Bị chất vấn, Trung Quốc tìm cách lảng
Trong ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La 1-6, dư luận tiếp tục nóng lên vì bài phát biểu của Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại diễn đàn với chủ đề “Tầm nhìn của các cường quốc vì hòa bình và an ninh khu vực Thái Bình Dương”.
Về cơ bản Trung tướng Vương Quán Trung, vẫn đưa ra thông điệp tốt đẹp về Trung Quốc thực hiện chính sách Trỗi dậy hòa bình, sẵn sàng hợp tác với các nước khác để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực theo hình thức “Đôi bên cùng thắng”. Tuy vậy, một số thông điệp mà đại diện quân đội Trung Quốc đưa ra tại diễn đàn Shangri-La đã gây ngạc nhiên với dư luận bởi nó đi ngược lại những điều diễn ra trên thực tế.
Đó là việc Trung Quốc khẳng định không bao giờ sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, có các hành động khiêu khích. Nhiều câu hỏi đã được các học giả và đại biểu đặt ra với người đại diện quân đội Trung Quốc yêu cầu giải thích về tính pháp lý của đường 9 đoạn, giải thích về những hành vi của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện Trung Quốc đã tránh trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng dưới góc nhìn của các học giả.
“Tôi chỉ không hiểu nổi tại sao sau khi thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển,
nước ông lại vẽ ra đường 9 đoạn, việc này là thế nào?”.
Ông Sighn (Học giả Ấn Độ)
Video đang HOT
“Về đường 9 đoạn, ông có thể cho tôi biết đó là gì để mọi người hiểu rõ hơn và thứ hai, Trung Quốc nói rằng chỉ đáp lại những hành động khiêu khích. Vậy ông hãy cho biết Việt Nam đã có hành động khiêu khích gì ở khu vực quần đảo Hoàng Sa để buộc các ông phải đưa giàn khoan ra khu vực đó?”.
Ông Dmitri Sevatopol (Báo Financial Times)
“Trung Quốc đơn phương giải thích luật pháp quốc tế theo cách của họ. Trung Quốc luôn nói có luật pháp quốc tế khác. Tôi vẫn luôn hỏi là các ngài đang áp dụng luật lệ quốc tế nào? Rồi khi họ vận dụng đến lịch sử thì đấy là lịch sử được nhào nặn”.
Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Australia)
“Câu hỏi đặt ra vậy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ra đời để làm gì? Đó là điều khó hiểu cho công chúng, cho giới truyền thông, cho các chính trị gia ở châu Á. Trung Quốc một mặt tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển nhưng một mặt, khi có tranh chấp xảy ra với họ thì họ nói Công ước này không thể áp dụng được”.
Ông Fredy Fsteiger (Phó Tổng biên tập Đài phát thanh SRF, Thụy Sĩ)
Theo ANTD
Hội hữu nghị 2 nước Việt Nam- Mông Cổ lên án Trung Quốc
Nhận lời mời của Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam Ts. Dashtsevel, đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ do Chủ tịch hội Hồ Xuân Hùng dẫn đầu đã tới thăm Mông Cổ từ ngày 1 đến ngày 6-6-2014, cùng đi có một số doanh nghiệp Việt Nam
Trong thời gian chuyến thăm, đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ đã đến chào Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hòa bình, hữu nghị Mông Cổ, tới thăm Trường 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Ulanbato và phối hợp với Hội Hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức tọa đàm doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Mông Cổ.
Quang cảnh buổi làm việc giữa 2 hội hữu nghị
Hai bên đánh giá cao ý nghĩa của việc tổ chức tọa đàm doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (17/11/1954-17/11/2014), coi đây là dịp tốt để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa nhân dân hai nước.
Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục, tích cực quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ và người Mông Cổ tại Việt Nam; ủng hộ các doanh nghiệp hai nước tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Đặc biệt, hai bên bày tỏ hết sức lo ngại về tình hình biển Đông hiện nay, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hai bên thống nhất cho rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc tại biển Đông là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC). Hành động leo thang trắng trợn của Trung Quốc tại biển Đông đang làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc hết sức quan ngại.
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ Hồ Xuân Hùng chân thành cảm ơn Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam đã dành cho đoàn công tác sự đón tiếp trọng thị, thân tình cũng như đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam là bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Theo ANTD
Phối hợp hành động và xây dựng lòng tin ở châu Á Ngày 21-5, tại Thượng Hải, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ tư về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Tham dự Hội nghị có nhiều lãnh đạo cấp cao đại diện của 26 nước thành viên, nhiều nước và tổ chức quốc tế là quan sát viên và...