ở Trung Đông là “chuyện của họ, các quan hệ song phương là của các quốc gia khác”.
Đồng thời, ông Lavrov nhấn mạnh thêm rằng, Moscow sẽ không can thiệp vào các mối quan hệ này và khẳng định, Nga quan tâm đến việc duy trì các quan hệ bình thường với tất cả các quốc gia ở Trung Đông.
“Chúng tôi tin rằng, bất cứ sự chia rẽ nào cũng có thể xảy ra. Chúng tôi không bao giờ cảm thấy vui vẻ về những xung đột phát sinh trong quan hệ của các nước khác. Chúng tôi muốn duy trì quan hệ hữu nghị với mọi quốc gia, đặc biệt là trong khu vực mà tất cả đang tập trung chiến đấu chống lại một mối đe dọa chung, đó là mối đe dọa quốc tế. Đó là một ưu tiên”, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, điều quan trọng là phải giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán.
Moscow đã thảo luận về cuộc khủng hoảng với Doha và các đồng minh của Nga trong khu vực. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Quốc vương Qatar Tamim, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi cũng như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Thế khó xử
Các tòa nhà chọc trời ở thủ đô Doha, Qatar.
Trong một bài bình luận trên Bloomberg, nhà phân tích Henry Meyer nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng Qatar đang đẩy Nga vào một tình thế khó xử vì Moscow đang cố cân bằng lợi ích giữa các bên. Nga hợp tác chặt chẽ với Qatar nhưng đồng thời cũng có quan hệ khăng khít với Saudi Arabia, Ai Cập cũng như Iran.
Trong khi đó, Elena Suponina, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chiến lược của Nga, Moscow không thể và không nên là nhà hòa giải duy nhất trong cuộc khủng hoảng Qatar nhưng có thể tham gia vào các nỗ lực chung.
Bình luận với hãng tin Nga Sputnik, nhà phân tích này nhấn mạnh: “Nga nên duy trì quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng. Điều quan trọng là không nghiêng về một bên nào. Nga nên sử dụng các mối quan hệ ở Trung Đông để hòa giải các bên”.
Ông Boris Dolgov, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng nhấn mạnh: “Có những cáo buộc nghiêm trọng chống lại Qatar liên quan đến việc nước này tài trợ cho các tổ chức khủng bố Hồi giáo. Việc này rất nghiêm trọng. Trong tình huống này, Nga không cần phải lập lại mối quan hệ hữu nghị với Qatar”.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh về mối quan hệ khăng khít giữa Nga và đối tác Ai Cập, một trong những quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
“Hiện nay, mối quan hệ giữa Moscow và Cairo đang phát triển rất mạnh mẽ và xét trên một mức độ nào đó, các cáo buộc chống lại Qatar của Ai Cập là có lý do”, ông Boris bình luận và nói thêm rằng Nga không có lý do chiến lược để đẩy mạnh quan hệ với Qatar.
Theo Danviet
Ông Trump cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố
Tổng thống Mỹ Donald Trump công kích Qatar tài trợ khủng bố và kêu gọi nước này chấm dứt hành động cũng như tư tưởng cực đoan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong họp báo chung với người đồng cấp Romania. Ảnh: Reuters
Qatar "từ lâu là nước tài trợ chủ nghĩa khủng bố ở cấp độ rất cao", Guardian dẫn lời ông Trump hôm 9/6 nói trong cuộc họp báo với Tổng thống Romania Klaus Iohannis ở Nhà Trắng.
"Tôi đã quyết định, cùng Ngoại trưởng Rex Tillerson, các vị tướng vĩ đại và các quân nhân của chúng tôi, rằng đã đến lúc kêu gọi Qatar chấm dứt tài trợ. Họ phải chấm dứt tài trợ và tư tưởng cực đoan", Tổng thống Mỹ cho biết.
Bình luận này đánh dấu sự can thiệp trực diện nhất của ông Trump trong cuộc khủng hoảng bắt đầu từ hôm 5/6, khi Arab Saudi và các nước đồng minh thực hiện chiến dịch phối hợp kinh tế và ngoại giao để cô lập Qatar.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hối thúc các nước Arab nới lỏng phong toả Qatar do lo ngại về hậu quả nhân đạo và khả năng cản trở chiến dịch do Mỹ dẫn đầu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ kêu gọi các nước nới lỏng phong tỏa Qatar Mỹ cho rằng các hành động của khối Arab nhằm vào Qatar gây hậu quả về nhân đạo và tác động đến chiến dịch chống IS. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters "Chúng tôi kêu gọi Vương quốc Arab Saudi, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập nới lỏng lệnh phong toả với Qatar", Al-Jazeera dẫn lời...