Bị co giật: Khi nào cần phải đi cấp cứu?
Nhiều người hoảng hốt khi nhìn thấy một ai đó bị co giật. Dù các cơn co giật này là đáng sợ nhưng không phải tất cả đều nguy hiểm và cần đến bệnh viện cấp cứu.
Co giật xảy ra khi xuất hiện cùng lúc quá nhiều hoạt động điện não. Tình trạng này gây ra các hành vi bất thường và có thể làm bất tỉnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Co giật dù có vẻ đáng sợ nhưng không phải trường hợp nào cũng cần đưa đi cấp cứu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bất kỳ nguyên nhân nào làm gia tăng hoạt động điện não đều có thể dẫn đến co giật. Các nguyên nhân này thường là chấn thương đầu, sốc điện, động kinh, bệnh tim, sốt cao hoặc tác dụng của một vài loại thuốc nhất định.
Video đang HOT
Ngoài co giật, các triệu chứng kèm theo khác là lú lẫn, mắt nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt, cử động cánh tay không kiểm soát và mất ý thức. Dù các biểu hiện này là đáng sợ nhưng không phải trường hợp nào như vậy cũng cần đến bệnh viện cấp cứu.
Trên thực tế, co giật là tình trạng khá phổ biến. Thống kê của trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ) cho thấy khoảng 11% dân số Mỹ sẽ bị ít nhất 1 lần co giật trong đời.
Người bị co giật cần được đưa đi cấp cứu nếu họ thuộc 1 trong số các trường hợp như lần đầu tiên bị co giật, cơn co giật kéo dài 5 phút trở lên, co giật sau chấn động mạnh, trước đó đang bị sốt, khó thở, lú lẫn, bất tỉnh, đang mang thai, bị tiểu đường hoặc mắc một bệnh nguy hiểm nào đó, theo khuyến cáo của trường American College of Emergency Physicians (Mỹ).
Khi thấy một người co giật, việc cần làm là đặt họ nằm nghiêng, gối đầu lên vật gì đó và nới lỏng ở những vị trí quần áo chật. Ngoài ra, mọi người không được tìm cách kìm giữ khi họ lên cơn co giật, không được đặt ngón tay hay thứ gì đó vào giữa 2 hàm răng, càng không di chuyển hay cố làm gì đó để họ ngưng co giật.
Hầu hết các cơn co giật không phải là trường hợp y tế khẩn cấp và sẽ sớm kết thúc trong vài phút. Co giật khi đã xuất hiện thì không thể dừng lại cho đến khi hết cơn. Do đó, cần đợi cho họ hết cơn co giật rồi mới sơ cứu, theo Healthline.
Rủ nhau nhậu nhộng ve sầu, ngộ độc nguyên nhóm
5 người bạn rủ nhau nhậu, một người mang theo món "đặc sản" ve sầu để cùng nhậu và tất cả đều bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 3 người phải nhập viện cấp cứu.
Một trong ba người bị ngộ độc, nguy kịch, đang được cấp cứu - Ảnh: TÂM AN
Sáng 4-7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu 3 bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn nhộng ve sầu đào trong đất.
Theo thông tin ban đầu, tối 2-7, một nhóm thanh niên 5 người đến nhậu tại một nhà hàng trên đường Cao Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và có ăn món nhộng ve sầu do một người đào trong vườn nhà rồi chế biến mang đến.
Sau đó, cả nhóm có triệu chứng nôn ói, chóng mặt, trong đó 3 người bị nặng phải nhập viện.
Theo các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc, khi nhập viện cả 3 bệnh nhân là C.K.L. (48 tuổi, trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột); V.T.S. (37 tuổi, trú phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) và P.V.T. (46 tuổi, trú xã Cư Suê, huyện Cư M'gar) đều không tỉnh táo, trong đó có 1 bệnh nhân hôn mê và co giật.
Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị sốc phản vệ nghi do ăn nhộng ve sầu.
Hiện tại, cả 3 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn lơ mơ.
2 người còn lại cũng có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhưng tự điều trị tại nhà. Hiện tại tình trạng sức khỏe của 2 người này đã tạm ổn.
Cũng theo bác sĩ, ngộ độc ve sầu có nhiều mức độ, nhẹ thì nổi mề đay, mẩn ngứa, nặng hơn thì khó thở, tụt huyết áp. Do đó, sau khi ăn ấu trùng ve sầu nếu có triệu chứng mệt mỏi, tức ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và cấp cứu kịp thời.
Nguy kịch vì sốt xuất huyết: Cách phân biệt với sốt do COVID-19 thế nào? Bác sĩ chỉ rõ sự khác nhau giữa sốt do sốt xuất huyết và do COVID-19. Theo BS Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, sốt xuất huyết tăng cao do nhiều yếu tố, như từ tháng 3, 4 lượng mưa tăng cao so với năm ngoái, các khu vực nhà trọ ẩm thấp, nước đọng... Người lớn...