Bị chê toàn cảnh nóng, bạo lực, diễn viên “Người phán xử” bức xúc đáp trả
Trước quá nhiều nhận xét trái chiều về nội dung “ Người phán xử tiền truyện”, một số diễn viên trong phim đã chính thức lên tiếng.
Sau thành công từ bộ phim truyền hình Người phán xử, tối 21.5, phần tiền truyện phiên bản online của bộ phim này đã chính thức lên sóng trên website của VTV. Phim kể về quá khứ của các nhân vật đã quen thuộc với khán giả ở Người phán xử phiên bản truyền hình như Phan Quân (NSND Hoàng Dũng), Lương Bổng (NSƯT Trung Anh), Phan Hải ( Việt Anh), anh em Tuấn – Tú ( Trọng Hùng – Doãn Quốc Đam), Đồng cá ngão ( Tùng Dương), Vân Điệp (Thanh Bi)… Tuy nhiên, ngay sau tập đầu tiên phát sóng đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng, cho rằng phần tiền truyện mới mở đầu đã có quá nhiều tình tiết bạo lực, cảnh nóng và cả chửi thề đậm chất xã hội đen.
Dù phía nhà sản xuất đã lên tiếng giải thích, cho biết vì những tập phim phần tiền truyện phát sóng online nên không giới hạn như bản truyền hình, thế nhưng, những nhận xét mang tính phản đối từ khán giả vẫn không ngừng xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội.
Một trong những cảnh bạo lực, tra tấn dã man ở Người phán xử tiền truyện.
Đứng trước sự phản đối của số đông công chúng, một số diễn viên trong phim đã có những chia sẻ chính thức. Việt Anh (trong vai Phan Hải) bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân: “Khổ quá, đã có cảnh báo không khuyến khích trẻ em dưới 18 tuổi rồi, lại cứ tò mò loay hoay vào xem rồi tuyên bố như đúng rồi: đề nghị dừng chiếu vì quá bạo lực, không có tính giáo giục, làm ảnh hưởng thế hệ trẻ, quá sex, chửi thề quá nhiều… Nhưng chốt lại vẫn một đặc tính quen thuộc là không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
Nói rõ thêm về quan điểm cá nhân của mình, diễn viên Việt Anh khẳng định phần tiền truyện Người phán xử có nội dung rất đời nhưng lại bị phản ứng. “Cứ bị gắn cho cái trách nhiệm mà đáng lẽ nó thuộc người khác”, nam diễn viên nói thêm.
Với lời nhận xét từ khán giả, yêu cầu ngừng chiếu Người phán xử tiền truyện vì những cảnh máu me, bạo lực dễ làm trẻ nhỏ học theo và hư hỏng cả một thế hệ, nam diễn viên Doãn Quốc Đam – người đảm nhận vai Trần Tú bức xúc đáp trả, cho rằng mọi người đã quá nghiêm trọng vấn đề này.
“Người ta đã cảnh báo trước là phim bạo lực mà? Hô chúng nó coi làm chi rồi lại kêu hỏng cả một thế hệ? Trước khi bị những tác nhân, hoàn cảnh xã hội làm hỏng thì những đứa bé con các bạn vẫn ở trong vòng an toàn, vòng tay gia đình. Nơi mà các bạn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục”, nam diễn viên viết trên trang cá nhân.
“Các bạn yêu phim mở miệng ra là thần tượng người nọ, người kia các bạn đã giúp được gì họ hay chỉ thấy nói những lời làm đau lòng nhau? Cho nên tôi ghét cái sự mà mọi người gọi là nổi tiếng để rồi lôi tôi lên bàn nhậu, lôi ra thêu dệt lên những tấm lụa xấu xí”, Doãn Quốc Đam thẳng thắn.
Nam diễn viên Doãn Quốc Đam và Tùng Dương cũng đều bày tỏ ý kiến trước những lời nhận xét trái chiều, yêu cầu phim ngừng chiếu từ số đông khán giả.
Nam diễn viên Tùng Dương (vai Đồng cá ngão) nhận định những lời chỉ trích của khán giả là điều không tránh khỏi, khi điện ảnh đang trong giai đoạn chuyển giao mang tính hội nhập thì những bộ phim mang tính chân thực, có giá trị giải trí cao luôn nhận những ý kiến trái chiều.
Video đang HOT
“Đó là xu thế phát triển tất yếu của điện ảnh – truyền hình trong thời kỳ hội nhập: phim ảnh cần phản ánh trung thực, phản ánh sát nhất với đời sống xảy ra ngoài xã hội, các chi tiết và lời thoại cần chân thực nhất và mang hơi thở cuộc sống. Cứ xem phim Mỹ thì sẽ thấy, điện ảnh Mỹ là một ví dụ rõ nét nhất về tính chân thực của điện ảnh”, diễn viên Tùng Dương nói về những cảnh bạo lực gây tranh cãi trong phim.
Theo Danviet
'Người phán xử': Chửi thề bạo lực thì bị lên án, giang hồ lịch sự lại cho là phi lý?
Vừa lên sóng tập đầu tiên, nội dung "Người phán xử tiền truyện" gặp phải không ít bình luận, ý kiến trái chiều từ phía khán giả và cộng đồng mạng.
Người phán xử tiền truyện là phần phim phát hành online dành tặng khán giả sau khi tác phẩm truyền hình Người phán xử lên sóng thành công ngoài mong đợi trong năm 2017. Nội dung 4 tập tiền truyện kể về cuộc chiến trong thế giới ngầm của các nhân vật chính như ông trùm Phan Quân, Phan Hải, Lương Bổng,... ở thời điểm trước khi phần 1 lên sóng.
Phần 1 Người phán xử tiền truyện diễn ra ngay trước thời điểm tổ chức kỷ niệm ngày cưới của ông trùm Phan Quân và Hồ Thu.
Tập 1 Người phán xử tiền truyện chính thức ra mắt khán giả ngày 21/5/2018. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi, bộ phim ngay lập tức nhận về không ít bình luận trái chiều từ phía khán giả và cộng đồng mạng. Hầu hết trong đó liên quan đến vấn đề sử dụng lời thoại, hình ảnh có nhiều điểm khác biệt so với phần phim được phát sóng trên truyền hình trước đó.
Khán giả "la làng" vì phim sử dụng hình ảnh máu me, bạo lực và quá nhiều từ ngữ chửi thề tục tĩu
Tập 1 Người phán xử tiền truyện mở đầu bằng cuộc xô xát giữa hai băng nhóm của Long "Bá Đạo" (Anh Tuấn) và Đồng "Cá Ngão" (Tùng Dương) do pha phi đao giết người hết sức tình cờ của chủ sới "chọi người" - Phan Hải (Việt Anh) gây nên. Cả hai bên đều được trang bị vũ khí đầy đủ như mã tấu, đao, kiếm, khi lâm trận không ngại sử dụng chúng để chiến đấu quyết liệt. Ngay sau đó, cảnh phim dừng lại trong một căn phòng bỏ hoang, nơi Phan Hải sử dụng những phương thức tra tấn tàn nhẫn với chồng của cô bồ Vân Điệp, cảnh bạo lực, máu me khiến khán giả khiếp sợ.
Phim mở đầu bằng cảnh đánh lộn, xô xát giữa các băng nhóm.
Cảnh máu me tàn nhẫn lúc tra tấn khiến người xem khiếp sợ.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều người xem tỏ ra khó chịu với loạt cảnh quay quá mức tình tứ giữa Phan Hải và Vân Điệp, đặc biệt trong phân đoạn "giường chiếu" của hai người. Không chỉ tiếp xúc da thịt, cả hai còn sử dụng những từ ngữ khá thô tục, suồng sã để tán tỉnh lẫn nhau.
Nhiều hình ảnh nóng bỏng và ngôn từ tục tĩu được thể hiện trong phim.
Tập phim chỉ kéo dài 24 phút, trong đó Phan Hải được xem là người chiếm "spotlight" nhiều nhất. Tuy nhiên, nhân vật này lại thường xuyên la lối, hành động như mất kiểm soát hoặc liên tục sử dụng từ ngữ thô tục, chửi thề. Lướt một vòng fanpage của bộ phim, không khó để nhìn thấy những bình luận phản ánh, chỉ trích về vấn đề này:"Phim bạo lực, hung dữ, đâm chém, mưu mô, không hay bằng phần trước", "Tình tiết phim vô lý, rời rạc. Diễn viên chửi thề nhiều gây phản cảm",...
Nhân vật lịch sự, nho nhã lại bị coi là phi lý
Chớ chêu ở chỗ bị chê nhiều về tính chất bạo lực, thô tục là thế nhưng Người phán xử tiền truyện vẫn khiến một số người nhận xét là có tuyến nhân vật lịch sự, nho nhã đến mức... phi lý. Cụ thể, sự xuất hiện của Lương Bổng với tác phong rất điềm tĩnh, lịch sự trong trận chiến giữa Long "bá đạo" và Đồng "cá ngão" làm người xem "mắt chữ A, mồm chữ O" thốt lên: "Văn hóa ứng xử trong thế giới ngầm có phải tốt quá rồi không? Giữa lúc đánh nhau sống còn mà vẫn có thời gian chào hỏi nhau như thật!".
Chỉ cần một lời mời của ông trùm đã đủ khiến Long "bá đạo" và Đồng "cá ngão" khiếp sợ, cũng tạm dừng tranh chấp ở đó. Khi đứng trước bàn phán xử, hai bên cãi vã nảy lửa cũng bị một câu nạt nhẹ của Phan Quân làm cho im bặt. Đành rằng những quy tắc trên dưới trong thế giới ngầm là không thể phá vỡ nhưng lề lối, khuôn phép đến vậy thì cũng thật bất ngờ.
Ngoài ra, ở những phân cảnh giao tiếp giữa Phan Hải với Lương Bổng, có thể thấy người này tỏ ra khá bao dung với cậu chủ nhỏ của mình. Đặc biệt, trong lần Phan Hải gọi điện đòi Lương Bổng thanh toán tiền nợ để mở lại thẻ tín dụng, giọng điệu quá mức chậm rãi, nho nhã của vị quản gia trung thành này khiến cũng khiến khán giả chẳng thể nuốt trôi. Xem xong tập phim, có một số người nhận xét:"Phim không hay như mong đợi. Làm phim cũng chẳng giống hiện thực xã hội. Giang hồ chợ lớn gì mà lịch sự thế?", "Cảm tưởng như Lương Bổng là tầng lớp trí thức chứ chả phải giang hồ", "Chất phim khác rồi, không còn kịch tính như trước nữa",...
Sống sao cho vừa lòng khán giả?
Tái hiện chân thực cuộc sống của thế giới ngầm thì bị cho là bạo lực, tục tĩu; lịch sự, nho nhã thì bị chê phi lý, thật khó để Người phán xử tiền truyện có thể làm vừa lòng toàn bộ khán giả, đặc biệt như cái bóng thành công của Người phán xửbản truyền hình trước đó còn quá lớn. Tuy nhiên, phải chăng người xem đã có cái nhìn quá mức khắt khe đối với bộ phim này?
Mới đây, trả lời phỏng vấn về điều này, diễn viên Việt Anh (người vào vai Phan Hải) nhận xét phim có nhiều cảnh nóng và câu thoại hơi "đời" nên không khuyến khích các bạn trẻ dưới 18 tuổi theo dõi. Anh cho rằng: "Cá nhân tôi thấy đây là sự khác biệt giữa phần phát trên truyền hình với phát trực tuyến trên Internet. Chính điểm khác biệt này tạo nên màu sắc và sức hấp dẫn riêng của bản online.
Nếu các bạn trẻ tò mò xem phim rồi đề nghị dừng chiếu vì quá bạo lực, quá "nóng bỏng", chửi thề quá nhiều, không có tính giáo dục, ảnh hưởng thế hệ trẻ... là do "không đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng". Tính thẩm mỹ của một bộ phim phải được đánh giá trên tổng thể phim chứ không qua một vài câu thoại được" - Nam diễn viên nói thêm.
Theo diễn viên Tùng Dương - người vào vai Đồng "cá ngão": "Với tôi, đã không đóng giang hồ thì thôi, còn đã đóng thì lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động... phải sát với thực tế. Có như vậy nhân vật mới có sức sống, nhất là với một phiên bản phát online, không phổ cập trên sóng quốc gia".
Giống như lời NSND Hoàng Dũng, xét cho cùng Người phán xử ngoại truyện chỉ là một tác phẩm phim ảnh được phát hành online, vì thế có thể mái hơn một chút so với phiên bản truyền hình. Phát hành online mà quá tiết chế sẽ mất đi cái thật của cuộc sống: "Ngoài đời người ta còn nói bậy kinh khủng hơn nhiều mà nếu để nhân vật nói văn hoa quá sẽ giả tạo lắm. Trong phim, không phải nhân vật nào cũng "chửi thề" và không phải cảnh nào cũng thanh trừng nhau. Những nhân vật như: Lương Bổng, Phan Quân... có nói bậy hoặc đánh nhau đâu".
Người phán xử hay phần tiền truyện đều kể câu chuyện về những con người thuộc thế giới ngầm, nơi những hoạt động, việc làm xấu xa, chém giết ngày ngày được thực hiện. Vậy nên, dù nhân vật thường xuyên văng tục hay hơi nho nhã, lịch sự đi chăng nữa thì hẳn nó cũng phản ánh một bộ phận trong số trăm kiểu người nơi xã hội. Và với tư cách một khán giả xem online, hẳn người xem không nên quá mức xét nét, soi kỹ tác phẩm giống phim truyền hình - thể loại mà bất cứ ai có thể xem được.
Ngoài ra, dù kịch ban đầu đã được Việt hóa nhưng vẫn có nguồn gốc từ Israel. Trong khi đó, phần tiền truyện hoàn toàn do đạo diễn Việt Nam sản xuất nên sự khác biệt một số chi tiết về nội dung, nét văn hóa cũng là điều dễ hiểu. Mong rằng khán giả sẽ có cái nhìn thoáng hơn, dễ dàng hơn để có thể thưởng thức tác phẩm một cách trọn vẹn và đúng chất.
Theo Saostar
Khán giả phát hiện 'điều bí ẩn' sau khi xem xong tập 1 'Người phán xử tiền truyện' Sau khoảng thời gian "ém hàng", tập 1 "Người phán xử tiền truyện" đã chính thức lên sóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía khán giả và những người hâm mộ chờ đợi để theo dõi bộ phim. Tối 21/5, tập 1 Người phán xử tiền truyện chính thức lên sóng online với nội dung gay cấn, cuốn hút ngay...