Bị chẩn đoán ung thư, kỹ sư về làm mô hình khủng long và cái kết bạc tỉ
Cuộc đời gần như đặt dấu chấm hết với Vy Ngọc Tài khi anh được bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư ở tuổi 28. Với khát khao được sống cùng niềm đam mê cháy bỏng, anh đã bỏ nghề xây dựng để mở xưởng sản xuất mô hình trong 6 tháng còn lại của mình…
Theo thanh niên
Nghị lực thép của người đàn ông sống sót sau 2 lần mắc ung thư, chinh phục Everest chỉ bằng 1 lá phổi
Hành trình ăn, ở, chiến đấu với ung thư của Swarner bắt đầu từ khi lên 13 tuổi. Trong một lần chơi bóng rổ cùng bạn, cậu bé Sean khi ấy bỗng bị thương ở đầu gối và chỉ vài tiếng sau các khớp trên người cậu sưng phồng lên.
Ngay lập tức bố mẹ đưa cậu vào viện, và số ngày ở viện của Sean ngày càng kéo dài ra trong khi những chỗ bị sưng ngày càng tệ hơn bao giờ hết.
Qua nhiều lần xét nghiệm máu và thăm khám của bác sĩ chuyên khoa ung thư, cậu bé Sean bị chẩn đoán mắc phải ung thư Hodgkin, một dạng ung thư hệ bạch huyết. Đây là một căn bệnh u ác tính, vô cùng nguy hiểm. Các bác sĩ dự đoán Sean chỉ có 3 tháng để sống. Ấy thế mà cậu bé đã kiên cường sống chung với bệnh suốt hơn một năm.
Đó là một năm Sean chỉ ăn uống dưỡng sức và hóa trị, một tuần tiến hành hóa trị 2 đến 3 lần. Điều này như bòn rút mọi sinh lực ít ỏi của Sean khi cậu buồn nôn liên tục, dần dần cảm thấy chẳng giống bạn bè chút nào nữa khi tóc ngày rụng một nhiều, cân nặng ngày càng tăng. " Nếu ung thư không làm chết bạn thì việc điều trị sẽ làm điều đó", Sean nói.
Trải qua đau đớn bệnh tật vậy mà cậu bé ấy vẫn sống sót sau hơn 20 tháng phát hiện ung thư. Tưởng rằng cứ đợi sau mưa là sẽ có cầu vồng nhưng cuộc sống khôn lường, tai họa ập đến mà chả ai đoán trước được. Năm 1990, lúc này Swarner đã 16 tuổi, những ký ức kinh hoàng về trận chiến ung thư vừa rồi chưa kịp qua đi thì bố mẹ lại nhận được tin dữ hơn trong một lần đưa con đi khám bệnh.
Họ chẩn đoán Sean mắc Sarcoma, ung thư ác tính với các khối u của mô liên kết, một căn bệnh cực hiếm với tỉ lệ 3 trên 1.000.000 người bị mắc phải mỗi năm. Bệnh này thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Hodgkins khi tỉ lệ sống sót chỉ có 6%.
Lúc này, khối u đã phát triển to bằng quả bóng golf trong lá phổi phải của Sean. Do bệnh nguy hiểm nên phác đồ điều trị cũng căng thẳng hơn rất nhiều. Sean đã phải điều trị theo một chu kì kéo dài 4 ngày, bao gồm điều trị, nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe và sau đó lại tiếp tục quay lại làm từ bước 1. Việc này khiến cơ thể Sean bị tàn phá nặng nề, thậm chí, bác sĩ đã chủ động để Sean rơi vào trạng thái hôn mê những ngày đó, để anh không phải nhớ về những tác dụng phụ kinh khủng khiếp của hóa trị. Hành trình chống chọi bệnh của Sean kéo dài trong vòng 1,5 năm.
"Tôi còn chẳng nhớ là mình đã 16. Nếu vào bệnh viện bây giờ thì tôi sẽ ngửi ngay được thứ mùi gì đó đem lại hàng loạt những ký ức mà tôi không biết mình có. Đôi khi nó thật đáng sợ", Swarner nói.
Đối mặt với tử thần 2 lần như thế, nhiều người chẳng thể tránh khỏi cảm giác tức giận, tuyệt vọng và thậm chí là trầm cảm. Nhưng bấy nhiêu đó cũng không thể đánh bại ý chí cùng quyết tâm sắt đá của Sean. " Cách nhìn nhận sự việc cho tôi biết rằng mình chỉ có hai lựa chọn: Chiến đấu vì đời mình hay là từ bỏ rồi chết. Lựa chọn hợp lý là gì đây? Với tôi, tôi sẽ không đơn giản là chỉ ngồi một chỗ và tự vỗ lên ngực nói 'Thôi được rồi, mình chịu thua'", anh nói.
Sean đã thực sự sống sót sau khi bị ung thư dày vò, chỉ có điều anh phải trả giá bằng việc mất đi một lá phổi.
"...Ai cũng có những ngày buồn. Ai cũng có nỗi thất vọng của riêng mình. Ai cũng có những ngày chán nản. Ai rồi cũng sẽ có những muốn từ bỏ mọi thứ, kể cả bản thân tôi cũng thế. Khi đó, hãy giải quyết khó khăn bằng cách bắt đầu nghĩ rằng mình là người thành công, bắt đầu bằng cách mỗi đêm nhắm mắt đi ngủ, hãy hình dung ra thứ bạn muốn là gì và việc bạn thực sự muốn làm là gì...", anh từng suy ngẫm.
Sean là người duy nhất trên thế giới từng mắc cả 2 bệnh ung thư chết người, anh muốn dành câu chuyện cuộc đời để truyền cảm hứng cho những người cũng đang phải chiến đấu với tử thần giống như anh đã từng. Và đó là khi giấc mơ chinh phục đỉnh núi Everest bước vào và đem tới hy vọng trong cuộc đời người đàn ông đầy nghị lực.
" Một người có thể sống khoảng 30 ngày nếu không ăn, 3 ngày nếu không uống, nhưng không có hy vọng thì chỉ sống được 30 giây mà thôi", Sean chia sẻ.
Những ngày nằm trong bệnh viện, Sean đã xem được Giải vô địch thế giới Ironman trên TV, nghĩ rằng nếu còn sống tiếp, anh cũng muốn làm một người như thế. " Tôi muốn làm chuyện gì đó mà chưa người bệnh nào thoát khỏi ung thư từng làm trước đó. Tôi tiếp tục nghiên cứu rồi nghĩ rằng vậy sao không dùng đỉnh cao nhất trên thế giới để truyền tải hy vọng?", anh nghĩ.
Sau khi vượt qua cơn bạo bệnh một cách thần kỳ, Sean đã luyện tập trở thành một vận động viên leo núi, nhưng để chinh phục Everest, anh còn phải chuẩn bị tinh thần nữa. " Nếu bạn coi đó là một ngọn núi khổng lồ, bạn sẽ hoảng sợ. Nhưng nếu phá vỡ tư duy, coi đó chỉ là một tảng đá nhỏ, bạn có thể làm được".
Rồi điều gì đến cũng đến, vào ngày 16/5/2002, Sean đã chinh phục thành công đỉnh Everest dù chỉ còn một lá phổi. Anh kể lại, trong hành trình chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới, anh cảm thấy tất cả các bệnh nhân ung thư đang cổ vũ anh, nhờ đó mà anh mới leo được lên đỉnh núi.
Nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết cho tham vọng của con người giàu nghị lực như Swarner. Anh còn muốn chinh phục tất cả các đỉnh núi cao nhất ở 7 châu lục trên toàn thế giới. Ở mỗi nơi, anh muốn đến một bệnh viện có những chiến binh ung thư như mình để truyền cảm hứng, nghị lực sống cho họ. Anh muốn câu chuyện của mình ngày một tiếp cận tới nhiều người bệnh hơn nữa, để tạo cho họ nguồn động lực mạnh mẽ.
Vào ngày 19/6/2007, "người ngoài hành tinh" một phổi ấy đã lại làm được 1 điều "điên rồ" nữa khi anh chính là người sống sót khỏi ung thư đầu tiên trên thế giới chinh phục thành công 7 đỉnh núi cao nhất trên thế giới. Sean biết, sau ung thư sẽ chẳng còn khó khăn thách thức nào quá lớn, chẳng còn đỉnh nào quá cao đối với anh nữa.
Đã chinh phục thành công Everest, cũng đã lên đỉnh không ít lần, liệu còn mục tiêu nào mà người hùng này muốn đạt được nữa không? Chắc chắn là có!
Ở tuổi 42, Sean vẫn chưa hề có ý định dừng lại, anh quyết định hoàn thành cho được thử thách Explorer's Grand Slam (mục tiêu bao gồm 7 đỉnh núi ở 7 lục địa - đã hoàn thành và 2 cực trái đất).
Anh nói: " Tôi đang trên hành trình hoàn tất điều gì đó chưa ai từng làm được, và cũng muốn dùng việc này để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi ung thư".
Nói thì dễ, đến khi thực hiện mới khó, anh gần như đã từ bỏ nếu không giữ vững tâm niệm ấy. Khi Sean nhìn thấy 2000 cái tên của những người đang chiến đấu với ung thư được viết trên lá cờ anh mang theo, anh cảm thấy mình như được truyền một nguồn cảm hứng, động lực vô hạn. " Tôi có thể gọi cứu trợ bất cứ lúc nào, nhưng những người đang chiến đấu với bệnh để giành lại sự sống lại không có lựa chọn đó ", Sean cho hay.
Sau Everest, sau Explorers Grand Slam, hành trình tiếp theo Sean muốn để lại dấu ấn đó chính là Ironman World Championship tổ chức ở Hawaii. Ngày 11/10/2008, Sean đã chinh phục được Ironman World Championship, là người duy nhất trong lịch sử từng hoàn thành những thử thách khắc nghiệt kể trên. Sau chiến thắng này, Sean cũng góp phần định nghĩa lại cách nhìn nhận của thế giới về thành công.
Từ đây, anh trở thành một người quan trọng, giúp truyền động lực - cảm hứng cho những người khác.
Hiện giờ Sean là một diễn thuyết gia, tác giả của cuốn Keep Climbing kể về những trải nghiệm của bản thân. Không những thế, anh còn thành lập Hiệp hội Những người Ung thư leo núi nhằm giúp đỡ những bệnh nhân chịu ảnh hưởng của ung thư có một lối sống lành mạnh, năng động.
Người đàn ông với tinh thần thép này quan niệm rằng: " Bạn luôn có thể lựa chọn cách nhìn nhận mọi thứ theo ý muốn của mình".
Với mọi nỗ lực, cống hiến của mình, năm 2007, Swarner được trao Giải thưởng Không bao giờ bỏ cuộc của Quỹ Jimmy V và kênh truyền hình ESPN chuyên về thể thao của Mỹ.
Anh nói, để tạo động lực cho bản thân tiếp tục bước đi, mỗi người chúng ta phải tự dạy mình cách tập trung vào kết quả cuối cùng, như thế sẽ có thể gạt đi mọi suy nghĩ hỗn loạn hay nỗi sợ ra khỏi đầu.
Theo saostar
Xúc động khoảnh khắc người mẹ ung thư được ôm con vào lòng Chị Nguyễn Thị Liên được phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn muộn hôm 20/3 vừa qua, khi thai kỳ đã ở tháng thứ 5. Khi ấy, các bác sĩ khuyên phải đình thai để cứu mẹ, nhưng chị đã quyết định cố gắng sinh con rồi mới tính đến mình. Theo vtv