Bị chửi là “đồ thất học”, dâu cũ quyết trả thù
Một sự trả thù mà mẹ chồng chị không bao giờ có thể ngờ tới. Bà chỉ biết ngớ người ra rồi cúi mặt khi nhìn thấy chị.
18 tuổi, ở cái tuổi mộng mơ nhất của thời con gái thì chị mắc một sai lầm lớn của cuộc đời ấy là trót dại dính bầu. “Tác giả” của cái bụng bầu kia là cậu “hot boy” cùng trường ham chơi hơn học, chỉ được cái mã đẹp giai khéo tán gái không ai bằng.
Chị không phải loại “sắc nước hương trời” gì nhưng chị nổi tiếng nhất trường cấp ba vì thành tích học tập nổi bật. 12 năm liền học sinh giỏi, liên tiếp đạt các giải thưởng, thành tích khi dự thi học sinh giỏi các cấp, là phó bí thư Đoàn trường, được kết nạp Đảng khi vừa bước sang tuổi 18. Chỉ bằng đấy thôi đã khiến bất cứ cha mẹ nào, thầy cô nào cũng tự hào vì chị lắm rồi!
“Hot boy” thấy thích chị vì sự giỏi giang của chị nên đã ngày đêm cầm cưa, buông biết bao lời hoa mĩ, thái độ vờ cầu thị vờ khâm phục làm một con mọt sách như chị đổ gục khi vừa tốt nghiệp cấp ba. Chưa kịp đi thi Đại học thì chị dính bầu, thế là tương lai của chị đóng kín lại. Chị bước sang một trang đời đầy tăm tối và bế tắc.
Cha mẹ chị khóc lên khóc xuống, muối mặt hạ mình đến nhà trai đặt vấn đề cưới hỏi vì “Cháu nó lỡ dại, thôi thì bên ấy thương lấy cháu nội…”. Vì gia cảnh nhà chị cũng không quá khó khăn cộng với việc chị cũng là đứa ngoan ngoãn nên gia đình nhà “hot boy” cũng miễn cưỡng đồng ý “chắp phúc” cho đôi trẻ.
Nhà chồng chị cũng gọi là có của ăn của để, bố mẹ chồng cũng là người tri thức. Tuy vậy, với cái danh nghĩa “bác sỹ bảo cưới” trước khi về nhà chồng, chị bị mẹ chồng “đì” không thương tiếc.
Chồng còn trẻ nên ham chơi, suốt ngày chỉ có game online rồi lại xách xe đi đánh bóng mặt đường lượn lờ cua gái. Chị biết chuyện nên giận lắm, mới nói giận hờn mấy câu với chồng đã bị chồng phũ vào mặt không thương tiếc “Ừ, tao thế đấy! Ở được thì ở, không thì phắn!” làm chị chỉ biết nuốt nước mắt vào trong vì gã chồng “trẻ trâu”, nông cạn.
Video đang HOT
Với cái danh “bác sĩ bảo cưới” trước khi về nhà chồng, chị bị “đì” không thương tiếc.
Từ ngày về nhà chồng, chị một tay dọn dẹp hầu hạ gia đình nhà chồng đúng nghĩa nhưng vẫn không vừa ý mẹ chồng, cứ hở ra là bà lại xỉa xói, mắng nhiếc những lời khó nghe. Mỗi khi rảnh rỗi chị vẫn lấy sách ra đọc cho cập nhật kiến thức, tận sâu trong lòng chị vẫn muốn được đi học Đại học để thoả mãn ước mơ của mình. Bản thân mẹ chồng chị cũng là nhà giáo, ngày ngày dạy chữ “thánh hiền” cho trẻ nhỏ, nhưng mỗi lần nói chuyện với chị bà chỉ dùng từ “mày” nghe rất nặng nề và khó chịu. “Mày đọc sách làm gì, lo mà đẻ đái cho nó xong đi! Chữ nghĩa gì giờ này nữa!” là câu bà thường nói mỗi khi thấy chị cầm quyển sách.
Rồi mỗi khi cả nhà ngồi xem ti vi ở phòng khách, có chuyện thời sự nào xảy ra ông bà bình luận sôi nổi, chị cũng góp vài lời vô thưởng vô phạt thì mẹ chồng chị quay lại nhìn chị vẻ khó chịu “Thất học như mày thì trình độ gì mà hóng hớt?” làm chị uất nghẹn. Vì nghĩ đến tương lai, vì nghĩ đến sai lầm do lỗi của mình nên chị nín lặng mong cho qua ngày.
“Cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng…”. Đến ngày chị sinh cũng là ngày chị nhận được tin chồng chị đang đưa người tình trẻ của anh ta vào phá thai ngay trong viện này. Quá bàng hoàng và đau đớn, chị đã không thể có sức để sinh thường. Bất hạnh quá lớn khi sinh linh bé bỏng qua đời vì bị ngạt quá lâu. Chị tưởng mình đã chết đi rồi!
Chị về nhà mẹ đẻ để tĩnh dưỡng và ổn định tinh thần, đơn ly hôn cũng đã đưa lên Toà án. Gia đình bên nhà chồng như thoát được “cái nợ” – là chị, dường như việc chị xuất hiện trong ngôi nhà ấy đã gây phiền toái đến họ và quý tử của họ, chưa bao giờ họ coi chị là dâu con trong nhà. Chị thầm chua chát cho phận mình!
Thời gian làm chị tĩnh trí lại và chị quyết tâm làm lại cuộc đời. Kì thi Đại học năm đó chị đã đạt thủ khoa tại một trường Sư Phạm có tiếng. Chị lao vào học và học, bỏ qua tất cả những mối quan hệ nam nữ bên lề để chuyên tâm vào chuyên ngành Tâm lý học mà chị theo đuổi. Bốn năm trôi qua thật nhanh, chị được giữ lại trường làm giảng viên vì thành tích học tập xuất sắc. Không dừng lại, chị vừa dạy vừa học thêm cao học hai năm sau đó và Tốt nghiệp bằng đỏ.
6 năm trôi qua vết thương lòng đã khép lại nhưng đôi khi vẫn làm chị nhức nhối. Một người đàn ông chân thành đã đến bên đời chị, anh là Tiến sĩ khoa học nhưng lại có một con tim ấm áp đến không ngờ. Anh hơn chị vài tuổi, cả gia đình sinh sống định cư ở nước ngoài đã lâu, vì công việc hợp tác giữa hai nước mà anh về nước công tác rồi trúng tiếng sét ái tình từ nơi chị. Sự đồng điệu về tâm hồn và lối sống khiến anh chị xích lại gần nhau. Chị cũng không ngại nói cho anh biết vê quá khứ của mình, anh thấu hiểu và muốn bù đắp cho chị nhiều hơn. Anh chị thành đôi trong niềm hân hoan của mọi người. Chị quyết định chôn chặt quá khứ để hướng tới tương lai với gia đình mới của mình.
Chiều hôm ấy như thường lệ, chị có buổi chia sẻ kinh nghiệm giáo dục tâm lý cho trẻ vị thành niên tại ngôi trường chị đang giảng dạy. Điều bất ngờ nhất là sau khi người dẫn chương trình giới thiệu chị với tư cách là Thạc sỹ Tâm lý học thì có một người đàn bà tự dưng đứng phắt dậy rồi lại ngồi xuống ghế. Chị nhìn thẳng xuống phía người đàn bà đó và nhận ra đó là mẹ chồng cũ của chị, người đã từng gọi chị là “Đồ thất học thì biết gì?”, giờ đây lại ngồi dưới kia nghe chị chia sẻ kinh nghiệm. Nghĩ đến chuyện cũ, bất giác trong lòng chị cảm thấy hả hê phần nào. Trước kia, chị cũng đã từng nghĩ chuyện trả thù gia đình nhà chồng vì đã gây cho chị quá nhiều nỗi đau, nhưng vì bản tính hiền lành nên chị chẳng thể biến nó thành hiện thực.
Giờ đây, không ngờ chị đã trả được mối thù năm xưa. Một sự “trả thù” mà mẹ chồng chị không bao giờ có thể ngờ tới. Bà chỉ biết ngớ người ra rồi cúi mặt khi nhìn thấy ánh mắt đầy hãnh diện của chị trên bục giảng. Chị nhận ra, “hạnh phúc” của chị chính là sự trả thù thâm sâu nhất dành cho những kẻ đã từng mang nỗi đau đến đời chị!
Theo Emdep
Nàng dâu 4 năm chưa được về Tết mẹ đẻ gây bức xúc
Một chia sẻ mới đây trên một nhóm kín dành cho chị em đã khiến các thành viên trở nên bức xúc.
Theo chia sẻ của nickname facebook có tên là Hoàng Lan thì kể từ khi lấy chồng, đã 4 năm nay Hoàng Lan chưa một lần được ăn Tết nhà mẹ đẻ. "Quê mình ở Nghệ An, mình lấy chồng ngoài Bắc. Và kể từ đó cũng đã 4 năm nay rồi mình chưa được một lần về ăn Tết với mẹ. Lấy chồng xong mình có bầu. Khi có bầu mình không được bố mẹ chồng và chồng ủng hộ việc về ngoại. Họ nói chờ sinh xong cho ổn định. Đến khi sinh con xong, họ lại nói con mình còn nhỏ. Khi con mình cứng cáp một tí thì mình lại dính bầu. Lần này mình kiên quyết đòi về ngoại ăn Tết thì chồng mình nói "nếu thai có vấn đề gì thì em chịu trách nhiệm nhé". Mình biết đó là sự không sẵn lòng. Rồi bố mẹ chồng mình cũng nói vào. Lại bảo mình "bầu bí phải giữ gìn cộng với sức khỏe của bé đầu. Nếu bé bị ốm thì tự chăm sóc chứ ông bà không trông cho vì đã nói rồi!". Mình nghe mà buồn, tức và cô đơn lắm!".
Ảnh minh họa
Tâm sự của Hoàng Lan lập tức khiến nhiều chị em bức xúc. "Đó là do gia đình chồng bạn không sẵn lòng với bạn. Họ quá ích kỷ khi không nghĩ đến bố mẹ đẻ của bạn và chính bạn. 4 năm gả con gái chưa một lần gặp mặt, mình thấy không chịu nổi. Đó là sự coi thường!", nickname Thùy Phương chia sẻ. "Quê ở Nghệ An thì xa gì đâu. Như nhà mình đây chồng Nghệ An, vợ Cao Bằng, cùng lập nghiệp Hà Nội. Thế nhưng vẫn đều đặn mỗi năm một quê. Gia đình chồng bạn chỉ nghĩ đến cháu họ và bản thân họ thôi. Họ không biết điều khi để bạn 4 năm qua chưa được ăn Tết nhà ngoại", nickname Trần Thảo đồng quan điểm.
Theo đó, những câu chuyện tiếp tục được chị em chia sẻ. "Đây là cái Tết thứ hai mình không được về với bố mẹ. Vì tính chất công việc, lại thêm gia đình bên nội nên mình đành hy sinh vậy. Bố mẹ cũng hiểu, thông cảm và động viên vì phận làm dâu xứ người, nhà chồng lại vắng vẻ. Tuy vậy, đến thời điểm giao thừa, vẫn thấy bùi ngùi lắm, vẫn rơi nước mắt như thường. Cũng may là thời đại công nghệ tuy không về ăn Tết được nhưng cứ đúng giao thừa là mình và các cháu đều gọi điện về chúc sức khỏe ông bà và người thân. Dẫu vậy, ông bà vẫn buồn lắm vì không được nhìn thấy mặt con cháu. Thế nên, năm nay mình đã thống nhất với mọi người trong gia đình, vào thời điểm giao thừa, chúng mình sẽ làm livestream để cả nhà có thể cùng nhau đón năm mới và nói lời chúc sức khỏe đến nhau". Nickname Hai Tran cho biết.
Tết, không được trở về bên người thân để cảm nhận trọn vẹn hơi ấm gia đình, mỗi người đón Tết xa quê đều có những nỗi niềm, những tâm sự muốn được sẻ chia. Để tránh những chạnh lòng cho nàng dâu khi phải ăn Tết xa nhà, vợ chồng cần có những "quy tắc" riêng để "công bằng" cho cả hai. Có được điều đó, Tết mới thực sự là niềm vui, là nỗi mong chờ, là niềm hạnh phúc của các thành viên.
Trong trường hợp bất khả kháng, nàng dâu vẫn có thể làm cho ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn nhờ vào công nghệ. Bạn gọi điện, livestrym, gọi chat video... cho người thân trong gia đình. Với cách làm này, các nàng dâu cũng phần nào được nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình và người thân bên ngoại.
Theo Afamily
Chết cười với 'chiêu thức' tán gái bá đạo của sinh viên "Có bao giờ trên dòng đời xuôi ngược/Ta bỗng dưng muốn lộn ngược lại thời sinh viên", thằng bạn tôi xong khi thanh toán xong hai chậu quần áo vợ phân công, ngồi vắt chân lên bàn ngâm nga thế. Thời sinh viên, ai đã đi qua cũng chênh chao xao động. Đối với đàn ông nó lại là thời đậm đặc kỷ...