Bị chủ đầu tư “bỏ rơi”, dân tái định cư buộc phải vào rừng sinh sống
Một tuần trải qua ít nhất 15 trận động đất, hàng trăm ngôi nhà tái định cư của những hộ dân chịu ảnh hưởng di dời của thủy điện ở H. Bắc Trà My bị ảnh hưởng nặng nề. Thế nhưng, chủ đầu tư Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn không đoái hoài, khiến ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phải lên tiếng.
Nhà xuống cấp, dân bỏ vào rừng sinh sống
Tại các xã Trà Giác, Trà Bui, Trà Đốc… H. Bắc Trà My, nơi chịu ảnh hưởng của thủy điện Sông Tranh 2 có 1.196 hộ/trên 6.300 khẩu phải di dời. Theo lời hứa của nhà đầu tư, khi thực hiện dự án mỗi hộ trong diện tái định cư được cấp một lô đất ở diện tích 400m2, có thêm 600m2 đất vườn gắn với đất ở và 1-1,5ha đất sản xuất. Ngoài ra, tại các khu tái định cư sẽ có nhà trẻ, trường học, nhà ở cho giáo viên, nhà văn hóa, hệ thống giao thông nội bộ…
Tuy nhiên, trên thực tế nhà đầu tư đã không thực hiện đúng cam kết trên. Thay vào đó, họ đưa nhiều hộ dân vào tái định cư tận trong rừng phòng hộ, cách đó mấy chục cây số. Hiện đời sống nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, nan giải nhất là thiếu nước sinh hoạt, đất sản xuất, nhiều công trình hạ tầng đã xuống cấp trầm trọng. Những ngày qua do ảnh hưởng của động đất, những công trình vốn do chủ đầu bàn giao đã kém chất lượng nay càng khiến người dân lo lắng thêm.
Thấy chúng tôi cầm máy ảnh chụp những nhà tái định cư bị bỏ hoang, ông Hồ Văn Sơn – thôn 3a (xã Trà Đốc) cho biết: “Ban đầu thủy điện mới bàn giao thì ai cũng hào hứng, phấn khởi. Nhưng ở được vài tháng thì người dân lại vào rừng dựng lều ở hết. Thử hỏi đây không có nước sinh hoạt, không có đất sản xuất dân biết làm chi ăn mà không bỏ đi”.
Nhiều hộ dân tái định cư thuộc dự án thủy điện Sông Tranh 2
đã bỏ nhà TĐC vào rừng dựng lều sống
Video đang HOT
Cố bám trụ lại ngôi nhà do thủy điện bàn giao vì 5 đứa con nheo nhóc cần phải đến trường, bà Hồ Thị Thổ là hộ bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất vừa qua phải thốt lên: “Nhà giờ tường thì bể, trụ thì gãy, ban đêm nằm ngủ thì la phông trên trần rơi xuống ào ào. Nhưng giờ vì tương lai con cái, tôi không thể đưa chúng nó quay trở lại rừng núi dựng lều ở được”.
Còn bà Nguyễn Thị Liễu (thôn 1, Trà Đốc) chua xót: “Nhà có hai phòng ngủ thì cả hai phòng đã nứt nẻ. Tối đến vợ chồng, con cái đành trải chiếu ngủ trước hiên vì không biết nhà sập lúc nào. Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ có biết động đất là gì đâu, nhưng khi có thủy điện động đất cứ liên miên. Đêm trước nó nổ rung nhà nên cả đêm đó vợ chồng, con cái ôm nhau chạy ra đường cả chục lần”.
Nhà dân bị nứt sau động đất
Chính quyền lo lắng
Ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết: Nhà tái định cư chưa được một năm đã xuống cấp, nay động đất liên miên, người dân đã lo sợ nay lại càng sợ hơn, không biết nhà đổ ầm xuống khi nào. Đã có 24 hộ dân ở các khu tái định cư thủy điện thuộc một số thôn của xã đã bỏ nhà tái định cư quay về làng cũ dựng nhà sàn, làm ăn sinh sống. Xã không thể ngăn cản, thuyết phục được họ vì động đất cư liên miên mà chẳng có cơ quan nào đứng ra giải thích, đảm bảo sự an toàn cho dân.
Ông Đinh Văn Xuân – Chủ tịch UBND xã Trà Bui, bức xúc: Từ chỗ có ruộng có vườn, nay hơn 300 hộ dân trong xã bị đẩy vào tận trong rừng và không được cấp đất sản xuất. Không có đất đai làm ăn, dân chúng tôi đang rơi vào cảnh đói nghèo trở lại. Tình trạng trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác ngày càng gia tăng. Cái đói đã khiến nhiều hộ gia đình đồng loạt đổ xô vào phá rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất. Chưa hết khổ vì chuyện đó, nay động đất do thủy điện lại xảy ra. Nhà tái định cư trước đây do chủ đầu tư làm xong rồi bàn giao cho người dân, chất lượng không đảm bảo. Những trận động đất vừa qua nhà nào cũng bị re, nứt. Rồi nay mai những ngôi nhà này không biết sụp khi nào.
Mới đây, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Mã Điền Cư – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc – làm trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát tại khu tái định cư Thủy điện Sông Tranh 2. Điều đáng nói, hàng chục hộ dân được khảo sát đều cho rằng điều kiện sinh hoạt ở khu tái định cư mới tệ hơn nơi ở cũ. Ông Nguyễn Thế Tài – Bí thư huyện ủy phải kêu lên với đoàn công tác rằng: Nơi nào có thủy điện là nơi ấy mất đất, môi trường cũng mất, nhưng cái mất lớn nhất là người dân mất niềm tin.
Trong cuộc họp chiều 12-9, ông Nguyễn Đức Hải – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho rằng, chủ đầu tư thiếu trách nhiệm đối với dân trong thời gian qua: Động đất đã ảnh hưởng đến hàng chục căn nhà. Người dân cho rằng có thủy điện mới có động đất, có động đất nhà dân mới bị hư hỏng. Nhưng thời gian qua chủ đầu tư không cầu thị, không quan tâm, giúp đỡ người dân. Tôi đề nghị chủ đầu tư cần phối hợp với chính quyền địa phương kiểm kê thiệt hại, động viên, hỗ trợ giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng.
Có thể thấy rằng, vấn đề hậu tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 đã được đề cập nhiều trong các cuộc họp của chính quyền Quảng Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, chủ đầu tư thì “đánh trống bỏ dùi”. Để cuộc sống người dân tái định cư được ổn định xem ra rất khó khả thi khi mà chủ đầu tư chưa thật sự tích cực chủ động phối hợp địa phương để có biện pháp giải quyết.
Theo ANTD
Quảng Nam: Liên tiếp xuất hiện rung chấn nhẹ
Trong 3 tháng trở lại đây, những đợt rung chấn nhẹ, kéo dài khoảng trên dưới 10 giây, xảy ra trên địa bàn hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, gây lo sợ cho người dân địa phương.
Mặc dù những đợt rung chấn không kéo dài nhưng cả một vùng thuộc hai huyện này đều cảm nhận được.
Cần có sự vào cuộc của các ngành chức năng để xác định rung chấn xảy ra có phải do tình trạng tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2 hay không.
Mới đây nhất, vào chiều tối ngày 22/6, địa bàn xã Trà Giác (Bắc Trà My) xuất hiện đợt rung chấn nhẹ trong vòng khoảng 3-4 giây. Người dân cảm nhận được đồ vật trong nhà chao đảo.
Theo phản ánh của UBND huyện Bắc Trà My, cách đây khoảng 3 tháng, các cơn rung chấn đã xảy ra trên một số địa bàn như xã Trà Đốc, Trà Sơn, Trà Tân, thị trấn Trà My. Tính đến nay đã xuất hiện 5 cơn rung chấn và đợt rung chấn dài nhất kéo dài 10 giây, xảy ra cả vào ban ngày và ban đêm.
Chưa có thiệt hại nào nghiêm trọng về người, tài sản trong 5 cơn rung chấn vừa qua nhưng người dân trên địa bàn huyện luôn lo lắng và bất an bởi từ trước đến nay chưa xảy ra tình trạng này bao giờ.
Cũng theo phản ánh của UBND huyện Bắc Trà My: Từ đầu năm nay, khi công trình thủy điện Sông Tranh 2 tích nước lòng hồ thì tình trạng này bắt đầu diễn ra. Đặc biệt tại các xã Tra Đôc, Tra Tân trên khu vực xây dựng thủy điện xuất hiện các đợt rung chấn mạnh nhất, sau đó thì các khu vực xa như thị trấn Trà My cũng xuất hiện rung chấn nhẹ. Tuy nhiên, đây có thực sự là căn nguyên của rung chấn hay không thì vẫn cần có sự nghiên cứu và xác định của các nhà khoa học.
Sau cơn rung chấn mới nhất vừa xảy ra, UBND huyện Bắc Trà My đã chỉ đạo lực lượng công an huyện xuống địa bàn nắm tình hình thiệt hại. Trong chiều ngày 24/6, UBND huyện đã có báo cáo của công an và chuẩn bị báo cáo đề nghị Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh vào cuộc tìm hiểu rõ nguyên nhân, có hưởng xử lý nhằm đảm bảo ổn định đời sống và tinh thần cho người dân.
Theo Dân Trí
Nếu không an toàn thì phải hy sinh thủy điện Sông Tranh' Chu trình động đất ở khu vực Sông Tranh 2 vẫn đang xảy ra, chưa đạt đến động đất cực đại. Quảng Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu động đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Chiều 12/9, báo cáo kết quả khảo sát động đất ở huyện Bắc Trà My...