Bị chồng đánh hộc máu vì dám đề xuất đưa mẹ vào viện dưỡng lão
Chỉ vì đề xuất đưa mẹ chồng vào viện dưỡng lão để nghỉ ngơi, có bạn già bầu bạn, chị Ngân bị chồng chửi mắng, đánh cho hộc máu, đuổi ra khỏi nhà.
3 năm trước, bố chồng qua đời vì tai biến, thương mẹ chồng sống thui thủi một mình ở quê, vợ chồng chị Mai Ngân (32 tuổi, Hà Nội) bàn bạc đưa mẹ chồng lên sống chung để tiện đường chăm sóc. Thế nhưng, cuộc sống gia đình vợ chồng trẻ này cũng bị xáo trộn từ đó.
“Đã bao nhiêu lần nói với mẹ chồng là không phải làm bất cứ việc gì, chỉ cần nghỉ ngơi, chơi với con cháu, tới bữa ăn cơm nhưng bà đâu có chịu. Bà cứ dậy sớm, làm việc lạch cạch làm vỡ bát, rớt nồi khiến tôi không tài nào ngủ trọn giấc.
Bà cũng thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, cất đặt đồ đạc lung tung nhưng lại có tính hay quên. Nhiều lúc cần dùng hỏi đến thì bà không nhớ. Tôi lại phải mất công tìm đi kiếm lại, bới hết chỗ nọ chỗ kia, thứ có thể mua lại được thì không nói, có những thứ có tiền cũng không thể mua nổi. Thức ăn mẹ chồng nấu chỉ chồng tôi khen ngon còn ba mẹ con tôi không tài nào mà nuốt trôi được. Góp ý thì bà giận dỗi, nói con dâu khó tính này nọ, đòi về quê”, chị Ngân chia sẻ.
Đó là chưa nói đến việc từ ngày có mẹ chồng sống chung, tình cảm của chồng dành cho chị cũng thay đổi. Chị Ngân cảm thấy có chút ganh tỵ vì chồng quan tâm mẹ, vô tâm với vợ.
Thậm chí, ngày sinh nhật của vợ, anh không nhớ nhưng ngày sinh của mẹ chồng thì anh có rất nhiều quà cho bà. Mẹ chồng quan tâm đến con trai, không bao giờ ngó ngàng đến con dâu. Bà còn tỏ thái độ khó chịu, phàn nàn đủ điều về chị, kể cả những điều chị không có như vậy khiến sống cùng một nhà mà chị cảm thấy mình chẳng khác nào người thừa.
“Không ít lần tôi nghe mẹ chồng nói xấu tôi đủ điều với con trai. Bà nói tôi hỗn hào, mất dạy. Chê tôi lười biếng, ngủ nửa ngày chưa chịu dậy. Nói con dâu không biết nữ công gia chánh là gì. Trách chồng tôi nếu không biết dạy vợ thì có ngày bị vợ đè đầu cưỡi cổ.
Chồng tôi nghe vậy không những không nói tốt cho vợ mà còn trách mắng tôi đủ điều. Thậm chí, vì những lời nói của mẹ chồng mà vợ chồng tôi rất nhiều lần cãi nhau”, chị Ngân chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Dịp vừa rồi cả gia đình vào viện dưỡng lão thăm người bạn cũ của mẹ chồng. Nhìn thấy mẹ chồng cùng người bạn say sưa nói chuyện, vui vẻ ôn lại kỹ niệm, tự nhiên chị Ngân suy nghĩ đến việc đưa mẹ chồng vào viện dưỡng lão.
Sau khi tìm hiểu cuộc sống ở viện dưỡng lão, thủ tục cần thiết, chị Ngân nhận thấy vào viện dưỡng lão mẹ chồng chị được chăm sóc tận tình, chu đáo vì có đội ngũ y bác sĩ khám, điều trị bệnh hàng ngày. Mức chi phí gần chục triệu mỗi tháng cũng phù hợp với nhà chị. Vì thế, chị đã mua sẵn một bộ hồ sơ rồi về nhà đề xuất với chồng rằng, vài năm nữa mẹ già hơn có thể cho mẹ vào viện dưỡng lão.
Không ngờ chị Ngân vừa nói vậy đã bị chồng nổi giận, hai vợ chồng lớn tiếng cãi nhau. Chị bị chồng đánh đến hộc máu mồm rồi đuổi ra khỏi nhà.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản nếu mẹ chồng vào đó sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn, lại có bạn bè bầu bạn tuổi già. Vậy mà chồng lại lớn tiếng quát mắng, xưng hô mày tao, còn đánh tôi một cách tàn nhẫn.
Chồng tôi quát ‘Mày nên nhớ mẹ tao dù có như thế nào cũng là người sinh ra tao. Tao có là thằng ăn mày cũng không bao giờ mất dạy, đẩy mẹ vào viện dưỡng lão. Hoàn cảnh gia đình tao như thế, mẹ tao như thế, nếu cảm thấy không sống được thì gói đồ mà đi. Gia đình tao không cần một người vợ bất hiếu, ích kỷ như mày’”, chị Ngân rớt nước mắt nhớ lại.
Từ hôm đó, mâu thuẫn gia đình trở nên căng thẳng. Mẹ chồng chị Ngân biết chuyện giận dỗi bỏ về quê. Chồng chị ngày nào cũng trở về nhà trong bộ dạng say khướt và bảo vợ ích kỷ, tâm địa hẹp hòi.
Để giữ hòa khí trong gia đình, giờ phải sống như người mù, điếc trước tất cả mọi sự. Ảnh minh họa.
Không những thế, chồng còn mách chuyện này cho cha mẹ vợ nghe. Chị Ngân bị cha mẹ mắng cho một trận ra trò. Họ còn cho rằng cách suy nghĩ kia của chị thật vong ơn bội nghĩa, bị chồng đánh là đáng.
Chỉ đến lúc chị xuống nước, lặn lội về tận quê xin lỗi, năm nỉ, đưa mẹ chồng trở lên chung sống thì khi đó cuộc sống gia đình mới đỡ ngột ngạt hơn.
“Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời tôi nghĩ đến việc đưa mẹ chồng vào viện dưỡng lão. Chỉ vì suy nghĩ quá nông cạn mà bây giờ tôi phải gánh nặng hậu quả. Dù bị mẹ chồng tỏ thái độ khó chịu, phàn nàn suốt ngày tôi cũng chẳng dám than phiền với ai. Để giữ hòa khí trong gia đình, tôi phải sống như người mù, điếc trước tất cả mọi sự”, chị Ngân tâm sự.
Theo Emdep
Vợ chồng còng lưng trả 10 triệu đồng/tháng vì bố chồng kiên quyết đòi vào viện dưỡng lão
Cuộc sống đã khó khăn, giờ đây, vợ chồng chị Minh Hằng (40 tuổi, Hà Nội) phải còng lưng, méo mặt trả 10 triệu đồng/tháng tiền viện phí vì bố chồng kiên quyết đòi vào viện dưỡng lão để hưởng thụ cuộc sống.
Gia đình chị Hằng rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng kể từ ngày bố chồng (72 tuổi) một mực đòi vàoviện dưỡng lão sống.
Lương mỗi tháng của hai vợ chồng chị là 25 triệu đồng nhưng nuôi hai đứa con ăn học, viện phí cho bố chồng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô... dù có tính toán, chi tiêu một cách tằn tiện, gia đình chị vẫn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau.
"Tôi không muốn bố chồng vào viện dưỡng lão vì chi phí quá đắt đỏ so với kinh tế của gia đình, còn mang tiếng bất hiếu, nhẫn tâm với họ hàng bên nội. Họ nào biết chúng tôi đã cố gắng khuyên can mà ông nào có chịu, cứ một mực đòi vào trong để an dưỡng tuổi già, hưởng thụ cuộc sống. Tiền viện phí của bố chồng mỗi tháng bằng tiền sinh hoạt của cả gia đình tôi 1 tháng. Nếu như ông chịu ở nhà thì vợ chồng tôi không phải vất vả thế này", chị Hằng than thở.
Chị Hằng nhẩm tính, mỗi tháng, tính riêng tiền viện phí của bố chồng là 10 triệu đồng; 5 triệu đồng chi phí học tập cho hai đứa con lớn đang là sinh viên năm thứ 2 ở Đà Nẵng; 2 triệu đồng tiền học cho cô con gái út đang theo học lớp 9; tiền ăn 4 triệu đồng, 4 triệu còn lại chỉ đủ chi trả tiền điện, nước, chi phí xăng xe, hội hè, đình đám...
Bố chồng chị Hằng còn khỏe mạnh, đi lại, sinh hoạt bình thường. Ngày còn ở chung, con cháu ăn gì thì ông ăn nấy, mỗi tháng mất thêm khoảng 500K tiền thuốc bổ. Tính ra mỗi tháng ông cũng chỉ chi hết 2,5 triệu đồng. Thế nhưng, kể từ ngày bố chồng vào viện dưỡng lão, số tiền này đã phải tăng lên gấp 4 lần.
"Vào viện dưỡng lão cũng có rất nhiều cái tiện lợi, hữu ích là được chăm sóc ăn uống, sức khỏe đảm bảo vì có đội ngũ y bác sỹ bên cạnh, còn có bạn già ngày đêm tâm sự. Vợ chồng tôi an tâm đi làm, không phải lo lắng đến bữa cơm, giấc ngủ cho ông hàng ngày như trước. Thế nhưng, bình quân mỗi năm tôi phải nộp 120 triệu đồng tiền viện phí. Số tiền này bằng cả gia đình tôi ăn 2 năm".
Mỗi lần vào thăm thấy ông cười tươi nói ở đây vui hơn ở nhà vì có nhiều bạn già tâm sự lại chẳng phải suy nghĩ gì. Sáng dậy tập thể dục, ăn sáng, xem phim, chuyện trò lại ăn trưa, đi ngủ... Ốm đau thì có bác sỹ lo. Ông nói muốn sống ở đây đến cuối đời, không phải phiền hà gì con cái. Bố chồng càng nói, chị Hà càng sốt ruột, nghĩ đến khoản viện phí lại đau đầu.
Ngày bố chồng kiên quyết vào viện dưỡng lão cũng là ngày anh em, họ hàng bên nội sống trở mặt với vợ chồng chị Hằng. Họ cho rằng tại vợ chồng chị hắt hủi, đối xử với bố chồng không ra gì nên ông mới có quyết định như vậy.
Cho rằng việc vào viện là quyết định của vợ chồng chị "gieo nhân nào gặp quả đó", sống để đức cho con cháu, mình đối xử với bố mẹ thế nào, mai mốt con cái đối xử với mình như vậy. Không khuyên được bố chồng, không biết giải thích thế nào cho phải với anh em họ hàng, vợ chồng chị Hằng đành mang tội bất hiếu. Không nhờ cậy được anh em, họ hàng, mỗi lần túng thiếu, vợ chồng chị chỉ biết tự xoay xở, chẳng dám than trách ai.
"Tôi không muốn bố chồng vào viện dưỡng lão vì quá tốn kém lắm. Nếu ở nhà, vợ chồng tôi cũng đủ điều kiện để chăm sóc tốt nhưng ông nào chịu nghe. Giờ tôi vừa mang tiếng bất hiếu, vừa phải chạy đôn chạy đáo kiếm tiền để trang trải viện phí. Sắp tới, tôi sẽ thuyết phục bố chồng ra viện, đưa về nhà chăm sóc, lấy tiền đó trang trải những công việc khác, vừa không mang tiếng xấu với đời", chị Hằng tâm sự.
Theo Emdep
Nàng dâu mới và ác mộng về quê chồng 3 ngày nghỉ lễ Về quê chồng vào 3 ngày lễ, Nhung không được đi chơi mà phải cật lực làm việc, bị mẹ chồng chửi mắng, chồng say khướt... khiến những ngày về quê chồng trở thành cơn ác mộng, tủi nhục và nước mắt. Cố gắng mãi nàng dâu mới Tuyết Nhung (28 tuổi, Hà Nội) mới bò được lên thành phố sau 3 ngày...