Bị chẩn đoán sai, nhiều trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết nguy kịch
Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị sốt xuất huyết nặng, nguyên nhân là do phòng khám tư, cơ sở y tế chẩn đoán sai bệnh.
Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 27-7, BS CK2 Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) – cho biết bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1 tuổi do mắc sốt xuất huyết. Tất cả đều mắc sốt xuất huyết nặng và được nhập viện trong tình trạng nguy kịch do chẩn đoán sai.
Bé trai H.G.B. (11 tháng tuổi, Tiền Giang) có bệnh sử ghi nhận bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy 5-6 lần phân lỏng vàng, đi phòng khám tư chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, uống thuốc không rõ loại.
Đến ngày thứ 5 bé B. bớt sốt lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh, nên người nhà đưa trẻ đến bệnh viện địa phương, ghi nhận trẻ lừ đừ, quấy khóc, mạch quay nhẹ, chi mát, huyết áp kẹp 85/65mmHg, chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, điều trị kháng sinh, truyền dịch chống sốc và được chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.
Tại đây, trẻ được tiếp tục truyền dịch chống sốc, xét nghiệm cho thấy test nhanh kháng nguyên dương tính sốt xuất huyết, dung tích hồng cầu giảm 40%, men gan tăng cao. Kết quả sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, men gan trở về bình thường.
Tiếp theo là bé gái P.L.M. (9 tháng tuổi, quận 12) và bé gái T.H. (7 tháng tuổi, Long An) đều chỉ có sốt nhẹ trung bình 38 – 38,5 độ C, ho sổ mũi 4 ngày, khám bác sĩ tư chẩn đoán viêm hô hấp trên, điều trị kháng sinh hạ sốt, giảm ho không bớt đến ngày thứ 5 người nhà thấy trẻ quấy khóc bỏ bú nên nhập Bệnh viện Nhi đồng TP.
Video đang HOT
Các bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán các trẻ bị sốt xuất huyết nhờ test nhanh dương tính, được điều trị truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tình trạng các trẻ cải thiện dần, phục hồi sức khỏe sau 3 ngày điều trị và xuất viện.
Bác sĩ Minh Tiến lưu ý sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ sơ sinh nhưng trẻ có thể biểu hiện không điển hình như: sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho sổ mũi hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói… dễ lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng; cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám xét nghiệm định bệnh chính xác để điều trị thích hợp cho trẻ.
3 bài học chính khi chẩn đoán sốt xuất huyết cho nhân viên y tế
Bác sĩ Nguyễn Thành Úc – nguyên phó khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, có 40 năm kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết – cho biết nếu người bệnh sốt xuất huyết có 1 trong 5 dấu hiệu chuyển nặng dưới đây cần phải nhập viện để điều trị kịp thời:
1- Dấu hiệu thần kinh (người lừ đừ, bứt rứt).
2 – Nôn ói nhiều (nửa tiếng nôn 2 lần trở lên).
3- Đau bụng nhiều (đau theo cơn, phía hạ sườn phải).
4- Người bệnh bị sốt xuất huyết (bị chảy máu cam, máu răng).
5- Cơ thể mát.
Các dấu hiệu chuyển nặng này bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh nhân sẽ không sốt mà bước vào sốc, sốt xuất huyết, rối loạn nội tạng. Thời gian tử vong trong vòng 6 tiếng khi bước vào giai đoạn sốc nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ Thành Úc cho biết phía nhân viên y tế tại các cơ sở y tế có 3 bài học chính đó là: chẩn đoán sớm, điều trị đúng, theo dõi sát. Trong mùa dịch, tất cả các trường hợp sốt nên nghĩ đến sốt xuất huyết, khi loại trừ được sốt do sốt xuất huyết mới tính đến các bệnh khác như COVID-19, cúm… Nếu chẩn đoán sai, bệnh nhân có thể tử vong.
Ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, bệnh viện lo không kham nổi
TP.HCM và Đồng bằng Sông Cửu Long đang là điểm nóng về sốt xuất huyết khi ghi nhận nhiều ca tử vong và hàng trăm ca nặng.
Theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến 29/6, TP.HCM có trên 20.950 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 172,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thành phố đang điều trị 580 ca, trong đó 278 ca do các tỉnh chuyển về (chiếm 48%). Trong số này 237 người lớn và 343 trẻ em. 92 ca nặng (17 ca thở máy).
Thành phố cũng ghi nhận 10 ca tử vong do sốt xuất huyết. Số bệnh nhân sốt xuất huyết tử vong trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021 (3 ca), tăng 8 ca so với trung bình giai đoạn 2016 - 2020.
Bệnh viện tại TP.HCM quá tải vì số người mắc sốt xuất huyết gia tăng.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện ngày càng tăng, gây quá tải. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì nhiều khả năng bệnh viện không "kham nổi".
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, năm 2022 bắt đầu lại chu kỳ bùng phát sốt xuất huyết. Số trẻ bị bệnh chiếm 50%. Người lớn bị sốt xuất huyết thường chủ quan, không đến bệnh viện sớm.
Sau đại dịch COVID-19 người dân gần như bỏ qua sốt xuất huyết và dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Nhiều người đi khám thường nghĩ tới việc mắc COVID-19 hoặc do siêu vi, cảm cúm mà quên đi sốt xuất huyết.
Số trẻ tới khám bệnh này tại BV Nhi đồng Thành phố có ngày lên đến 200 trường hợp đều nặng và tỷ lệ nhập viện 10%, có trẻ phải hồi sức cấp cứu, hỗ trợ hô hấp và ghi nhận 3 trẻ phải thở máy.
Trường hợp biến chứng nặng xảy ra ở bé dư cân béo phì. Trong tình huống này, bác sĩ phải cân đo đong đếm truyền dịch, nếu truyền đúng cân nặng của trẻ thì quá tải dịch, trẻ béo dễ rối loạn đông máu hơn.
Khi trẻ bị sốt, BS Tiến khuyến cáo cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết và đưa con tới các cơ sở y tế để khám có thể làm xác định bệnh.
Thấy con bứt rứt, đau bụng nhưng vào nửa đêm nên cha mẹ không cho trẻ đi cấp cứu ngay mà lại chờ tới sáng. Vào viện, bác sĩ tiếp nhận trẻ thì mạch bằng 0, huyết áp bằng 0, hồi sức rất khó khăn. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để được hướng dẫn chăm sóc, tư vấn điều trị tại nhà phù hợp.
Bé trai bị "bão cytokin" tấn công do mắc sốt xuất huyết và biến chứng Covid-19 Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, một bé trai 15 tuổi, ngụ Đồng Tháp vừa vượt qua cơn "bão cytokin", thoát cửa tử khi cùng lúc mắc sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu, kèm biến chứng căng thẳng hậu COVID-19. Trước đó nửa tháng, bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vì sốt cao hai ngày liên tục, nổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét

Ca tử vong thứ 2 nghi do bệnh dại tại Hàm Thuận Bắc

Dinh dưỡng trong hội chứng Gilbert

Những người có nguy cơ biến chứng do cúm

Người mẹ đặc biệt của trẻ sinh non

7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao

Sỏi san hô nguy hiểm không?

Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu
Có thể bạn quan tâm

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
Thế giới
18:40:57 31/03/2025
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
18:28:50 31/03/2025
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
17:52:17 31/03/2025
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng
Sao việt
17:45:57 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025