Bị chê đá tệ, Lingard và Rashford thách thức CĐV MU
Bị chỉ trích vì màn trình diễn nghèo nàn, Jesse Lingard và Marcus Rashford lên mạng xã hội đăng con số bí ẩn để thách thức người hâm mộ.
Marcus Rashford và Jesse Lingard là 2 trong số những cái tên của MU nhận nhiều chỉ trích vì màn trình diễn không tốt trong mùa giải 2018/19. Bộ đôi cầu thủ người Anh còn khiến CĐV “ nóng mắt” khi dành nhiều thời gian cho những vấn đề ngoài chuyên môn.
Con số 0,012% xuất hiện trên trang cá nhân của Rashford và Lingard.
Rashford và Lingard đồng loạt đăng lên trang cá nhân dòng chữ số “0,012%”. Theo thống kê của Business Insider, nước Anh có trung bình khoảng 1,5 triệu trẻ em gia nhập các lò đào tạo mỗi năm, nhưng chỉ 180 người trong số đó trở thành cầu thủ chuyên nghiệp tại Premier League.
Đây được coi là hành động đáp trả những chỉ trích từ phía Lingard và Rashford. 2 cầu thủ Man Utd muốn dùng con số 0,012% để nhắc nhở người hâm mộ rằng, họ là số ít cầu thủ thành công từ môi trường bóng đá khắc nghiệt tại xứ sở sương mù.
Hành động này của Lingard, Rashford khiến CĐV bất bình. “Kiêu căng, tự mãn” là những từ người hâm mộ “Quỷ đỏ” dùng để nói về bộ đôi chạy cánh này.
“Hãy cứ tiếp tục suy nghĩ như vậy đi. Rồi hai cậu sẽ chơi ở League 2 (giải hạng ba Anh) vào năm 30 tuổi”, một CĐV cho biết.
Pogba, Lingard và Rashford là nhóm cầu thủ MU thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội. Ảnh: Getty.
“Tôi không nghĩ con số 0,012% là thước đo thành công. Đó đơn thuần chỉ là tỷ lệ ghi bàn của Rashford và Lingard ở mùa này”, một người hâm mộ khác chế nhạo. “Lingard với thói ăn chơi đã làm hỏng Marcus Rashford”, một CĐV buộc tội.
Sau nhiều lần đi tu nghiệp tại các CLB cấp thấp, Lingard mới có màn ra mắt Premier League ở tuổi 23. Trong khi đó, Rashford có xuất phát điểm tốt hơn khi được HLV Louis Van Gaal trao cơ hội ở tuổi 19, nhưng lại có dấu hiệu chững lại trong quãng thời gian gần đây.
Mùa giải vừa qua, Lingard ra sân 27 lần với 4 bàn và 2 kiến tạo. Rashford được trao nhiều cơ hội hơn, nhưng 10 bàn và 6 pha kiến tạo trong 33 trận là chưa đủ để thuyết phục người hâm mộ.
Vượt mặt Ronaldo, Rashford trở thành cầu thủ nhanh nhất thế giới. Rashford, Ronaldo hay Coman là những cái tên đứng đầu trong danh sách cầu thủ nhanh nhất thế giới. Tất cả luôn dành nhiều thời gian luyện tập để duy trì phong độ của mình.
Theo Zing
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài viết, trong đó đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Theo nội dung bài viết, Việt Nam đang phát triển một chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới được định hướng bởi "tầm nhìn Việt Nam 2035", nơi công nghệ sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành và lĩnh vực. Việt Nam cũng đang khai thác những lợi ích tiềm năng của Vạn vật kết nối (IoT). Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ thích nghi công nghệ mới rất nhanh.
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Sáng kiến AI sẽ là toàn diện, một mô hình cho các quốc gia khác học tập. Ví dụ, một phái đoàn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến Mỹ vào tháng 4/ 2018 để làm việc với Viện Michael Dukakis (MDI) và Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) để thảo luận về việc hỗ trợ của họ trong việc phát triển một chiến lược kinh tế AI cho Việt Nam.
Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các kỹ năng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ đang phát triển của mình. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, đã có 291 triệu USD được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2017, tăng 42% so với năm 2016.
Năm 2012, Việt Nam khởi động Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng và quyết định để đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo chiến lược này, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao dự sẽ chiếm 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020.
Năm 2018, Việt Nam đưa ra "Kế hoạch hành động quốc gia về việc thực hiện Chương trình 2030 vì sự phát triển bền vững", nhắc lại rằng khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh một chiến lược tốt về khoa học và công nghệ và mong muốn tận dụng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Về nguồn nhân lực, mặc dù Việt Nam có một số lượng lớn các nhà khoa học và kỹ sư, song chất lượng vẫn là một vấn đề. Việt Nam đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác trong Bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu và trường đại học. Các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam có xu hướng nổi trội trong các lĩnh vực toán học và khoa học máy tính, nơi đòi hỏi ít vốn để thành lập phòng thí nghiệm.
Các tổ chức nghiên cứu có xu hướng tiến hành nghiên cứu độc lập với rất ít hoặc không có sự hợp tác với các tổ chức trong nước khác. Các giáo sư đại học không có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp.
Về mặt quản lý, Việt Nam không có một chính sách hay ưu tiên rõ ràng nào để định hướng cho khoa học và công nghệ. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính không đủ để đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như Phân tích dữ liệu, Vạn vật kết nối hoặc AI, trong khi Việt Nam có nhiều kỹ sư, nhà khoa học trong các lĩnh vực khác.
Sự mất cân đối trong cung-cầu có thể thúc đẩy sinh viên trẻ học bất cứ thứ gì khác ngoài lĩnh vực kỹ thuật. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư là yếu và các cơ chế để thúc đẩy mối liên kết là rất cần thiết.
Việt Nam cần thiết lập một tầm nhìn rõ ràng cho Công nghiệp 4.0 và xây dựng chiến lược để thực hiện và hiện thực hóa tầm nhìn đó. Minh bạch là điều phải làm. Khi Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của Công nghiệp 4.0, nước này phải hồi sinh giáo dục và đào tạo kết hợp với phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Việt Nam phải cung cấp đủ nguồn lực và tài chính để đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu và tạo môi trường khuyến khích sự đổi mới. Điều này có nghĩa là tăng mức độ linh hoạt trong nghiên cứu, tự chủ và minh bạch trong phát triển nghề nghiệp.
Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng các học viện quốc tế và các tổ chức đa phương để chuyển giao kiến thức tiên tiến cho các tổ chức nghiên trong nước. Việt Nam nên tiếp cận để nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên hợp quốc (UN), Liên minh châu Âu (EU) cũng như các tập đoàn đa quốc gia./.
Theo bnews
Từ Hiểu Đông từng bị đánh vỡ đầu, phải khâu 26 mũi Võ sĩ người Trung Quốc từng bị đối thủ kém gần 20 tuổi đánh rách vùng trán và phải khâu tới 26 mũi bởi "thói ngông cuồng ngạo mạn". Năm 2018, võ sĩ MMA họ Từ từng lên tiếng thách thức cùng lúc 4 võ sĩ boxing. Kết quả là anh bị hạ gục bởi Diêm Súy (Yan Shuai), người mới 21 tuổi...