Bị ‘chế’ cảnh thảm sát báo chí và chính trị gia, Tổng thống Trump phản ứng thế nào?
Phát ngôn viên Nhà Trắng cho hay, ông Donald Trump lên án mạnh mẽ video chế ông thảm sát báo chí và chính trị gia được chiếu tại khu nghỉ dưỡng ở Miami.
Nhà Trắng lên án mạnh mẽ video chế Tổng thống Mỹ Donald Trump bắn súng và đâm các nhân vật truyền thông và đối thủ chính trị. Video này được chiếu ngay tại một khu nghỉ dưỡng của gia đình tổng thống ở Florida trong buổi họp mặt của những người ủng hộ ông Trump vào tuần trước.
“Tổng thống Trump chưa xem video, ông ấy sẽ sớm xem nó, nhưng dựa trên tất cả những gì nghe được, ông ấy lên án mạnh mẽ video này”, phát ngôn viên Nhà Trắng Stephanie Grisham cho hay trên Twitter.
Video được xác định là một cảnh trong bộ phim Mât vu Kingsman do Anh sản xuất năm 2014. Trong video, khuôn mặt của ông Trump được ghép vào cơ thể của một người đàn ông mặc vest cầm súng. Người này sau đó bước vào một nhà thờ và bắt đầu nổ súng vào những người có khuôn mặt được thay thế bằng logo của các hãng truyền thông, tờ báo, bao gồm CNN, The Washington Post và các chính trị gia.
Ông Trump lên án gay gắt video chế ông thảm sát truyền thông và chính trị gia (SCMP).
Trong cơn thịnh nộ ở nơi cầu nguyện – những người làm video đổi thành “Nhà thờ của đám tin tức giả”, nhân vật được chế là ông Trump đánh vào gáy nhân vật giống cố Thượng nghị sĩ John McCain và bắn vào đầu Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020.
Cũng trong đoạn video này, ông Trump “chế” ném Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney xuống đất và đánh cựu Tổng thống Barack Obama từ phía sau rồi ném ông Obama vào tường.
Video đang HOT
Hội nghị này được tổ chức bởi nhóm American Priority – thân ông Trump, ở một khu nghỉ dưỡng của tổng thống tại Miami vào tuần trước. Đoạn phim được một người tham dự gửi cho New York Times.
Tờ New York Times đưa tin, một số nhân vật thân cận với tổng thống như con trai ông, Donald Trump Jr., cựu phát ngôn viên Sarah Huckabee Sanders, và Thống đốc Florida Ron DeSantis có trong danh sách khách mời phát biểu tại sự kiện này.
Người tổ chức sự kiện Alex Philips nói với New York Times rằng, đoạn video chỉ là hình ảnh hài hước, không liên quan tới hội nghị hay được bất kỳ cá nhân, tổ chức nào phê chuẩn. “Ưu tiên của nước Mỹ là phản đối mọi hình thức bạo lực chính trị“, ông Philips cho hay.
Video chế này bị chỉ trích dữ dội bởi các phương tiện truyền thông Mỹ. CNN cho biết trên Twitter: “Đây không phải là lần đầu tiên những người ủng hộ Tổng thống thúc đẩy bạo lực chống lại giới truyền thông trong một video, nhưng đó là điều rất tồi tệ”.
(Nguồn: SCMP)
KÔNG ANH
Theo VTC
Điều gì xảy ra khi không còn quốc gia nào công nhận Đài Loan?
Kể từ năm 2016, 7 quốc gia đồng minh đã quay lưng với Đài Loan để nhận viện trợ từ Trung Quốc, hiện chỉ còn 15 quốc gia công nhận Đài Loan và con số này có thể còn tiếp tục giảm trong tương lai.
Chính quyển Tổng thống Mỹ Donald Trump thời gian qua tích cực bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo Taiwan News, tháng 9.2019, cả đảo quốc Solomon và Kiribati đều chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, khiến hòn đảo này chỉ còn được 15 quốc gia trên thế giới công nhận.
Kể từ năm 2016, tổng cộng đã có 7 quốc gia chấm dứt quan hệ với Đài Loan. Nhưng liệu điều này có quan trọng?
Trung Quốc ngày nay coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời nên các quốc gia trên thế giới chỉ có thể công nhận Đài Loan hoặc Trung Quốc.
Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị, sẵn sàng viện trợ cho các đảo quốc nhỏ bé. Kết quả là Đài Loan ngày càng yếu thế.
Dưới thời lãnh đạo Thái Anh Văn, Đài Loan càng cương quyết phản đối chính sách một quốc gia hai chế độ nên càng khiến Trung Quốc tăng cường bao vây và cô lập Đài Loan.
Chuyện gì xảy ra nếu 15 quốc gia còn lại không công nhận Đài Loan? Giới chức hòn đảo đã từng nghĩ về việc bị cô lập khi Mỹ năm 1979 tuyên bố công nhận Trung Quốc.
Nhưng mọi chuyện đến nay vẫn chưa đến mức tồi tệ khi Mỹ vẫn cam kết cung cấp vũ khí để đảm bảo an ninh cho hòn đảo.
Báo Đài Loan cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường gây sức ép để các quốc gia ngừng công nhận Đài Loan có thể nằm trong toan tính làm ảnh hưởng đến chiến dịch tái tranh cử của lãnh đạo Thái Anh Văn.
Nguy cơ 15 quốc gia còn lại ngừng công nhận Đài Loan là hoàn toàn có thể. Điển hình là trường hợp của đảo quốc Kiribati. Trung Quốc đồng ý hỗ trợ 500 triệu USD để hòn đảo này mua máy bay dân dụng, trong khi Đài Loan từng khước từ lời đề nghị tương tự của Kiribati.
Trong trường hợp cả 15 nước quay sang ủng hộ Trung Quốc, tác động đối với Đài Loan có thể chỉ ở mức không đáng kể.
Đó bởi các quốc gia công nhận Đài Loan đều là quốc gia nhỏ, không có tiếng nói trên trường quốc tế. Trong khi đó, các cường quốc trên thế giới dù không công nhận, nhưng ngầm ủng hộ và hỗ trợ Đài Loan. Cư dân Đài Loan được miễn visa ở 166 nước, so với Trung Quốc chỉ là 21 nước.
Điều này cho thấy cô lập toàn diện Đài Loan là điều không hề dễ dàng với Trung Quốc. Về mặt đối nội, người dân Đài Loan dường như không mấy bận tâm khi các đảo quốc quay lưng.
Đối với họ, duy trì quan hệ là tốt nhưng nếu Đài Loan phải tăng cường hỗ trợ đến mức giới hạn thì số tiền đó để đầu tư ở hòn đảo còn tốt hơn, theo Taiwan News.
Có thể nói, Đài Loan sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ chính thức và không chính thức với các nước trên thế giới. Nhưng điều này đòi hỏi các hành động sáng tạo của Đài Loan để tăng cường mối quan hệ không chính thức với các quốc gia đóng vai trò quan trọng như Mỹ hay Úc, Taiwan News kết luận.
Theo danviet
Ông Trump tuyên bố đạt thỏa thuận "lớn chưa từng có" với Trung Quốc Tổng thống Donald Trump chia sẻ tin không thể vui hơn với nông dân Mỹ khi Washington đạt thỏa thuận một phần với Bắc Kinh. Đây được xem là thỏa thuận lớn nhất từng đạt được dành cho nông dân Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "Thỏa thuận mà tôi vừa đạt được với Trung...