Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ t.ử von.g
Bị chó nhà cắn từ 2 tháng trước nhưng người phụ nữ 49 tuổ.i ở Đắk Lắk chủ quan không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Sáng nay, bà đã t.ử von.g.
Ngày 18/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp t.ử von.g nghi do bệnh dại.
Đây là trường hợp thứ 7 t.ử von.g nghi do bệnh này tính từ đầu năm tới nay.
Theo đó, ngày 17/11, bà P.T.N (49 tuổ.i, trú tại xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) xuất hiện các triệu chứng người mệt, sợ nước, sợ gió, được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại đây, sau khi thăm khám được bác sĩ chẩn đoán theo dõi bệnh dại lên cơn/THA. Đến 6h45 phút, ngày 18/11, bệnh nhân t.ử von.g với chẩn đoán như trên.
Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 2 tháng trước, bà N. bị chó nuôi của gia đình cắn vào cánh tay phải nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Bnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh nên khi đã lên cơn dại, 100% người mắc bệnh đều t.ử von.g nhanh chóng.
Video đang HOT
Hiện tại, bệnh dại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, việc chủ động phòng bệnh bằng tiêm vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn, mèo cào là việc làm rất quan trọng và cần thiết, nhằm tránh được rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh.
Nhiều người vẫn còn lơ là, chưa hiểu rõ về bệnh dại nên rất chủ quan hoặc điều trị sai cách gây nguy hiểm tính mạng. Ảnh: Morganton.
Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ không qua khỏi của bệnh nhân gần như 100%, đối với cả người và động vật. Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.
Những cái kết thương tâm
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 3 trường hợp không qua khỏi do bệnh dại, tăng 1 ca so với cùng kỳ 2023. Đồng thời, ghi nhận 32 ổ dịch dại trên chó tại 6/11 huyện, thành phố và 21/170 xã phường, tăng 20 ổ so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ca không qua khỏi do bệnh dại đa số đến từ sự chủ quan của người dân, sau khi bị động vật nghi dại cào, cắn đã không tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại kịp thời.
Điển hình là bệnh nhân N.T.S. (69 tuổ.i, ngụ huyện Định Quán), mất đầu tháng 7. Trước đó, khoảng đầu tháng 5, vợ chồng bà S. và ông P.V.T. (71 tuổ.i) mua một con chó đem về nuôi nhốt trong cũi. Trong quá trình chăm sóc, vợ chồng bà S. bị con chó này cắn vào bàn tay. Khoảng 3 ngày sau, con chó đột ngột qua đời và được chế biến thành món ăn sử dụng trong gia đình.
Do chủ quan, vợ chồng bà S. đều không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại cũng như huyết thanh kháng dại mà tự xử lý vết thương tại nhà. Khoảng 2 ngày sau, tình trạng bệnh nặng hơn, bà S. được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai điều trị. Lúc này, bà đã sợ nước, sợ gió.
Đến tối 29/6, bệnh nhân có dấu hiệu nặng, sùi bọt mép, ngưng tim, ngưng thở được cấp cứu duy trì dấu hiệu sinh tồn và không qua khỏi sau đó vài ngày. Kết quả xét nghiệm mẫu nước bọt của bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM dương tính với virus dại.
Một trường hợp khác tại huyện Xuân Lộc, bệnh nhân N.T.N.B. (44 tuổ.i, ngụ xã Xuân Hưng) bị chó cắn nhẹ ở tay vào ngày 25/5 trong khi cho chó ốm uống thuố.c. Cũng trong ngày, con chó cắn tay ông N.V.T. là chồng bà N.T.N.B.
Người dân cần tiêm vaccine phòng dại ngay khi bị chó mèo cào, cắn. Ảnh: CDC Đồng Nai.
Do chủ quan vết thương nhẹ nên 2 vợ chồng chỉ đi khám và xử lý vết thương ở phòng khám tư, dù được tư vấn nhưng 2 vợ chồng không tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.
Ngày 29/8, bà N.T.N.B. lên cơn sốt, đến phòng khám tư nhân truyền dịch nhưng không đỡ. Tối cùng ngày, bệnh nhân có triệu chứng sợ nước, sợ gió, đau đầu mệt mỏi, nên đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc khám.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và được chẩn đoán dương tính với virus dại. Đến ngày 30/8, bà B. không qua khỏi.
Biện pháp cứu mạng duy nhất
Mới đây, tại huyện Tân Phú cũng xảy ra trường hợp không qua khỏi do bệnh dại. Bệnh nhân là ông D.T.Đ. (50 tuổ.i, ngụ huyện Tân Phú). Theo kết quả điều tra dịch tễ, gia đình ông Đ. có nuôi 2 con chó và 1 con mèo (mèo hoang tự đến nhà ở).
Đầu tháng 11/2023, trong lúc 2 con chó và mèo đang đùa giỡn, cắn nhau, ông Đ. đưa tay ra ngăn và bị con mèo cắn vào ngón tay, gây chả.y má.u. Nhưng ông Đ. chỉ rửa vết thương bằng nước và không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại, tới giữa tháng 10, ông Đ. đã phát dại và không qua khỏi.
Bên cạnh sự chủ quan của người dân khi bị động vật nghi dại cắn, không tiêm phòng vaccine và huyết thanh kháng dại hoặc tiêm muộn, thì tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp cũng là mối nguy lớn.
Thêm nữa, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh không qua khỏi do bệnh dại.
Hiện bệnh dại chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại. Tiêm vaccine dại cho cả người và động vật là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ cho chó mèo và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Người dân nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Người dân không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn người dân cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường.
Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod, hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Nhanh chóng đưa người bị cắn đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Người dân không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Vì sao bệnh dại đáng báo động ở Quảng Nam? Báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 12 ổ dịch dại trên động vật. Báo Sức khỏe và Đời sống đã phỏng vấn TS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam về nguyên nhân bùng phát bệnh...