Bị chấn thương nhẹ phần mềm nhưng vẫn đau âm ỉ
Bạn đọc Tấn Thành (ở Vĩnh Long) hỏi: Cách nay 2 tháng, trong một lần đi làm về, tôi bị tai nạn xe máy. May mắn chỉ bị thương nhẹ phần mềm bên ngoài nhưng không hiểu sao chỗ bị thương vẫn đau nhức dai dẳng dù da đã lành.
PGS-TS BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh…) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã…
Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau… Nếu được xử lý ban đầu đúng cách sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục.
Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.
Nếu xử lý ban đầu đúng cách sẽ giúp chấn thương phần mềm nhanh hồi phục (Ảnh minh họa từ Internet)
Ngay sau khi bị chấn thương, cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô. Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng. Nên băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng 1 – 3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Cũng cần lưu ý thêm người dân thường có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
Cách dùng thuốc giảm đau không gây hại sức khỏe
Thuốc giảm đau được xem là "con dao hai lưỡi", nếu không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Trang, khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thuốc giảm đau là những loại có tác dụng điều trị các cơn đau do bệnh lý, chấn thương hoặc phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cảm thấy đau đều có thể sử dụng loại này.
Các loại thuốc giảm đau thường gặp
Dược sĩ Trang cho biết thuốc giảm đau có thể được chia thành hai nhóm lớn.
- Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn ( OTC ). Đây là những loại người bệnh có thể tự đến mua ở các nhà thuốc dưới sự tư vấn của dược sĩ mà không cần đơn của bác sĩ. Nhóm thuốc này rất hữu ích đối với những cơn đau ở mức độ nhẹ như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, viêm khớp...
Về cơ bản, nhóm thuốc này có thể chia thành 2 loại chính là paracetamol (acetaminophen) và một số thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen...
Thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá liều. Ảnh: Shutterstock .
- Nhóm thuốc giảm đau kê đơn . Khi cơn đau không thể xoa dịu bởi thuốc nhóm 1, người bệnh cần gặp bác sĩ để được kê các thuốc giảm đau mạnh hơn. Thuốc giảm đau kê đơn cũng được chia thành 2 loại là thuốc không opioid và opioid.
Các thuốc không opioid thường được bác sĩ kê cho người bị viêm, thoái hóa khớp. Các thuốc opioid là loại giảm đau mạnh nhất trong nhóm này, có thể kể đến như morphin, fentanyl. Những thuốc này cho hiệu quả giảm đau rất mạnh nhưng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách.
Thuốc giảm đau opioid thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp đau nặng, không đáp ứng với các nhóm thuốc giảm đau khác như hậu phẫu, đau do ung thư. Người dùng thuốc này luôn cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ bởi nhân viên y tế.
Thuốc giảm đau như "con dao 2 lưỡi"
Dược sĩ Nguyễn Thị Trang cảnh báo hiện nay, người bệnh thường có thói quen tự mua các thuốc giảm đau ở nhà thuốc mà không cần sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc giảm đau không đúng như uống quá liều, tự ý ngưng thuốc.
Một số thống kê trên thế giới đã cho thấy việc dùng thuốc giảm đau không hợp lý là tình trạng báo động, có thể để lại hậu quả khôn lường.
Nhiều trường hợp phải nhập viện vì ngộ độc sau khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng liều. Ảnh: NYP .
"Việc sử dụng thuốc giảm đau được xem là 'con dao hai lưỡi'. Việc không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với các thuốc giảm đau nhóm một, dù được đánh giá là khá an toàn, không đồng nghĩa là thuốc này không gây ra các tác dụng phụ. Trên thực tế, một số trường hợp bị ngộ độc paracetamol dẫn đến suy gan cấp, đe dọa tính mạng do dùng thuốc không đúng", dược sĩ Trang cảnh báo.
Phó giáo sư Đặng Nguyễn Đoan Trang, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cảnh báo để sử dụng thuốc giảm đau an toàn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Đồng thời, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ, dược sĩ về triệu chứng, mức độ đau, tiền sử dùng thuốc điều trị..., để giúp lựa chọn loại thuốc giảm đau phù hợp, tránh biến chứng có thể xảy ra. Yêu cầu khi dùng thuốc giảm đau là người bệnh không tự ý nhai, bẻ hay nghiền viên thuốc, không tự thay đổi liều sử dụng, mua thêm hay ngưng thuốc đột ngột.
"Khi mua thuốc giảm đau, người bệnh cần chủ động kiểm tra thành phần hoạt chất trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, các thông tin cần biết là chống chỉ định, liều dùng tối đa, tác dụng phụ có thể xảy ra và ghi nhớ thời điểm dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc giảm đau, hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để được kiểm tra sức khỏe", PGS Trang khuyến cáo.
4 vấn đề sức khỏe Apple Watch có thể phát hiện, đừng quá tin tưởng Đồng hồ đeo tay thông minh Apple Watch có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe, nhưng chúng không phải là không có nhược điểm. Lợi ích của chiếc Apple Watch đến từ Apple là có thể cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do tại sao khiến bạn không nên quá tin tưởng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi

Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ 29 học sinh có dấu hiệu lạ sau bữa trưa tại trường

Ba không khi ăn dứa

5 nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu bắp

Có nên ăn khoai lang buổi sáng?

Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm

Người tiểu đường nên ăn hạt, trái cây khô nào để ổn định đường huyết?

Nguyên nhân khiến bé gái chảy máu mũi liên tục trong bốn ngày

Omega-3 được coi là 'dưỡng chất vàng', bổ sung quá liều lại tác hại khôn lường

Cứu sống bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch

Phổi gần như mất chức năng sau khi mắc cúm A
Có thể bạn quan tâm

Lộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXH
Sao việt
13:21:19 12/04/2025
Cây cảnh trồng hàng rào đẹp, phong thủy tốt lành lại chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
Làm đẹp
13:03:37 12/04/2025
Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff
Thế giới
13:01:16 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
Hậu trường phim
12:18:24 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Kim Soo Hyun nhận tin "sét đánh ngang tai"
Sao châu á
11:40:24 12/04/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 2 tiếng đã thống trị MXH, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười ngất
Phim châu á
11:32:30 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025
"Cam thường" tóm gọn Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải diện áo dài dạo phố, thái độ sau loạt drama gây chú ý
Sao thể thao
11:19:11 12/04/2025
Chân giò không luộc nữa, đem hấp mắm nhĩ giữ độ ngọt tự nhiên, thơm nức mũi
Ẩm thực
11:16:13 12/04/2025