Bị chó tấn công, vịt tinh ranh nằm im giả chết
Đoạn video quay cảnh một chú chó săn giống Labrador bị lừa bởi một con vịt đang giả chết đã lan truyền nhanh chóng trên mạng và nhiều người xem gọi đây là màn trình diễn “xứng đáng đoạt giải Oscar”.
Trong video, có thể thấy chú chó đang đứng cạnh một con vịt nằm im bất động trên bãi cỏ. Trong khi chú chó chờ đợi và thở hổn hển thì chú vịt không hề cử động một chút nào.
Sau đó, khi có một thứ khác thu hút sự chú ý của con chó đang kích động và khiến nó bỏ đi, con vịt “đột nhiên sống lại”, bỏ chạy trước khi con chó kịp nhìn thấy nó.
Đoạn video được đăng trên mạng với chú thích: “Và giải thưởng của Viện hàn lâm sẽ thuộc về chú vịt”.
Nhiều cư dân mạng cũng đã chia sẻ cảm nhận của họ sau khi xem video.
Một người viết:
“Khi tôi còn nhỏ, bố thường dẫn tôi đi săn vịt và ngỗng. Lần nọ, một con ngỗng cũng đã làm điều này, sau đó nó đã cắn tôi”.
Một người khác nói: “Thật hài hước, đây là một chiến lược thông thường của vịt hay một chiến lược kỳ lạ hiếm gặp?”
Một người cảm thán: “Vịt đã thoát khỏi sự tấn công của chó một cách độc đáo”.
Một người khác có vẻ hiểu biết hơn một chút đã nhận xét:
“Thực sự đây là điều phổ biến. Vịt cũng có thể giả vờ như một chiếc cánh của nó bị gãy, vỗ xung quanh như bị thương và dẫn những kẻ săn mồi rời khỏi tổ của chúng. Sau đó, khi chúng đã ở một khoảng cách an toàn, chúng sẽ bay đi và bay một vòng tròn, trở lại an toàn”.
Con vịt nằm giả chết y như thật
Kênh National Geographic cũng đã xác nhận về lý thuyết giả chết của vịt:
“Khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra, loài vịt nhất định sẽ giả chết. Nó được gọi là trạng thái bất động sung sức và các nhà khoa học nghĩ rằng phản ứng này là một cơ chế bảo vệ.
Thật không may, đó không phải là một phương pháp lúc nào cũng tốt. Dù sao thì những con vịt giả chết này cũng thường bị ăn thịt”.
Kênh truyền hình cũng nói thêm rằng các loài động vật khác bao gồm cả cá và rắn cũng làm điều tương tự.
Con chim kiwi trắng cực hiếm ở New Zealand vừa qua đời
Con chim kiwi trắng có tên Manukura đã trở thành cảm hứng cho nhiều loại đồ chơi nhồi bông, kỷ vật và cả một cuốn sách ảnh tại New Zealand.
Một con kiwi có bộ lông trắng cực hiếm đã chết sau cuộc phẫu thuật, khiến các nhà bảo tồn ở New Zealand đau buồn.
Con Kiwi nâu Manukura ở Đảo Bắc ra đời trong điều kiện nuôi nhốt vào tháng 5/2011 với đặc tính di truyền leucism hiếm gặp, mang lại cho nó bộ lông màu trắng nổi bật.
Con chim này trở thành đại sứ cho cả trung tâm động vật hoang dã quốc gia Pkaha tại núi Bruce ở Wairarapa. Manukura cũng trở thành cảm hứng cho nhiều loại đồ chơi nhồi bông, kỷ vật và cả một cuốn sách ảnh.
Con Kiwi nâu Manukura ở Đảo Bắc ra đời trong điều kiện nuôi nhốt với bộ lông màu trắng nổi bật do đặc tính di truyền leucism hiếm gặp. Ảnh: Getty Images.
Manukura đã được đưa đến bệnh viện Wildbase tại Đại học Massey ở Palmerston North vào đầu tháng này sau khi các nhân viên kiểm lâm tại Pkaha nhận thấy nó đang sụt cân.
Các bác sĩ thú y đã tìm thấy một quả trứng chưa thụ tinh trong bụng Manukura mà nó không thể đẻ ra. Mặc dù họ đã loại bỏ nó thành công, sức khỏe của con chim tiếp tục xấu đi trong những tuần tiếp theo.
Cái chết của nó vào chiều 27/12 đã được thông báo vào ngày hôm sau trên trang Instagram của Pkaha: "Nó sẽ luôn được nhớ đến".
Manukura là con đầu tiên trong số ba con kiwi trắng nở tại Pkaha vào mùa sinh sản 2011-2012. Nó khiến lượng khách đến trung tâm tăng vọt.
Trong một tuyên bố từ Pkaha, người dân bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của Manukura: "Đó là một báu vật quý giá". Một trưởng lão, Manu Kawana, cũng trực tiếp cầu nguyện cho Manukura.
Tổng giám đốc Pkaha, Emily Court, cho biết trung tâm đang tham khảo ý kiến của cư dân về các cách để công chúng tưởng nhớ Manukura.
Trong phần lớn năm đầu khi Manukura sinh ra, nó được xác định là đực, tuy nhiên cuối cùng người ta phát hiện nó thuộc giống cái. Đây lại là một điều bất ngờ khác từ loài chim này.
Kỳ lạ tình trạng không có vân tay của 4 thế hệ trong cùng một gia đình Không chỉ là tình trạng kỳ lạ, đây còn là một bệnh cực kỳ hiếm gặp, xảy ra với một gia đình ở Bangladesh. Ít nhất 4 đời trong cùng một gia đình đều không có vân tay. Apu Sarker (Bangladesh) và ít nhất 4 thành viên khác trong gia đình mắc phải tình trạng không có vân tay. Ảnh: BBC Apu Sarker...