Bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Iran: Mỹ đang đi quá xa?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình.
Mỹ tiếp tục bị cô lập hơn trong nỗ lực tái áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran, khi 13 trong số 15 nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc phản đối bước đi của Mỹ. Các nước cho rằng Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân cách đây 2 năm, do đó nước này không có quyền hợp pháp để kích hoạt cái gọi là “quy trình đảo ngược” nhằm tái áp đặt trừng phạt Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Mikeo Pompeo. Ảnh: KT
Chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi Ngoại trưởng Mỹ Mikeo Pompeo chính thức kích hoạt cơ chế tái trừng phạt Iran, hàng loạt quốc gia đã có thư phản đối bao gồm các đồng minh lâu năm của Mỹ như Anh, Pháp, Đức và Bỉ cũng như các nước như Trung Quốc, Nga, Nam Phi…
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nhấn mạnh: “Tái áp đặt trừng phạt chỉ có thể được kích hoạt bởi một quốc gia là thành viên của Thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ không phải là thành viên. Mỹ trình bày lý lẽ của riêng mình tại sao họ có quyền làm như vậy. Nhưng chúng tôi tin rằng, những lập luận của Mỹ không hợp lệ. Chúng tôi sẽ đưa ra những lập luận của riêng mình. “
Video đang HOT
Hiện giờ chỉ có nước Cộng hòa Dominica chưa đưa ra thư phản đối chính thức. Tuần trước quốc đảo Caribbean này cũng là nước thành viên duy nhất ủng hộ nỗ lực của Mỹ gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Iran.
Mỹ hôm qua bày tỏ thất vọng về thái độ của các đồng minh châu Âu liên quan tới việc áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Bà Kelly Craft- Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khẳng định, khôi phục các lệnh trừng phạt và kéo dài lệnh cấm vận vũ khí chống Iran là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình: “Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản. Mỹ sẽ không bao giờ để Iran có thể tự do mua và bán các loại máy bay, xe tăng hay các loại vũ khí khác. Lệnh cấm vận vũ khí sẽ được tiếp tục”.
Thực tế hầu hết các nước thành viên được cho là đồng minh của Mỹ trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có thể ủng hộ bước đi của Mỹ, nếu Mỹ thỏa hiệp, bao gồm khả năng gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Iran trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, các bên đã không tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Việc Mỹ thất bại trong dự thảo nghị quyết nhằm vào Iran khiến nước này cố gắng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt- một bước đi đẩy Thỏa thuận hạt nhân đứng trước nguy cơ đổ vỡ, điều mà các quốc gia châu Âu chắc chắn không mong muốn.
Theo giới ngoại giao, việc Mỹ đối mặt với sự cô lập hiện nay do quốc gia này đã đi quá xa trong vấn đề Iran. Về cơ bản, hầu hết các quốc gia đều đồng ý với Mỹ rằng Iran thực sự chưa tuân thủ hoàn tòan các cam kết của mình. Mỹ với quốc tế cần tìm kiếm các bước đi gia tăng sức ép, buộc Iran tuân thủ các cam kết nhưng vẫn duy trì thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên Mỹ đã đi sai nước cờ một cách hung hăng, đẩy Iran và Liên minh châu Âu trên một con thuyền, khiến Mỹ hòan toàn bị cô lập.
Vấp phải sự phản đối của hầu hết các quốc gia trong Hội đồng bảo an, Mỹ hôm qua tuyên bố tái áp đặt giới hạn thị thực nhằm vào 13 quan chức Iran, với khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên quốc gia Hồi giáo này. Mỹ cũng khẳng định sẽ dùng mọi cách để ngăn Trung Quốc và Nga bán vũ khí cho Iran.
Với c ảnh báo Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào từ chối gây sức ép với Iran, trong khi phần còn lại của thế giới phản đối, kịch bản đó có thể tạo ra những tranh chấp pháp lý kéo dài nhiều năm tại các tòa án trên khắp thế giới, khi các công ty hay cá nhân làm ăn với Iran thách thức những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Iran./.
Lebanon bác khả năng kho vũ khí gây nổ cảng Beirut
Tổng thống Lebanon Michel Aoun bác khả năng vụ nổ cảng Beirut là do kho vũ khí của Hezbollah gây ra, nhưng nói rằng sẽ điều tra mọi giả thuyết.
Tổng thống Aoun, một đồng minh của phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn, nói trong cuộc phỏng vấn được nhật báo Italy Corriere della Sera đăng hôm nay rằng Hezbollah không lưu trữ vũ khí tại cảng Beirut. Tuyên bố này từng được lãnh đạo Hezbollah đưa ra hồi đầu tháng.
"Những sự kiện nghiêm trọng như thế này sẽ châm ngòi cho trí tưởng tượng, nhưng điều đó là không thể", Aoun nói khi được hỏi về giả thuyết kho vũ khí của Hezbollah lưu trữ tại cảng Beirut đã gây ra vụ nổ lớn hôm 4/8, nhưng nói thêm rằng khả năng này cũng sẽ được điều tra.
Tổng thống Lebanon Michel Aoun phát biểu tại phủ tổng thống ở Baabda hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Thủ đô Beirut của Lebanon hôm 4/8 rung chuyển sau khi kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ, khiến 178 người chết, hơn 6.000 người bị thương, khoảng 300.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD, trong khi nền kinh tế Lebanon có thể mất đến 15 tỷ USD vì vụ nổ.
Giới chức Lebanon đang điều tra nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah đã bác bỏ cáo buộc phong trào vũ trang của ông cất trữ vũ khí tại cảng Beirut. Nasrallah cho biết nhóm sẽ chờ kết quả điều tra nhưng nếu vụ nổ là hành động phá hoại của Israel, họ sẽ "phải trả một cái giá tương đương".
Hezbollah từng gây chiến với Israel và bị Mỹ xếp vào danh sách các nhóm khủng bố. Israel phủ nhận mọi liên quan đến vụ nổ.
Aoun cho biết các nhà điều tra đang xem xét liệu sự cố xảy ra do sơ suất, tai nạn hay "sự can thiệp từ bên ngoài". "Dù có vẻ như đó chỉ là một tai nạn, tôi muốn tránh bị cáo buộc rằng không lắng nghe mọi tiếng nói", Aoun nói.
Tổng thống Lebanon nói rằng nhiều người khẳng định đã nhìn thấy máy bay bay qua cảng ngay trước khi vụ nổ xảy ra. Theo ông, những thông tin này "không đáng tin lắm", nhưng cũng nên được xem xét.
Mỹ có thể ra tay nếu Nga bán S-400 cho Iran Mỹ được cho là đã diễn tập kịch bản phối hợp với Israel tung đòn tiêu diệt nếu Iran sở hữu các tổ hợp phòng không S-400 của Nga. Iran gần đây bày tỏ quan tâm tới hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, trong bối cảnh lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc với nước này sẽ hết...