Bị chê đắt, tác giả Oculus Rift lên tiếng phân bua
Giống như bất kì thiết bị điện tử thời thượng nào khác, giá của Oculus Rift rồi đến một thời điểm sẽ phải giảm xuống.
Theo sau màn công bố giá bán chính thức không mấy nhẹ nhàng của thiết bị thực tế ảo đang rất được mong chờ Oculus Rift vào tuần trước, mới đây người sáng tạo ra chiếc kính – Palmer Luckey đã có một số chia sẻ về vấn đề tại sao người dùng cần phải bỏ ra số tiền lớn như vậy nếu muốn trải nghiệm công nghệ mới hứa hẹn làm thay đổi bộ mặt ngành giải trí này.
Kính Oculus Rift và các phụ kiện kèm theo gói sản phẩm giá 600 USD.
Trước đây khi Oculus Rift còn đang trong giai đoạn kêu gọi hỗ trợ vốn phát triển từ cộng đồng thông qua Kickstarter, một trong những điều mà Oculus VR hứa hẹn đó là: “Sản phẩm mang tính chất đột phá, ổn định và giá thành rẻ.” 600 USD (tương đương 13,5 triệu VND) rõ ràng không phải cái giá lấy gì làm thuyết phục cho tuyên bố nói trên, và về vấn đề này nhà sáng chế trẻ tuổi năm nay mới chỉ 23 tuổi Palmer Luckey nói:
Video đang HOT
“Tôi vẫn muốn đưa công nghệ thực tế ảo đến với những tiêu chí rẻ, ổn định và đột phá, nhưng nó cũng cần phải đạt đến chất lượng nhất định. 3 năm trước, tôi nghĩ rằng 300 USD là đủ cho một chiếc kính hoạt động tốt trên một máy tính tầm trung. Nhưng kể từ đó đến nay chúng tôi đã học được thêm nhiều điều. Thị trường cũng đã thay đổi. Chúng tôi không còn là bên duy nhất cung cấp thực tế ảo đến với mọi người nữa. “
Quả thực trong vòng vài năm qua, rất nhiều ông lớn công nghệ đã đặt chân vào thị trường công nghệ thực tế ảo.
Luckey cũng nói rằng anh hoàn toàn hiểu nếu như mọi người không muốn bỏ ra 600 USD ngay lúc này chỉ để sở hữu chiếc kính thực tế ảo chứ chưa nói gì đến cỗ PC đủ mạnh để cho phép nó hoạt động. Nhưng Luckey cho rằng giống với các thiết bị điện tử khác như TV, màn hình máy tính và đặc biệt là smartphone, công nghệ thực thế ảo sẽ dần giảm giá trong tương lai khi chúng bắt đầu trở nên phổ biến.
“Các bạn cần phải hiểu rằng 600 USD là cái giá để tạo ra một thiết bị đạt chất lượng ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi cần phải thuyết phục mọi người tin rằng công nghệ thực tế ảo thật tuyệt trước khi cố gắng phổ biến nó đến mọi đối tượng. Rồi một ngày thực tế ảo sẽ có mặt trên mọi máy tính và khi ấy, nó cũng sẽ được chia thành nhiều phân khúc với mức giá từ bình dân đến cao cấp. ” – Palmer tiếp tục.
Tác giả Oculus Rift tin rằng rồi một ngày thực tế ảo sẽ đến với mọi nhà.
“Giống như điện thoại thông minh, cái giá phải trả cho cùng một hiệu năng sẽ giảm dần theo thời gian. Hiện tại bạn có thể mua một mẫu bình dân giá 100 USD nhưng hoàn toàn vượt trội so với mẫu tốt nhất giá 600 USD ở 5 năm về trước. ” – Một nhận định khó lòng phản bác mà Palmer đưa ra trong nỗ lực phân bua về giá của Oculus Rift.
Theo các thông tin giới thiệu vào tuần trước, gói 600 USD của Oculus Rift bên cạnh chiếc kính còn bao gồm thêm một tay cầm Xbox One, thiết bị điều khiển Oculus Remote, một bộ cảm biến và hai tựa game bản quyền EVE: Valkyrie, Lucky’s Tale. Người dùng có thể đặt mua thiết bị trên trang chủ của Oculus VR nhưng hiện tại các khu vực hỗ trợ vận chuyển chưa có Việt Nam.
Theo Gamek
Bất ngờ trước 'Dự án ma' về Star Wars thu 360 triệu VNĐ tiền đầu tư
Không biết liệu chủ dự án có phải đã quá ngây thơ hay cố tình lừa đảo khi sử dụng thương hiệu Star Wars trái phép cho một tựa game ma.
Cộng đồng game quốc tế đang thực sự xôn xao trước một dự án game huy động vốn trên trang Kickstarter. Dự án này được cho là phát triển một tựa game hành động nhập vai thế giới mở có quy mô lớn và đặt cột mốc thu về 200,000 USD tiền đầu tư. Nhưng vấn đề ở đây là việc dự án có tính chất thương mại này lại lấy thương hiệu Star Wars mà chưa xin phép chủ sở hữu Lucasfilm. Hơn nữa, trang dự án trên Kickstarter gần như không có gì ngoài một đoạn mô tả dài dòng về cách tựa game thể hiện trên thực tế như thế nào. Không có bất cứ đoạn video, hình ảnh hay thậm chí là các hình vẽ phác thảo nào được đưa trang cho thấy tính mờ ảo của dự án này.
Bản thân chủ của dự án này được giới thiệu là một người chuyên kinh doanh các loại mặt hàng quần áo và hoàn toàn không hề có kinh nghiệm làm game. Hơn nữa, bản thân dự án cũng chưa hề có đội ngũ hay bất cứ lập trình viên nào tham gia phát triển khiến tính phi thực tế trở nên rõ ràng. Có lẽ, điều duy nhất mà nhiều người đặt câu hỏi về dự án Star Wars ảo này là liệu người khởi xướng có thật sự ngây ngô quá mức hay là lừa đảo một cách vụng về. Thế nhưng, nó vẫn nhận được sự ủng hộ của ít nhất 72 người với số tiền lên đến hơn 16,000 USD.
Rõ ràng, dự án game ma có những lỗ hổng rõ ràng về tính logic thực tế, chưa kể đến tính pháp lý do đây là một sản phẩm thương mại được phát triển từ một thương hiệu khác mà không được cấp phép. Nhưng cũng từ vấn đề này mà cộng đồng đặt ra một câu hỏi rất lớn về những bất cập trong việc quản lý các dự án huy động vốn cộng đồng. Bản thân các trang web như Kickstarter hay IndieGoGo đã từng phải chịu điều tiếng sau không ít các dự án lừa đảo từng xuất hiện trước đó. Thiết nghĩ, các trang chuyên huy động vốn cộng đồng cần phải có các biện pháp mạnh để bảo vệ người dùng cũng như những người làm dự án chân chính và giúp việc huy động vốn trở nên lành mạnh và rõ ràng hơn.
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Hàng loạt các sản phẩm buộc phải trì hoãn ngay đầu 2016 Việc sản xuất game đang ngày càng phức tạp và game thủ cũng ngày càng khó tính hơn, điều này buộc nhà sản xuất phải ngốn thêm một khoảng thời gian để tối ưu và tinh chỉnh nhiều hơn nữa. Dưới đây là các sản phẩm sẽ buộc phải trì hoãn từ vài tuần đến hàng năm trời. Bản mở rộng của Rainbow...