Bị chỉ trích vì khoe thân thô thiển trên phim
Tập phim “ A Scandal In Belgravia” của loạt phim truyền hình “ Sherlock”, Anh đã nhận hơn 100 lời khiếu nại của khán giả vì cảnh khoe thân thô tục của diễn viên Lara Pulver.
Lara Pulver đã “lột bỏ” hoàn toàn quần áo khỏi cơ thể ngoại trừ đôi bông tai và đôi giày cao gót trong 2 cảnh quay khoảng 90 giây với vai Irene Adler trong phim Sherlock. Tập phim trên đã thu hút nhiều người xem nhất trên iPlayer trực tuyến của BBC.
Tuy nhiên, nữ diễn viên 31 tuổi này cũng gặp không ít sự chỉ trích.
Tập phim A Scandal In Belgravia được phát sóng ở thời điểm trước 21 giờ nên làm cho 100 khán giả khiếu nạn phàn nàn rằng họ không được tôn trọng. Nhiều cảnh khỏa thân thô thiển của nữ diễn viên Lara khiến họ nhức mắt.
Lara khỏa thân trên Sherlock
Trong khi đó, người đẹp Lara tỏ vẻ rất tự hào với cảnh khỏa thân. Cô chia sẻ với Radio Times rằng cô sẵn sàng cởi bỏ quần áo cho một phút và làm khán giả nhớ đến mình.
Video đang HOT
Nữ diễn viên này cũng thừa nhận cô đã lựa chọn việc khỏa thân hoàn toàn mà không cần sử dụng “dụng cụ” bảo trợ được đoàn phim cung cấp. Lara nhấn mạnh rằng cô chỉ đồng ý khỏa thân trong Sherlock bởi vì nó phục vụ cho vai diễn và không phải khỏa thân để khoe thân.
Tuy nhiên, dù biện luận thế nào thì nữ diễn viên này vẫn bị người xem phàn nàn và họ cho rằng cô khỏa thân chỉ để khoe thân.
Lara từng xuất hiện trong phim: Robin Hood, True Blood, Spooks…
Theo Việt báo
'Prometheus' - bí ẩn về nguồn gốc loài người
Ngoài phần hình ảnh đẹp và rùng rợn, bom tấn giả tưởng của đạo diễn kỳ cựu Ridley Scott còn đặt ra những câu hỏi uyên thâm về sự sống trên Trái đất.
Năm 1979, đạo diễn người Anh Ridley Scott làm nên lịch sử của dòng phim khoa học giả tưởng, với tác phẩm điện ảnh thứ hai - Alien. Câu chuyện, cách thể hiện và kỹ xảo của Alien đã tạo nên những bước đột phá quan trọng ở thể loại phim này. Tuy nhiên, kể từ sau Blade Runner (1982), Ridley Scott tập trung cho các tác phẩm tâm lý tội ác ( Thelma and Louise, Hannibal) hay hành động - sử thi ( Gladiator, Kingdom of Heaven, Robin Hood). Mùa hè năm nay, Ridley Scott trở lại với thể loại phim mà ông say mê bằng tác phẩm Prometheus.
Ý tưởng của Prometheus được Ridley Scott và đạo diễn Avatar - James Cameron - xây dựng từ đầu những năm 2000 nhưng phải tới 2010, đạo diễn người Anh mới có thể tiến hành thực hiện. Phim lấy bối cảnh vào cuối thế kỷ 21, khi hai tiến sĩ khoa học Elizabeth Shaw và Charlie Holloway phát hiện ra những vết tích của một nền văn minh cổ đại được chạm khắc trên các hang động. Cả hai thuyết phục được tổ chức Weyland tài trợ ngân sách và mời một số nhà địa chất, nghiên cứu cùng thực hiện chuyến thám hiểm tới hành tinh lạ. Con tàu Prometheus là chiếc chìa khóa đưa họ đi tìm câu trả lời về bí ẩn nguồn gốc loài người...
Các nhân vật chính của phim "Prometheus". Ảnh: Fox.
Ngay từ những phút mở đầu, Ridley Scott đã đem tới cho người xem những hình ảnh về tự nhiên rất đẹp mắt và tạo nên một không khí u ám, huyền bí trên màn ảnh rộng. Ngày nay, nhiều bộ phim phụ thuộc vào công nghệ CGI (dựng hình ảnh bằng máy tính) thì Prometheus lại thuộc số ít phim có dàn cảnh thật và rất đồ sộ. Phim quay ở 5 trường quay lớn ở Anh và tạo nên một "sân chơi khổng lồ" của người ngoài hành tinh. Khi con tàu Prometheus bay đến "hành tinh chết", cảnh quan đầu tiên tại nơi đây dễ khiến cho khán giả nhớ đến Pandora trong Avatar. Tuy nhiên, khác với sự lộng lẫy, huyền ảo trong trí tưởng tượng của James Cameron, "hành tinh chết" của Ridley Scott mang màu xám u ám, nhưng vẫn đẹp một cách hoang tàn.
Những cảnh quay toàn được dàn dựng công phu và chân thật, được sự hỗ trợ của công nghệ 3D càng trở nên đẹp mắt hơn. Prometheus được quay bằng những camera 3D chứ không phải quay 2D xong chuyển sang 3D ở hậu kỳ nên hình ảnh có chiều sâu và sắc nét. Hình ảnh ấn tượng nhất là khi nhân vật David ở trong phòng chỉ huy và nhìn ngắm ảnh ảo của dải ngân hà rực rỡ. Cảnh quay này ít nhiều mang đến cho khán giả một sự trải nghiệm giống như cảnh hai nhân vật Jake Sully và Neytiri của Avatar nhìn ngắm những sinh vật kỳ ảo bay lượn trong đêm ở hành tinh Pandora ba năm trước.
Một cảnh quay để lại nhiều ấn tượng trong phim. Ảnh: Fox.
Prometheus là một bộ phim "thuần" khoa học giả tưởng theo phong cách kinh điển như Alien, Predator, Species từ câu chuyện, các tuyến nhân vật đến hình ảnh. Điểm nhìn của khán giả đi theo hành trình khám phá hang động khổng lồ trên hành tinh chết của nhóm thám hiểm do hai tiếng sĩ Shaw và Holloway dẫn đầu. Yếu tố rùng rợn trong phim được xây dựng rất tốt, gây ám ảnh bởi những hình ảnh nhầy nhụa, nhơ nhớp của các sinh vật lạ ngoài hành tinh và sự xuất hiện bất thình lình của những yếu tố siêu nhiên. Câu chuyện thu hút bởi những câu hỏi về nguồn gốc loài người - Họ là ai? Tại sao họ lại tạo ra chúng ta? Đâu là khởi nguồn của sự sống? Cuộc chạm trán với đấng tối cao sẽ thế nào?
Sau vai diễn không mấy ấn tượng trong Sherlock Holmes 2: A Game of Shadows, "cô gái có hình xăm rồng" Noomi Rapace có phần thể hiện tuyệt vời trong Prometheus. Cô vào vai chính - nữ tiến sĩ Elizabeth Shaw - luôn có lòng tin ở Chúa và muốn tìm kiếm câu trả lời về nguồn gốc loài người. Noomi thể hiện một hình ảnh khi dữ dội, lúc lại yếu đuối trong bộ phim này nhưng ở nhân vật Shaw luôn có một sự mạnh mẽ tiềm tàng. Ngoại hình của Noomi Rapace khi vào vai Shaw cũng gợi nhớ đến Ellen Ripley - nhân vật trong Alien gắn với tên tuổi của Sigourney Weaver và được coi là một trong những biểu tượng vĩ đại của thể loại phim khoa học giả tưởng.
Ngoài Elizabeth Shaw, nhân vật David của tài tử Michael Fassbender cũng rất thú vị. Đây là một robot trong đoàn thám hiểm và có trí thông minh, khả năng nhận biết nhạy bén hơn người. Cách thể hiện của Michael Fassbender rất lôi cuốn, tạo nên một sự hấp dẫn, bí ẩn cho David. Tính cách của David kích thích trí tò mò của người xem, muốn theo dõi xem rốt cục đây là nhân vật thiện hay ác. David là một nhân vật hay nhưng đáng tiếc vai trò lại chưa được tận dụng sâu hơn bởi có lẽ Ridley Scott muốn "ém" lại cho phần hai.
Hình ảnh của "Prometheus" được dàn dựng công phu, hoành tráng. Ảnh: Fox.
Sau 30 năm đạo diễn Ridley Scott mới trở lại với dòng phim khoa học giả tưởng nên người hâm mộ đặt kỳ vọng rất lớn vào Prometheus. Với những gì đã thể hiện, có thể bộ phim chưa thực sự thỏa mãn được những khán giả nào quá mong đợi vào một sự đột phá như Alien năm xưa. Prometheus xây dựng nên một ý tưởng quá rộng lớn - nguồn gốc con người, bí ẩn ở hành tinh lạ, đức tin nhân loại và sự sống, những bí mật của ngành khảo cổ... nên trong hơn hai tiếng chiều dài phim, các câu hỏi và các vấn đề không thể giải quyết hết được. Dường như mọi thứ trong Prometheus chỉ mới là sự khởi nguồn cho những gì bí ẩn nhất, dữ dội nhất sẽ diễn ra trong Paradise (theo một số nguồn tin, đây là tên dự kiến của phần hai).
Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của khán giả thông thường thì rất lâu rồi, điện ảnh thế giới mới có một bộ phim "thuần" khoa học giả tưởng có nhiều yếu tố hấp dẫn như Prometheus. Dù kinh phí chỉ vào khoảng 130 triệu USD (ít hơn nhiều so với các bom tấn thời gian gần đây), cách thể hiện, những cảnh quay và hiệu ứng hình ảnh của bộ phim vẫn đủ sức mang đến sự choáng ngợp cho số đông người xem trong 124 phút. Ý tưởng câu chuyện và đoạn kết của Prometheus cũng cho thấy phần hai rất đáng để chờ đợi.
Prometheus (Hành trình đến hành tinh chết) khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 15/6 với cả hai định dạng 3D và 2D.
Theo VNE
'Madagascar 3' vượt mặt bom tấn giả tưởng Với hơn 60 triệu USD trong ba ngày ra mắt, phần ba của siêu phẩm hoạt hình 3D nổi tiếng vượt qua "Prometheus" của đạo diễn Ridley Scott để trở thành phim ăn khách nhất tuần này. Trong tuần qua, bảng xếp hạng phim Bắc Mỹ có cuộc so tài rất kịch tính giữa hai tác phẩm mới là Madagascar 3: Europe"s Most...