Bị cây đè gãy cổ, một sinh viên giỏi có nguy cơ liệt 2 chân vĩnh viễn
Em Nguyễn Tuấn Anh (SV năm cuối Bộ môn Công nghệ sinh học, Khoa Sinh, ĐH Khoa học Huế) sau vụ tai nạn bị cây đè giữa đường bất ngờ vào ngày 19/5 vừa qua có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn với 2 chân bị liệt hoàn toàn.
Tai nạn bất ngờ trong ngày tới trường nghiên cứu khoa học
Có mặt trên khoa Gây mê Hồi sức A, BV Trung ương Huế vào ngày 21/5, em Anh đang nằm thoi thóp, thở dốc trên giường bệnh. Đã 2 ngày qua kể từ khi vụ tai nạn giữa đường do cây bị lốc xoáy thổi trúc, đè vào người em, Tuấn Anh vẫn đang rất yếu. Các y bác sĩ thay phiên nhau liên tục đến chăm sóc em.
Em Anh bị chấn thương cột sống lưng D11, D12, gãy 6 xương sườn ngực. Các bác sĩ đã qua một lần phẫu thuật, nhưng nếu khoảng 1 tuần tới, 2 chân dưới không nhúc nhích thì khả năng bị liệt cả 2 chi là rất lớn, và em Anh phải suốt đời ngồi xe lăn.
Em Tuấn Anh đang hôn mê trên giường bệnh
Vào chiều 19/5, khi em trở về nhà từ phòng thí nghiệm ở khoa, bỗng một trận lốc xoáy nổi lên. Cành cây giữa đường bị gãy đổ rào rào. Tránh không kịp vì đang chạy xe máy, một cành cây phía trước bỗng rơi xuống chặn xe em làm cả người lẫn xe đổ nhào. Và một nhánh cây lớn ngay sau đó đã đập thẳng vào người em làm em bị chấn thương nặng cột sống, ngực và cổ.
Theo TS.BS. Nguyễn Viết Quang, Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức A cho biết, đã tiêm, cho Anh uống thuốc chống nhiễm trùng, chống suy tủy. Nhưng khả năng bị liệt 2 chi dưới hoàn toàn là rất lớn khi mà phần tủy trong 2 đốt sống D11,D12 đã bị dập nát gần như toàn bộ sau khi bị cây đè, làm lệch hẳn 2 đốt sống này ra hai bên, kéo dãn và đứt gần như hoàn toàn phần tủy ở trong.
Phần giữa của ảnh X-Quang cho thấy 2 đốt sống gần như rời nhau ra, tủy sống phía trong đã bị dập nát nhiều
“Trên thế giới cũng đã ghi nhận các trường hợp này và cũng chưa có cách nào để chữa khỏi. Chúng tôi chỉ hy vọng nếu tủy có khả năng tái tạo được thì em sẽ vận động trở lại. Một ngày điều trị tiền thuốc men rất tốn kém, hơn 1 triệu, chưa kể mổ. Hy vọng các nhà hảo tâm hãy cùng giúp cho em sinh viên đáng thương này” – BS Quang nói.
Cha mẹ của em Tuấn Anh, chị Võ Thị Huệ và anh Nguyễn Phận, trú ở tổ 20, KV4, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng không khá giả gì khi chị buôn bán nhỏ lẻ ngoài chợ, anh làm nhân viên bình thường ở bến xe. Lo cho đứa con đầu đang học ở TP HCM và em Anh (út), hai anh chị rất vất vả. Đến khi nghe tin như sét đánh bên tai khi con bị tai nạn bất ngờ, anh chị ra Huế và khóc đến sưng cả mắt khi thấy con dường như đang có nguy cơ rất gần trở thành người tàn phế.
Mẹ của em, cô Huệ thẫn thờ và đau đớn chăm con
Video đang HOT
Là sinh viên học giỏi, nghiên cứu khoa học tốt
PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng, giáo viên Bộ môn Công nghệ Sinh học, người trực tiếp hướng dẫn đồ án tốt nghiệp của cậu kỹ sư tương lai Tuấn Anh kể lại: “Mình nghe bạn của Anh điện thoại nói bị tai nạn do cây đè mà bủn rủn tay chân. Anh đã làm xong hết đồ án, đang đưa cho mình xem lại. Ngày bị nạn là chủ nhật, mấy bạn nói Anh lên phòng thí nghiệm ngồi làm việc.
Là sinh viên rất có năng lực về nghiên cứu, từ lúc học năm 2 đến nay, em đã cùng làm việc với mình, đến nay đã có kinh nghiệm 3 năm. Và đã có 1 đề tài khoa học đồng nghiên cứu vừa mới nghiệm thu xong. Đề án em làm cũng rất tốt, rất nhanh. Các bạn cùng làm với em xin mình thêm thời gian để làm, nhưng Anh thì không. Chính bản tính chăm chỉ, ngoan hiền, nghiêm túc và đam mê thích nghiên cứu của em làm cho mình rất quý. Năm 4 và học kỳ 1 năm 5, em đều được HS giỏi”.
Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học, PGS.TS.Cao Đăng Nguyên cho biết em Anh thuộc trong nhóm top 10 SV giỏi nhất ở bộ môn, chưa hề thi lại, học lại tín chỉ nào. “Các thầy cô đã trích tiền phụ cấp độc hại để đi thăm em vì thấy hoàn cảnh em tội quá. Theo quy chế mới, em Anh đã hoàn thành đề án của mình là được chấm điểm chứ không cần bảo vệ đề án như trước nữa. Cho nên em sẽ lấy được bằng đại học mà không gặp trở ngại nào. Chỉ thấy thương cho em phải có nguy cơ tàn phế 2 chân” – thầy Nguyên tâm sự.
Đôi chân của Tuấn Anh sẽ khó lòng đi lại được vì chấn thương quá nặng phần tủy sống gần thắt lưng. Đến ngày 23/5, mẹ em cho biết em đi tiểu không có cảm giác, 2 bàn chân dưới tuy có cảm nhận được khi chạm vào nhưng không cử động được
Chị Huệ, mẹ em Anh, nước mắt ngắn dài, xin vào được gặp con trong ngày chúng tôi đến, khóc kể: “Chị đi làm cả ngày ở quê, nghe hung tin, vào đây thì con đã nằm một chỗ không cử động chi được nữa. Chỉ mong sao con tỉnh lại, đi lại được. Tiền mổ đã hơn 20 triệu, tiền thuốc mắc, và nếu cần thì phải mổ nữa. Dù cháu đã có bảo hiểm được 70%, nhưng các bác sĩ nói điều trị phải tốn lắm. Chị và anh tích góp chỉ được một ít, không biết có lo đủ cho cháu không”.
Với nhiều khả năng tốt hội tụ trong người, Tuấn Anh trong tương lai có thể trở thành một nhà khoa học. Minh chứng từ năm 3, em đã được làm đề tài nghiên cứu khoa học SV cấp trường với tên “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến sự tạo củ bi (củ nhỏ) khoai mỡ invitro” với mục đích tạo củ nhỏ làm giống trong ống nghiệm. Đề tài đã được nghiệm thu loại tốt.
Đến năm 5, khi làm đồ án tốt nghiệp, Tuấn Anh tiếp tục phát triển từ đề tài trên, với tên “Nghiên cứu nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống invitro cây lan kim tuyến” nhằm bảo tồn đa dạng nguồn gen cây thuốc quý. Hướng mở rộng sau này là sẽ cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất dược liệu.
Cô Phượng đánh giá, 2 đề tài của Tuấn Anh đều có tính ứng dụng cao, là đề tài mới mẻ nhằm tạo nguồn giống đồng đều, sạch bệnh, số lượng lớn trong thời gian ngắn. Em là một trong những người tiến hành thực nghiệm tốt với khả năng làm việc cá nhân cao, có những nhân tố để sau trở thành một nhà khoa học thực thụ.
Các y bác sĩ của Khoa Gây mê Hồi sức A, BV Trung ương Huế đang tích cực chăm sóc đặc biệt cho em Tuấn Anh. Hy vọng em sẽ bình phục trở lại với sức trẻ của mình để đừng bị liệt 2 chân
Một SV như Tuấn Anh thực sự là con người cần thiết giúp ích cho sự phát triển xã hội. Quá không may, em đã lâm phải tình trạng ngặt nghèo. Chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ Tuấn Anh để em có cơ hội trở lại bình thường, nhằm cống hiến các khả năng tốt cho cuộc sống này.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1010: Chị Võ Thị Huệ (mẹ của sinh viên Nguyễn Tuấn Anh, tổ 20, KV4, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định – hiện đang ở Khoa Gây mê Hồi sức A, BV Trung ương Huế cùng con) ĐT: 0907.470.908 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Mắc biến chứng lao, sinh mạng "chàng trai ăn mày" nguy nan
Số kiếp kẻ không cha một thời phải ăn mày tứ phương kiếm sống nay lâm vào nguy khốn do biến chứng của bệnh lao. Sự sống của Hùng đang đếm ngược từng ngày vì không lo nổi chi phí cho cuộc phẫu thuật bóc xơ hóa màng ngoài tim.
"Màng ngoài tim của bệnh nhân ngày một dày thêm, tình trạng xơ hóa diễn tiến nhanh khiến tim không thể giãn ra được. Bệnh nhân đã bị ứ máu ở hệ tĩnh mạch, các cơ quan ở xa như chân, tay không đủ máu nuôi, nếu tình trạng trên không được can thiệp, bệnh nhân sẽ tử vong trong thời gian ngắn." BS Võ Tuấn Anh, khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy ái ngại cho sinh mạng của bệnh nhân ông đang trực tiếp theo dõi.
Đó là trường hợp của em Võ Phi Hùng (21 tuổi, ngụ tại Bình Thuận). Hơn 3 tháng kể từ lần nhập viện đầu tiên, Hùng đã phải đối mặt với tử thần vì biến chứng của bệnh lao. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp để tránh tình trạng suy tim dẫn tới tử vong. Không người chăm sóc, "thân cô thế cô" một mình nơi bệnh viện đến bữa ăn cũng phải xin cơm từ thiện, nghe khoản tiền phải chi cho cuộc mổ lên tới 70 triệu đồng Hùng gần như chết lặng.
Biến chứng lao khiến em Hùng rơi vào tình trạng nguy khốn
Khi được hỏi thăm gia cảnh, chàng trai trẻ với gương mắt khắc khổ gạt nước mắt thều thào: "Từ khi còn trong bụng mẹ, em đã mang tiếng là đứa con hoang. Năm lên 2 tuổi mẹ bỏ đi lấy chồng để em lại cho ông bà ngoại nuôi, sau đó mẹ sinh được hai đứa em nhưng chồng mẹ bệnh tật triền miên nên cuộc sống rất cơ cực. Bà ngoại tuổi cao không còn khả năng lao động, ông ngoại bị mù chỉ sống dựa vào củ khoai, chén gạo xin được của bà con lối xóm."
Lên 3 tuổi, Hùng trở thành "đôi mắt sống" dẫn đường cho ông ngoại mỗi ngày đi xin ăn. Rồi đến tuổi đi học, cậu bé vẫn một buổi đến lớp, một buổi "tay bị tay gậy" cùng ngoại lang thang tứ phương kiếm sống nhờ vào sự bố thí của thiên hạ. Nằm trên giường bệnh nước mắt của chàng trai trai tẻ lăn dài khi nhớ lại ngày định mệnh của ông ngoại. "Năm đó, em học lớp 6. Buổi sáng em đi học nhà không còn gạo ăn, ngoại một mình chống gậy đi xin thì bị ngã xuống mương thoát nước. Không có tiền đi viện, ngoại chịu đau đớn được ít ngày rồi mất."
Giấc mơ đèn sách của Hùng từ đó phải gác lại, 12 tuổi cậu bé đã bắt đầu cuộc sống chăn trâu cắt cỏ làm thuê làm mướn nuôi bản thân cùng bà ngoại già yếu và phụ giúp cho một người cậu bị bệnh lý thần kinh trong nhà. Những tháng ngày cơ hàn bình lặng trôi đi, hai năm trước may mắn đến với Hùng khi được một người sống cùng thị trấn cảm thông và nhận vào làm trong chi nhánh điện lạnh tư nhân. "Đi làm công trình khắp các tỉnh, mỗi tháng lương hơn 3,5 triệu đồng ngoài tiền gửi về nuôi ngoại em bắt đầu có những khoản dành riêng cho mình."
Nhưng may mắn ấy chưa kéo dài được lâu thì vận đen đã tìm tới. Cuối năm 2012, Hùng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở... Sức khỏe ngày càng tồi tệ hơn nhưng em vẫn cố gắng đi làm phần vì sợ mất việc, phần vì chủ quan vào sức trẻ. Khi những cơn ho kèm với đau tức ngực kéo dài em mới đến bệnh viện địa phương kiểm tra, bác sĩ nghi bị bệnh lao nên chuyển tới bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.
Nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân chỉ sống được khoảng 6 tháng nữa
Sau gần một tháng điều trị, Hùng được xuất viện về nhà uống thuốc theo chương trình phòng chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của em chẳng những không cải thiện mà ngày càng có dấu hiện nặng thêm. Trở lại bệnh viện tái khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn dịch ở màng phổi và ổ bụng, gan to, phù chân tay. Kết quả CT và siêu âm tim ghi nhận bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim. "Đây là biến chứng của bệnh lao khiến màng ngoài tim ngày một dày thêm và xơ hóa." Hùng nhanh chóng được chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy với chỉ định phẫu thuật gấp.
Theo xác nhận của ông Huỳnh Thái Kháng, Chủ tịch UBND thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, gia đình em Võ Phi Hùng thuộc diện rất khó khăn. Trước cảnh ông cháu phải đi xin ăn để sống từng ngày, địa phương đã xây dựng cho căn nhà tình thương. Gần đây, Hùng bị bệnh bà con lối xóm cũng chung tay giúp sức nhưng chẳng được bao nhiêu.
Không bảo hiểm y tế, khoản tiền ít ỏi có được đã hết nhẵn sau hai tháng nằm điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Khi nghe bác sĩ báo chi phí cho cuộc mổ lên tới 70 triệu đồng, Hùng lặng lẽ xếp đồ vào ba lô xin xuất viện. Các bác sĩ đã khuyên can và giữ Hùng lại với hy vọng giúp em điều trị được đến đâu hay đến đó. BS Võ Tuấn Anh cho biết, nếu không được phẫu thuật bệnh nhân chỉ có thể sống được khoảng 6 tháng nữa. Tính mạng chàng trai trẻ kéo theo cuộc sống của người bà tuổi đã ngoài 80 đang tựa "nghìn cân treo sợi tóc".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 998: Bệnh nhân Võ Phi Hùng, phòng Tiền phẫu 1, khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM. Điện thoại: 0943.277.162
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Bệnh nhân nặng trong vụ ngộ độc bánh trôi ngô đã qua cơn nguy kịch Sau khi được các bác sĩ cứu chữa tận tình, ngày 14-5, em Cháng Mí Mù (13 tuổi, ở Cán Tỷ, Quản Bạ, Hà Giang) - 1 trong 7 nạn nhân của vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô để lâu ngày, khiến 4 người chết đã được BV Bạch Mai cho xuất viện. Bệnh nhân Cháng Mí Mù đã được các...