Bị chồng đuổi đánh vì “Cô dâu 8 tuổi”
Chỉ vì bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” mà lần đầu tiên, chị đã bị chồng tức tối, đuổi đánh.
Từ ngày phim “Cô dâu 8 tuổi” phát sóng, chị Hoa đã trở thành fan cuồng của bộ phim này. Làm gì thì làm, cứ đúng 8 giờ là chị ngồi thiền để xem phim. Thấy Annadi khóc, chị cũng rơi lệ, thấy Annadi cười, chị lại mỉm cười theo. Rồi chị không khi nào ngớt khen Annadi thật dễ thương, Annadi thật xinh đẹp, thật hiền lành… và trách móc bà nội Annadi cổ hủ, xấu xa, làm khổ một cô bé hiền hậu, đáng yêu như vậy.
Chị nói nhiều đến nỗi, anh Nam thấy bực mình. Cứ 8 giờ, anh lại “biến” sang nhà hàng xóm chơi, hoặc lang thang ra quán cà phê. Lúc đầu, chị Hoa rủ quá, lại thấy mấy bà đồng nghiệp khen dữ quá nên anh cũng ráng ngồi lại xem. Cũng hồi hộp không biết bộ phim như thế nào mà các bà ham thế, ham còn hơn phim Hàn Quốc. Nhưng chỉ xem chừng 10 phút anh Nam bắt đầu ngáp ngắn ngáp dài, rồi đầu óc cứ như xoay cuồng vì Annadi thiên thần của vợ mình cứ lắc đầu lia lịa.
“Chẳng hiểu nó ăn gì mà nói chuyện cứ lắc chóng hết cả mặt. Thậm chí ăn cũng lắc đầu, giống như lắc đầu qua lại là đẹp lắm không bằng”, anh nói.
Được 15 phút, anh Nam quyết định ngưng xem vì quá ức chế. Phim gì đâu mà toàn quay cận cảnh gương mặt từng nhân vật. Cứ thế quay đi quay lại đến nhàm rồi mới thốt ra được một lời thoại. Anh hỏi vợ sao mê cái phim “quái quỷ” chẳng hay ho này chỗ nào thế. Vợ anh hùng hổ giảng giải cho anh một trận về tập tục tảo hôn, trọng nam kinh nữ, của ngươi Ấn Độ, về cuộc đời tội nghiệp của cô bé xinh đẹp, tài hoa, học giỏi Annadi… Anh nghe mà choáng váng mặt mày.
Nếu chị Hoa mê thì mê, nhưng hoàn thành tốt nhiệm vụ gia đình, rồi đừng bắt chước nhân vật trong phim thì anh Nam chẳng cáu lên làm gì. Đằng này, có hôm cả nhà về muộn, chưa cơm nước gì mà đang nấu dở nồi canh, thấy có phim, chị tắt ga cái “phụt”, ngồi bắt chân xem. Anh lên tiếng thì chị bảo anh nấu giúp, anh không nấu thì để đó. Tới đoạn nào quảng cáo là chị ba chân bốn cẳng chạy xuống bếp, bật ga nấu tiếp.
Nhìn điệu vừa nói vừa lắc đầu của vợ, lại sẵn hơi men và cơn tức khi cơm nước không có, lại còn cho con ăn mì tôm, anh tiến tới giật phăng cái laptop trên tay chị đập xuống giường (Ảnh minh họa).
Cũng vì Annadi mà, anh Nam ăn cơm bữa mặn bữa ngọt vì chị Hoa quên mất mình đã nêm nếm thứ gì vào thức ăn. Lắm lúc, ức quá muốn tắt cái ti vi đi thì chị Hoa lại làm ầm ĩ lên. Thôi thì kệ, coi thì coi cho đã, chứ giờ ngăn cản, tối chị mở laptop lên xem thì càng chết. Anh nghĩ bụng mà chấp nhận sống chung với lũ.
Chị còn có cái tật, bắt chước nhân vật trong phim. Anh ghét cay ghét đắng cái kiểu nói mà lắc lắc đầu của Annadi, nhưng chị Hoa thì mê tít. Chị nói chuyện với anh, cũng lắc lắc đầu cho “đẹp”. Anh nói thì chị “đốp” lại: “Vậy cho giống thiên thần của em chứ. Với lại, em thấy lắc đầu cũng là một nghệ thuật đó. Anh xem có mấy ai vừa nói vừa lắc đầu lia lịa được như vậy không?”. Anh Nam cũng đành bó tay, lắc đầu trước những lời biện minh của vợ mình.
Anh chỉ còn cách hạn chế nói chuyện để tránh nhìn cái cảnh mình ghét nhất. Vậy mà, nấu ăn chị cũng lắc, phơi quần áo chị cũng lắc, tắm cho con chị cũng lắc… làm gì chị cũng lắc khiến anh như phát điên lên. Nhiều khi ức chế quá, anh hét lên: “Lắc chi mà lắc dữ, đi qua Ấn Độ mà lắc luôn đi”. Chị Hoa lại thút thít trách chồng cổ hủ lạc hậu, xét nét vợ mình. Rồi thì mở miệng ra, chị Hoa lại: “Ôi thần linh ơi…”, đánh rơi cái đĩa: “Ôi thần linh ơi…”, con phá đồ chơi: “Ôi thần linh ơi…”, kho cá cháy (vì mê xem phim) cũng: “Ôi thần linh ơi…”.
Tối chị cũng chẳng dạy con học nữa. Nhưng lúc nào chị cũng bảo con: “Annadi chẳng ai chỉ học, rồi còn bị bắt nạt nhưng vẫn đứng đầu khối. Con trai mẹ phải học tập Annadi nhiều hơn nữa nhé”. Chị còn ra chỉ thị cho cậu con trai 5 tuổi: “Con phải lấy được cô bé nào như Annadi mẹ mới chấp nhận nhé. Phải hiền, ngoan, giỏi, lại xinh nữa, không bằng Annadi thì đừng dẫn về ra mắt mẹ làm gì”. Anh Nam nghe mà tức anh ách thay con.
Cậu con trai từ ngày mẹ mê phim cũng a dua theo mẹ. Tối chẳng thèm tập viết, chẳng nhe tiếng Anh nữa mà cũng bắt chéo chân xem phim với mẹ. Hỏi tên nhân vật nào trong phim cũng biết, hỏi tình tiết nào cũng biết. Chị Hoa còn đem chuyện đó đi khoe với bàn dân thiên hạ. Đi đến đâu, chị cũng hỏi con trai những câu đại loại như: “Annadi mấy tuổi, tối hôm qua bị bà nội làm gì, bị chồng bắt nạt như thế nào, phim có những nhân vật nào…”. Thằng bé trả lời trơn tru là mừng lắm, rồi khoe con giỏi khi nhớ hết những nhân vật trong phim mà đến… ba nó cũng chẳng nhớ nổi.
Video đang HOT
Hôm vừa rồi, anh Nam báo với vợ đi nhậu lai rai với bạn, tới 9 giờ anh về thì phim cũng vừa hết. Thấy vợ ngồi khóc thút thít, anh hỏi thì chị bảo: “Tội Annadi quá, con bé bị bắt nạt dữ quá!”. Nghe xong là anh đã thấy khó chịu rồi, xuống mở nồi cơm thì chẳng thấy gì ăn. Tìm chị thì chị và con trai đã tót lên phòng từ hồi nào. Anh lên thì thấy 2 mẹ con đang mò phim trên mạng để coi tiếp vì đang đoạn hấp dẫn.
Hỏi cơm, chị bảo: “Em lo coi phim quá, với lại anh đi nhậu thì ăn cho no luôn chứ. Mẹ con em ăn mì tôm rồi, anh cũng chế một gói ăn đi”. Nhìn điệu vừa nói vừa lắc đầu của vợ, lại sẵn hơi men và cơn tức khi cơm nước không có, lại còn cho con ăn mì tôm, anh tiến tới giật phăng cái laptop trên tay chị đập xuống giường: “Annadi này, cho theo con nhỏ đó luôn này…”. Vừa hét anh vừa tiến tới đánh chị. Chị hoảng hồn kêu lên: “Ôi thần linh ơi…” và chạy xuống lầu.
Thấy vợ chồng chị đuổi đánh nhau, thẳng bé sợ quá khóc rống lên, hàng xóm chạy đến can ngăn. Chị mở bung cửa chạy ra ngoài, còn mấy anh cao to thì giữ chồng chị lại. Đợi chị bình tĩnh, mọi người hỏi lí do thì chị khóc lóc bảo: “Vì em mê phim Cô dâu 8 tuổi nên mới ăn đòn”. Mọi người nghe cái lí do “lãng xẹt” đó mà chưng hửng lắc đầu.
“Cô dâu 8 tuổi ơi, ôi thần linh ơi, cho tôi thoát khỏi cái phim quái quỷ đó đi, nếu không vợ chồng tôi có ngày ra tòa mà li dị mất”, nhìn anh Nam kêu than mà ai cũng tội nghiệp.
Theo Tintuc
Phải học cách từ bỏ nếu muốn được bình yên
Ta phải chấp nhận và từ bỏ. Coi như đó là cách khôn khéo nhất để người có thể cười mỗi khi nghĩ đến ta. Ít nhất trong cuộc đời ta, ta đã làm được cho người một việc tốt đó là buông tay.
Ta học cách từ bỏ bởi vốn dĩ ta hiểu được chân lý của Hiểu và Thương.
Đã có biết bao nhiêu lần, ta cười chua chát chấp nhận rồi thì cũng từ bỏ.
Nhưng rốt cuộc ta vẫn chỉ là kẻ nông nổi, dại khờ vụng về và ngốc nghếch.
Nếu như yêu thương cũng cần phải học, thì ta sẽ chẳng có thể nào tốt nghiệp bao giờ.
Bởi vì mãi mãi, mãi mãi và mãi mãi, ta chỉ là một kẻ ngu ngơ.
Ta học cách từ bỏ, bởi vốn dĩ ta hiểu được điều mình thực sự mong muốn là gì.
Ta muốn được bên người, ta muốn có được trái tim của người mãi mãi, mãi mãi không bao giờ thay đổi.
Nhưng điều ta thực sự mong muốn hơn cả là những hạnh phúc của người, những nụ cười của người.
Ta đã từng khao khát việc đem đến cho người hạnh phúc, chăm lo cho người, nấu cho người một bữa cơm ăn hay mua cho người viên thuốc mỗi khi ốm bệnh nhưng điều mà ta mong muốn người nhận được là những điều tốt đẹp hơn thế. Nên ta từ bỏ bởi vì ta biết sẽ có người mang đến cho người những điều tốt đẹp hơn những điều ta có thể mang đến được cho người.
Ta hiểu rằng chân lý của tình yêu chính là một sự hiến dâng chứ không phải là hưởng thụ.
Và việc từ bỏ đó cũng như là một sự hi sinh, một sự dâng hiến để con đường người được rảnh rang mà chậm bước.
Ta hiểu rằng chân lý của tình yêu chính là một sự hiến dâng chứ không phải là hưởng thụ. (Ảnh minh họa)
Ta học cách từ bỏ bởi vốn dĩ ta vẫn biết mình vụng về. Ta không biết cách bày tỏ và trao đi yêu thương.
Những gì ta nhận được là ngập tràn hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc ấy khi chạm đến tim người chỉ là một nỗi buồn tới mức ngao ngán.
Ta hiểu sự vụng về của ta, nên ta đành lặng im để người bước đi.
Ta học cách từ bỏ bởi vì ta vụng về tới mức không hề biết cách cố gắng, không hề biết cách giữ lấy những yêu thương của mình.
Ta chỉ biết cho đi, cho đi một cách dại khờ ngu ngốc.
Điều ta mong muốn chỉ là người hiểu. Và rồi thì người đã hiểu... và người ra đi.
Ta phải chấp nhận và từ bỏ. Coi như đó là cách khôn khéo nhất để người có thể cười mỗi khi nghĩ đến ta. Ít nhất trong cuộc đời ta, ta đã làm được cho người một việc tốt đó là buông tay.
Ta học cách từ bỏ bởi vốn dĩ ta đã chán nản.
Ta chán với việc vùi mình trong nỗi buồn bã để yêu thương, để đắm say trong một sự vô vọng.
Ta chán với việc chờ đợi, tin vào lời hứa mà người đã hứa lúc còn chưa chia xa. (Ảnh minh họa)
Ta vẫn biết rằng người sẽ chẳng bao giờ trở lại, chẳng bao giờ đến bên ta, nắm lấy bàn tay ta mà gạt đi những giọt nước mắt.
Ta chán với những giọt nước mắt ướt gối mỗi đêm, ta chán với những cơn đau thắt ngực.
Và ta chán với việc viết những dòng tin nhắn chẳng bao giờ được gửi. Chán với việc chờ đợi, hi vọng vào những thứ chẳng có thật.
Ta chán với việc chờ đợi, tin vào lời hứa mà người đã hứa lúc còn chưa chia xa.
Lời hứa hẹn cỏn con đó chỉ với ta là quan trọng, còn với người cũng như nước bọt vội vã khô trên môi.
Ta vẫn hiểu rằng người không bao giờ thích hứa hẹn hay buông những lời ngọt ngào. Nhưng người đã hứa và rồi người vẫn thất hứa.
Ta đã muốn tin, ta đã muốn đợi vào dịp kỉ niệm ý nghĩa của chính mình, lời hứa kia người sẽ thực hiện. Nhưng ta đã chán với cái việc tin tưởng.
Ta đã chán tất cả, chán luôn cả tình yêu và chính mình.
Ta học cách từ bỏ bởi vì ta đã kiệt sức, không còn đủ sức để mong đợi và hi vọng nữa. Và bởi vì tất cả. Vì ta mong người được bình yên.
Theo Blogtamsu
Bạn và "người ấy" thuộc dạng nào trong "6 kiểu tình yêu"? Giữa hai người có thể nảy sinh vô vàn kiểu cảm xúc khó phân định. Có những mối quan hệ rõ ràng, song cũng tồn tại không ít những cảm giác mơ hồ không tên - những mối quan hệ mập mờ, mơ hồ "gần giống tình yêu". Các bạn đã từng vướng phải tình cảm nào kiểu như vậy chưa? Tình cảm...