Bị cho là “khùng” khi bỏ tiền trồng cây như rừng dụ cò về làm tổ
“Nhiều người cho tôi là khùng, điên nhà đã nghèo còn bày đặt bỏ tiền thuê đất về trồng cây xanh dụ cò về làm tổ, rồi nó lại bay đi…Nhưng gần 10 năm qua, cò mỗi lúc kéo về làm tổ ngày một nhiều, có thời điểm lên đến hàng nghìn con đậu trắng cả một rừng cây” ông Hà Văn Lâm ở thôn Mai Sơn 1, xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) nói.
Gần 10 năm qua, với diện tích hơn 2 ha được ông Hà Văn Lâm đấu thầu của UBND xã Gia Lạc (huyện Gia Viễn) để trồng cây, nuôi trồng thủy sản. Nhưng tình cờ, năm 2012, một đàn cò trắng khoảng vài chục con bay về trú ngụ, biết “đất lành chim đậu” gia đình đã ngày đêm trồng thêm cây xanh để dụ cò về làm tổ.
Hàng nghìn con cò trắng kéo về trú ngụ. Ảnh: Vũ Thượng
Mỗi ngày đàn cò về càng nhiều, với số lượng lên đến hàng nghìn con. Ông Lâm tiếp tuc tự bỏ tiền túi thuê người vực đất tạo vùng trũng cho cá, tôm, ốc sinh sống để làm thức ăn cho chim cò. Đồng thời, ông còn trồng thêm cây tre, cây lau, sậy…để cò bám đậu và làm tổ sinh nở.
Ông Hà Văn Lâm kể: “Việc bỏ tiền túi để dụ cò về làm tổ khiến nhiều người trong xã nói tôi khùng, điên mới làm như thế. Nhưng tôi đều bỏ ngoài tai, và động viên vợ, con cố gắng trồng thêm nhiều cây xanh, chăm sóc tốt thì tin rằng con cò sẽ kéo về sinh sống”.
Nhiều con cò được ông Hà Văn Lâm cứu sống. Ảnh: Vũ Thượng
Có hôm lợi dụng đêm tối nhiều kẻ lạ mặt đã mang súng vào săn bắt, tiếng cò kêu vang như báo hiệu vị trí để ông Lâm chạy đến ngăn cản. Và những ngày mưa bão ông Lâm cùng vợ đội mưa đi từng gốc cây kiểm tra và đưa những con cò con rơi xuống đất quay về tổ.
Video đang HOT
Cò trắng ngày một sinh nở nhiều. Ảnh: Vũ Thượng
“Việc chăm sóc và bảo về đàn cò đối với vợ chồng tôi như một nhiệm vụ, chúng tôi coi con cò như người bạn không bao giờ bắt. Cũng có lần một nhóm người ở nơi khác về tận nhà đặt vấn đề bắt cò bán cho họ lấy tiền nhưng tôi cương quyết từ chối. Mặc dù, cò về sinh sống không tạo nên kinh tế, nhưng chỉ cần ngắm đàn cò hàng nghìn con là động lực và niềm vui để tôi tiếp tục công việc” ông Hà Văn Lâm tâm sự thêm.
Đặc biệt, vào mùa cò sinh sản, vợ chồng ông Lâm còn mua thuốc về phun để khử trùng khu vực vườn cây, đảm bảo cho cò sinh sản tốt và ngăn không bị dịch bệnh, nhờ vậy đàn cò ngày một đông thêm.
Ông Vũ Đình Thi – Chủ tịch UBND xã Gia Lạc cho biết: “Diện tích vợ chồng ông Lâm trồng cây cho cò về làm tổ là đang thầu của xã, theo quan sát mỗi ngày cò về một nhiều, bay trắng xóa cả một bầu trời. Để bảo vệ, chúng tôi đã có biện pháp cử anh em Công an thường xuyên kiểm tra nếu có đối tượng nào vào săn bắt thì sẽ xứ lý nghiêm”.
Hiện nay, số lượng cò trắng, vạc, diệc bay về làm tổ, sinh nở trong khu vườn nhà ông Lâm quản lý ngày càng gia tăng, vợ chồng ông đang có ý tưởng mở rộng thêm diện tích, phủ kín thêm cây xanh cho chim cò đậu. Bên cạnh ấy, mong muốn đảo cò của gia đình sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái cho cộng đồng đến tham quan.
Theo Danviet
Rợp trời cò trắng chao nghiêng
Nếu các vườn cò Lạng Giang, Đồng Xuyên, Lập Thạch... gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn thì đảo Cò nằm giữa hồ An Dương (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, Hải Dương) được ví như "sân chim" xứ Bắc.
Cả nghìn cánh cò chao nghiêng gọi nhau bay về tổ lúc chiều muộn ở đảo Cò.
Khu rừng tre, trúc đan xen là nơi trú ngụ của cò, vạc và nhiều loài chim hoang dã khác.
Những chú cò trắng với đôi chân mảnh khảnh đang tìm chỗ đậu trên những cành tre mềm mại.
Cò đậu nhiều đến nỗi những cây bạch đàn to không kịp mọc chồi, trông xa xa như những cành hoa điểm đầy bông trắng.
Đây hiện là nơi cư ngụ của hơn 15.000 con cò, 5.000 con vạc với các chủng loại khác nhau như cò trắng, cò lửa, cò hương, cò ruồi, cò diệc, cò bợ, cò đen, vạc xám, vạc xanh, vạc đen...
Với cảnh quan thiên nhiên của vùng ngập nước ven sông Hồng trải rộng trên diện tích 3.000m2, đảo Cò là một dải đất nổi, được phủ kín bởi những rặng tre, xanh mướt mát.
Xưa, đây là vùng đất chiêm trũng nằm ven bờ sông Hồng. Tương truyền, vào khoảng thế kỷ XV, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Hồng, gây ngập lụt nơi đây. Khi mưa lũ rút đi đã để lại một hồ nước lớn.Sau đó được người dân đặt tên là An Dương với độ sâu hơn 20m.
Theo thời gian, từng đàn cò, vạc và nhiều loài chim nước đã tìm về đây trú ngụ. Đàn chim làm tổ và cư ngụ ở đảo Cò từ tháng 9 cho đến tận tháng 4 năm sau. Trong khoảng thời gian này, cả vùng quê vốn tĩnh lặng sẽ trở lên huyên náo, rộn ràng bởi những "vũ điệu" cò, vạc rợp trời, không ngớt.
Không phải vào tận các sân chim ở miền Tây Nam Bộ mới được chứng kiến những cánh cò bay rợp bầu trời, đến đảo Cò trên lòng hồ An Dương cũng đủ khiến du khách thỏa mắt ngắm nhìn hàng nghìn, hàng vạn con xoáy tròn trên không hay vút bay, kéo theo cả đàn bay sát mặt hồ đẹp như bức tranh thủy mặc vào mỗi buổi chiều.
Khi hoàng hôn buông là khoảng thời gian đẹp nhất bởi trong ánh sáng dát vàng bầu trời, từng đàn cò từ bốn phương ríu rít gọi nhau bay về tổ trông như một bức tranh thủy mặc.
Thức ăn chủ yếu của cò là các loại ốc, cua, ếch, nhái và nhiều loại côn trùng khác nên địa bàn di cư kiếm ăn rất rộng. Người dân trong vùng sống gần gũi với không bao giờ làm hại đến đàn cò nên có thể dễ bắt gặp hình ảnh những cánh cò thản nhiên kiếm ăn trên những cánh đồng.
Thức ăn chủ yếu của cò là các loại ốc, cua, ếch, nhái và nhiều loại côn trùng khác nên địa bàn di cư kiếm ăn rất rộng. Người dân trong vùng sống gần gũi với không bao giờ làm hại đến đàn cò nên có thể dễ bắt gặp hình ảnh những cánh cò thản nhiên kiếm ăn trên những cánh đồng.
Theo Danviet
Ninh Bình: 8X bỏ việc ngân hàng về quê nuôi cá, kiếm 500 triệu/năm Từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao ở ngân hàng ở đất kinh kỳ để về quê nuôi cá, chỉ sau 5 năm, chàng trai trẻ Hoàng Thanh Liêm, 34 tuổi, ở xã Gia Phương (Gia Viễn, Ninh Bình) đã xây dựng được trang trại nuôi cá rộng hơn 3ha và đem về thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm Trò...