Bị chảy máu mũi, khi nào phải đi gặp bác sĩ hoặc cấp cứu?
Chảy máu mũi có thể đáng sợ, nhưng thường không có gì nghiêm trọng và thường có thể được điều trị tại nhà.
Chảy máu không ngừng, lâu hơn 20 phút, sau khi đã 2 lần cố gắng kẹp mũi mỗi lần 10 phút thì bạn cần đi cấp cứu ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi bị chảy máu mũi, máu chảy ra từ một hoặc cả hai lỗ mũi. Có thể nặng hoặc nhẹ và kéo dài từ vài giây đến 15 phút trở lên.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, chảy máu mũi có thể chỉ ra bệnh nghiêm trọng, theo Express.
Không phải lúc nào cũng có thể xác định lý do chính xác gây chảy máu mũi. Có hai loại chảy máu mũi.
Chảy máu mũi trước xảy ra khi các mạch máu ở phía trước mũi bị vỡ và chảy máu.
Chảy máu mũi sau xảy ra ở phía sau hoặc phần sâu nhất của mũi.
Mỗi loại có nguyên nhân khác nhau.
Trong trường hợp chảy máu mũi sau, máu chảy xuống sau cổ họng và loại chảy máu mũi này có thể nguy hiểm, theo Express.
Chảy máu mũi trước
Phần lớn chảy máu mũi là chảy máu mũi trước, nghĩa là chảy máu từ thành giữa vách ngăn mũi, ngay bên trong mũi. Phần mũi này chứa nhiều mạch máu mỏng manh có thể dễ dàng bị hư hại.
Nguyên nhân có thể do:
Ngoáy mũi, cay mũi
Xì mũi rất mạnh
Một vết thương nhỏ ở mũi
Mũi bị nghẹt thường do nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cúm
Không khí khô hoặc nhiệt độ tăng làm khô bên trong mũi
Video đang HOT
Dị ứng
Ở vùng cao
Sử dụng quá nhiều thuốc thông mũi
Lệch vách ngăn bẩm sinh hoặc chấn thương
Chảy máu mũi trước phổ biến ở trẻ em hơn và thường không có gì nghiêm trọng và có thể tự khỏi, theo Express.
Chảy máu mũi sau
Một số ít trường hợp là chảy máu mũi sau, nghĩa là chảy máu bắt nguồn từ các nhánh của động mạch ở khoang mũi.
Loại này phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Có thể nghiêm trọng hơn chảy máu mũi trước và chảy máu nhiều hơn. Cần đi gặp bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân, theo Express.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi sau bao gồm:
Bị chấn thương ở đầu hoặc gãy mũi
Phẫu thuật mũi gần đây
Uống các loại thuốc dễ gây chảy máu như aspirin và thuốc chống đông máu
Có khối u trong khoang mũi
Có bất thường đông máu, như bệnh tan máu
Xuất huyết dưới màng cứng di truyền
Bệnh bạch cầu (rất hiếm gặp)
Huyết áp cao cũng phổ biến hơn ở những người bị chảy máu cam và có thể làm cho máu khó cầm hơn
Cách nhận biết chảy máu mũi trước hoặc chảy máu mũi sau
Chảy máu mũi sau xảy ra khi các nhánh động mạch cung cấp máu cho mũi bị tổn thương. Tổn thương động mạch này dẫn đến chảy máu nặng hơn chảy máu mũi trước và máu thường có thể chảy vào cổ họng.
Nếu chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút, hoặc chảy máu bắt đầu sau khi bị thương ở đầu hoặc mặt, có khả năng đó là chảy máu mũi sau, theo Medical News Today.
Khi nào chảy máu mũi là nghiêm trọng?
Chảy máu mũi thường không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thường xuyên bị chảy máu mũi hoặc chảy rất nhiều có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như huyết áp cao, suy tim sung huyết hoặc rối loạn đông máu, và cần được kiểm tra, Viện Y tế Quốc gia Anh cho biết.
Phải làm gì khi bị chảy máu mũi?
Để cầm chảy máu mũi, cần:
Ngồi xuống và kẹp chặt 2 cánh mũi trong ít nhất 10 – 15 phút
Nghiêng về phía trước và thở bằng miệng để điều hướng máu thoát ra qua đường mũi thay vì xuống phía sau cổ họng
Chườm đá hoặc khăn lạnh lên sống mũi
Đừng nằm mà ngồi thẳng, nhằm làm giảm áp lực trong các mạch máu ở mũi và ngăn chặn chảy máu thêm, theo Express.
Khi nào cần đi bác sĩ?
Bình thường, máu sẽ tự ngừng chảy. Tuy nhiên, một số trường hợp sau cần đi gặp bác sĩ.
Đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn đông máu
Có các triệu chứng thiếu máu như tim đập nhanh, khó thở và da tái nhợt, theo NHS Inform.
Trẻ em dưới 2 tuổi bị chảy máu mũi
Thường xuyên chảy
Khi nào cần đi cấp cứu?
Nhờ người đưa đi cấp cứu ngay, nếu:
Chảy máu không ngừng, lâu hơn 20 phút, sau khi đã 2 lần cố gắng kẹp mũi mỗi lần 10 phút
Chảy máu rất nhiều và mất rất nhiều máu
Cảm thấy khó thở, chóng mặt và mệt
Nuốt một lượng máu lớn gây nôn mửa
Sau khi bị ngã hoặc chấn thương, theo Express.
Ngửa cổ lên khi chảy máu cam, cách xử trí sai lầm nhiều người mắc
Chảy máu mũi hay còn được gọi là chảy máu cam, là tình trạng có máu chảy ra từ một bên hoặc cả 2 bên mũi. Nhiều người thấy chảy máu cam thường ngửa cổ lên để giảm tình trạng chảy máu.
Anh Nguyễn Văn An - Hạ Long, Quảng Ninh, cho biết gần đây anh bị chảy máu cam 2,3 lần/ngày. Anh đã đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ cho biết nguyên nhân do tình trạng viêm mũi. Mỗi lần chảy máu cam anh An thường ngửa mặt lên trời và lấy bông nhét vào mũi.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là thói quen xử trí sai lầm vì khi chảy máu cam phải cúi mặt xuống.
Chị Nguyễn Thị Dung - Hà Đông, Hà Nội kể con gái 4 tuổi của chị thi thoảng vẫn bị chảy máu cam. Chị Dung cho đi khám nhưng cháu không có bệnh lý gì. Tuy nhiên, chị hay mắc phải thói quen là thấy bé chảy máu cam là bảo con ngửa cổ lên để máu ngưng chảy.
Tuần trước, bé chảy máu cam, chị bảo con ngửa mặt lên khiến máu chảy nhiều rơi xuống họng và cháu ho sặc sụa ra máu khiến bà mẹ này hoảng hốt. Qua kiểm tra, các bác sĩ cho biết do tình trạng nóng nắng làm viêm mũi của bé. Lúc này, chị Dung mới biết thói quen xử trí khi con chị chảy máu cam từ trước tới nay là sai.
Hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều xuất hiện ở một bên mũi, ít khi xuất hiện ở cả 2 mũi. Đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân gây nên.
Ở trẻ em, tỷ lệ chảy máu cam cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Nguyên nhân của chảy máu cam là do vỡ các mạch máu trong mũi, gây ra tình trạng chảy máu.
Chay mau mui có 2 loại, chay mau mui truơc va chay mau mui sau. Chay mau mui truơc xay ra ơ thanh thiêu nien thuơng do chân thuong cay mui va do tiêp xuc vơi moi truơng nong, kho. Chay mau mui sau thuơng xay ra ơ nguơi tren 50 tuôi; ơ nhom tuôi duơi 50, đai đa sô la nam giơi va mọt sô nư giơi do co hiẹn tuơng giam sut estrogen. Mọt sô truơng hơp thì khong co nguyen nhan ro rang.
Chị Huỳnh Thị Bích Hà - cử nhân điều dưỡng, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân và khi bị chảy máu mũi cách xử lý như thế nào cũng rất quan trọng.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi, theo chị Huỳnh Thị Bích Hà - hiện tượng chảy máu mũi có thể do viêm mũi và nhiễm trùng mũi, chấn thương do tác động bên ngoài vết thương mũi hoặc gãy xương mũi.
Không nên ngửa cổ lên khi chảy máu cam
Một số trường hợp có thể do khối u ở mũi. Một số người bị bệnh cao huyết áp, rối loạn đông máu và các bệnh về máu cũng tăng nguy cơ chảy máu mũi. Nguyên nhân gây chảy máu mũi nữa có thể do uống thuốc nào đó.
Khi bị chảy máu mũi, theo chị Hà người bị chảy máu nên ngồi cúi đầu ra trước, dùng ngón cái và ngón trỏ đè thật chặt vào cánh mũi ít nhất 5 phút. Trong lúc đó, người bệnh thở bình thường bằng miệng.
Khi bị chảy máu mũi, tuyệt đối không nằm xuống vì máu sẽ chảy ngược vào phía trong gây sặc, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn bình tĩnh, không nên hoảng sợ và cần bình tĩnh xử trí.
Để giảm nguy cơ chảy máu mũi, chị Hà cho rằng mọi người không ngoáy mũi, không cho tay vào mũi, không dụi mũi, xì mũi quá mạnh, uống thuốc đều đặn theo toa. Cần tránh rượu bia, gió, bụi, khói, hơi hóa chất, máy lạnh, quạt máy thổi vào mặt, không gắng sức làm việc trong tháng đầu sau mổ, nên tái khám đúng hẹn. Nếu chảy máu mũi trở lại nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Nhiều người có thói quen xấu, các bác sĩ cho rằng cần bỏ qua thói quen này vì ngoáy mũi có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Thường xuyên ngoáy mũi sau khi chảy máu mũi sẽ tăng nguy cơ tiếp tục bị chảy máu.
Ngoáy mũi Thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến bao người giật mình bởi những tác hại khủng khiếp này Ngoáy mũi thường xuyên gây ra hàng tá tác hại nguy hiểm mà bạn không tưởng được, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Ắt hẳn ngoáy mũi là tật xấu của rất nhiều người, bởi nhiều khảo sát đã chứng minh có đến 75% dân số xem việc ngoáy mũi là một thói quen khó bỏ. Ngoáy mũi không phải là...