Bỉ: Cho phép trẻ em lựa chọn “cái chết êm ái”
Luật mới của Bỉ cho phép những bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo được lựa chọn cái chết êm ái để chấm dứt chuỗi ngày đau đớn vì bệnh tật.
Ngày 14/2, Quốc hội Bỉ đã thông qua đạo luật cho phép những trẻ em không giới hạn độ tuổi bị mắc bệnh hiểm nghèo không thể qua khỏi được có “cái chết êm ái”.
Nếu đạo luật này được đức vua ký thông qua, Bỉ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép thực hiện cái chết nhân đạo đối với trẻ em không giới hạn độ tuổi.
Để thực hiện “cái chết êm ái” này, các bác sĩ sẽ phải tư vấn và được sự đồng ý của những bệnh nhân nhỏ tuổi đang phải chịu đau đớn vì bệnh tật, đồng thời phải được sự chấp thuận của phụ huynh.
Quốc hội Bỉ thông qua đạo luật cho phép “cái chết êm ái” với trẻ em không giới hạn độ tuổi
Tuy nhiên, những người phản đối đạo luật này cho biết trẻ em chưa đủ chín chắn và bản lĩnh để có thể đưa ra một quyết định khó khăn như vậy.
Bỉ đã hợp pháp hóa “cái chết êm ái” từ 12 năm nay, nhưng chỉ mới áp dụng ở người trưởng thành. Cái chết êm ái là thuật ngữ để chỉ việc can thiệp bằng biện pháp y học của bác sĩ để giúp những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị có được một cái chết nhẹ nhàng không đau đớn, chấm dứt chuỗi ngày thống khổ vì bệnh tật của họ.
Ở Hà Lan, quốc gia láng giềng với Bỉ, hình thức “cái chết êm ái” đã được chấp thuận đối với trẻ em trên 12 tuổi và được sự nhất trí của bố mẹ.
Video đang HOT
Theo luật pháp Hà Lan, yêu cầu cho con mình được chết êm ái của bố mẹ sẽ được bác sĩ thực hiện nếu yêu cầu đó là “tự nguyện và được xem xét kỹ càng”, và bệnh nhân đang phải chịu những cơn đau đớn tột cùng mà không có dấu hiệu cải thiện.
“Đạo luật vô đạo đức”
Khi đạo luật này được bỏ phiếu thông qua, một người có mặt bên trong hội trường Quốc hội Bỉ đã hét lên: “Bọn giết người!”
Những người ủng hộ đạo luật này cho rằng trong thực tiễn đạo luật này sẽ ảnh hưởng đến cực kỳ ít trẻ em, và nhiều bệnh nhân trong số này có thể đang ở tuổi vị thành niên.
Theo quy định của đạo luật này, để được trải qua “cái chết êm ái”, bệnh nhi phải đang trong tình trạng mắc bệnh hiệm nghèo, đang trải qua “nỗi đau đớn thể xác không thể chịu đựng được” và nhiều lần xin được chết.
Liệu trẻ em có đủ chín chắn để tự quyết định cái chết của chính mình?
Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra một khi có sự nhất trí của bố mẹ, bác sĩ và chuyên gia tâm lý của bệnh nhi.
Tuy nhiên những người đứng đầu Giáo hội ở Bỉ lại gọi đạo luật này là vô đạo đức. Tổng giám mục Andre-Joseph Leonard, người đứng đầu Nhà thờ Công giáo ở Bỉ nói: “Luật pháp nói rằng trẻ em không thể đưa ra những quyết định quan trọng về kinh tế hoặc cảm xúc, cớ sao đột nhiên chúng lại có khả năng quyết định cái chết của mình.”
Nhiều bác sĩ khoa nhi đã cảnh báo rằng những trẻ em đặc biệt dễ tổn thương có thể gặp nhiều nguy cơ đối với đạo luật này, bởi chúng không thể thực sự đưa ra một lựa chọn khó khăn đến như vậy.
Hồi tuần trước, 160 bác sĩ nhi Bỉ đã ký một lá thư ngỏ phản đối đạo luật này và cho rằng hiện nước này chưa có nhu cầu bức thiết phải thông qua đạo luật, và hiện nay họ có rất nhiều loại thuốc hiện đại có thể giúp nạn nhân giảm bớt đau đớn.
Mặc dù vậy, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đa số người dân Bỉ ủng hộ việc thông qua đạo luật này, mặc dù phần lớn người dân Bỉ theo Công giáo.
Theo Khampha
Đối tượng nào được đề xuất "chết êm ái"?
GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái" giải thích thêm về đối tượng có thể được "chết êm ái".
Phóng viên NTNN - Dân Việt đã phỏng vấn GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái" vào Luật Dân số.
Ông Cử cho biết: "Cái chết êm ái" đã từng được một số đại biểu Quốc hội đề xuất từ năm 2005, và đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận. Nhiều người cho rằng điều này trái với đạo lý của người Việt. Truyền thống của dân tộc ta là yêu thương đùm bọc, uống nước nhớ nguồn, rất khó để quyết định cho người thân hay chính bản thân mình sống hay chết.
Vậy vì sao ông đề xuất nên cho thực hiện "cái chết êm ái"?
GS- TS Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội) - người đề xuất đưa vấn đề "cái chết êm ái".
- Chúng ta phải thừa nhận thực tế, có nhiều trường hợp người dân mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay, sống trong đau đớn về thể xác, dằn vặt về tinh thần hoặc đã sống thực vật, không còn nhận biết được thế giới. Không chỉ người bệnh khổ ải mà cả gia đình họ cũng gần như mất cuộc sống, mất tương lai khi dồn thời gian, công sức, tiền của trong nhà để chạy chữa cho người bệnh. Vì thế, "cái chết êm ái" trong trường hợp này, với bệnh nhân là một lựa chọn nhân văn hơn.
Theo ông, quy định này sẽ áp dụng cho đối tượng nào?
- Các đối tượng quy định được quyền có "cái chết êm ái" cần phải nghiên cứu hết sức thận trọng. Hiện nay, để đỡ tranh cãi, chúng tôi mới chỉ đề xuất áp dụng cho những bệnh nhân sống thực vật, không còn khả năng nhận thức, trong khi gia đình đã kiệt quệ về tiền bạc, sức lực, mong muốn được "an tử" cho người thân của họ.
Liệu ông có lường trước việc, người bệnh vừa rơi vào tình trạng đó, vẫn còn khả năng hồi phục, nhưng người thân đã vội vàng đòi "án tử" gây ra những cái chết oan ức không?
- Đương nhiên để đưa ra quyết định cho phép một ai đó "chết êm ái" thì cần có những quy định chặt chẽ, cần có sự tư vấn, kiểm tra, kết luận của một hội đồng khoa học, bao gồm nhiều thành viên như bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tâm thần, luật sư, chính quyền... Hội đồng này sẽ chứng thực các điều kiện "được chết" theo đúng quy định. Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể "nuôi" một người không còn nhận thức.
Hiện chúng tôi mới xới xáo vấn đề thôi, còn xây dựng cụ thể như thế nào, các nghị định hướng dẫn thực thi ra sao thì còn là câu chuyện rất dài.
Theo Tuấn Kiệt
Pháp tranh cãi về 'tự sát có trợ giúp' Một cặp vợ chồng cao tuổi người Pháp đã gây tranh cãi về tự sát có trợ giúp sau khi thi thể của họ được tìm thấy tại một phòng khách sạn ở Paris với bức thư chỉ trích luật của Pháp cấm họ kết liễu cuộc đời "một cách thanh thản". Khách sạn Lutetia, nơi đôi vợ chồng người Pháp qua đời...