Bị chỉ trích quá nhiều, NPH lên kế hoạch cấm toàn bộ trẻ trâu, “Dưới 12 tuổi thì không nên chơi game”
Một động thái rất quyết liệt từ phía Tencent nhằm giới hạn giiờ chơi của các game thủ nhí.
Vấn nạn trẻ trâu có thể không bàn tới, nhưng một trong những yếu tố khiến cho game online vẫn đang gặp phải vô số những chỉ trích chính là việc số lượng trẻ em sa đà, đam mê quá đà vào các tựa game đang có dấu hiệu ngày một gia tăng. Nếu như WHO từng công nhận nghiện game là một bệnh tâm thần thì thời gian gần đây, không ít những luồng dư luận lên tiếng chỉ trích các tựa game đang làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ vị thành niên. Và một trong những ông lớn bị chỉ trích nhiều nhất, Tencent mới đây đã đưa ra một đề xuất đầy táo bạo.
Nói Tencent bị chỉ trích và ảnh hưởng nhiều nhất cũng không sai vì ngay sau khi các thông tin này xuất hiện, giá cổ phiếu của Tencent đã tụt giảm 10%. Đó cũng là lý do mà nhà phát triển này sau đó đã đưa ra thông báo cho biết hãng rất coi trọng việc bảo vệ trẻ vị thành niên và sẽ liên tục nâng cao các biện pháp bảo vệ. Tencent cũng đưa ra thống kê cho rằng trung bình mỗi ngày, có 5,8 triệu tài khoản bị hạn chế đăng nhập và liên kết thanh toán chỉ vì một lý do, chưa đủ tuổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sức ép ngày càng lớn đã khiến cho Tencent không thể không hành động. Một chính sách “Giảm gấp đôi” đã được đưa ra đề cập đến việc giảm thời gian chơi cũng như khả năng nạp tiền của các game thủ. Cụ thể, những ai chưa đủ tuổi vị thành niên, ngày bình thường sẽ chỉ được chơi 1 giờ, thay vì 1,5 giờ như trước và trong các ngày nghỉ lễ, con số này là 2 giờ thay vì 3 giờ như trước. Ngoài ra, các học sinh tiểu học bị cấm 100% việc nạp tiền vào game. Chưa kể, với riêng tựa game anh em của Liên Quân Mobile – Honour of Kings ( Vương Giả Vinh Diệu) -, Tencent còn đang cân nhắc về một lệnh cấm hoàn toàn các game thủ còn tiểu học, tức là dưới 12 tuổi có thể chơi game.
Bên cạnh đó, hãng cũng đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường việc giám sát, xác minh danh tính các tài khoản và thậm chí còn suy nghĩ tới việc sẽ làm mạnh tay nếu như phát hiện ra có người bán tài khoản cho các “cháu” tiểu học. Nhưng đáng quan ngại hơn, ông lớn này còn đang rủ rê toàn ngành công nghiệp game thảo luận về vấn đề cấm các trẻ em dưới 12 tuổi tham gia vào các tựa game online. Tương lai đáng báo động dành cho các game thủ trẻ là đây chứ đâu.
Cạn lời ý thức trẻ trâu, game thủ Lửa Chùa phá tan tành Google Dịch thành như thế này đây
Có lẽ chính những thành phần như thế này khiến cho cộng đồng mạng luôn có một cái nhìn thiếu thiện cảm với "Lửa Chùa".
Điều đầu tiên cần phải khẳng định, Free Fire không phải là một tựa game xấu. Bởi chẳng có một game xấu nào lại có thể đạt hơn 1 tỷ lượt tải trên Google Play, liên tục đứng trong Top 10 tựa game có doanh thu lớn nhất toàn cầu. Và nếu đây là một tựa game không ra gì, thì chẳng có lý do gì mà Free Fire lại có một lượng người chơi khổng lồ, không riêng gì tại Việt Nam mà còn nhiều nơi khác trên thế giới.
Nhưng có một sự thật đáng buồn, tại thị trường Việt Nam, Free Fire lại phải nhận nhiều định kiến đến nỗi mang luôn một biệt danh "Lửa Chùa". Bởi lẽ, tuy không phải toàn bộ 100% người chơi Free Fire đều xấu nhưng cộng đồng này đang tồn tại một bộ phận không nhỏ game thủ với ý thức trẻ trâu và "phá phách".
Cụ thể mới đây, một hoặc một nhóm người chơi Lửa Chùa nào đó đã sửa luôn khái niệm Free Fire trên Google Translate thành "Game của Garena ". Dù có sửa thành bất kỳ ngôn ngữ nào với cụm từ "Free Fire" đi chăng nữa thì kết quả tiếng Việt vẫn trả về như vậy. Chính vì ý thức của một bộ phận không nhỏ game thủ Lửa Chùa như vậy nên cộng đồng tựa game này vô hình chung bị nhận định kiến, không chỉ từ người chơi Việt mà còn cả cư dân mạng tại Việt Nam.
Bởi lẽ, hành động này của người chơi Lửa Chùa đã vượt quá phạm vi của một tựa game và cộng đồng game. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ và khiến cho một công cụ rất hữu dụng của Google thành trò đùa gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. Theo VnExpress "Các chuyên gia công nghệ đánh giá, việc đẩy các đoạn dịch sai lên Google Translate không đơn thuần là trò đùa, mà còn là hành động phá hoại, làm ảnh hưởng lớn đến người dùng và những đối tác Việt Nam đang sử dụng dịch vụ."
Tàn phá "Nút Cách", vừa đeo tai nghe vừa hát và những chiêu trò của game thủ Việt ngày xưa khiến chủ quán net cỏ nào cũng phải ngao ngán Ra net cỏ chơi sợ nhất gặp phải mấy mẫu game thủ kiểu này đây. Cách đây khoảng hơn chục năm về trước, kinh doanh net cỏ có lẽ là một trong những ngành nghề "kiếm ăn" tốt nhất tại Việt Nam khi mà vào lúc đó, nhu cầu ra net của các game thủ Việt là rất lớn chứ chưa có dấu...