Bị cáo vụ thất thoát hơn 830 tỷ ở TISCO đồng loạt xin miễn bồi thường
Chiều nay (9/11), phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra ở TISCO tiếp tục với phần thẩm vấn.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Trần Trọng Mừng (nguyên Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên – TISCO) thừa nhận, hành vi tách phần C hợp đồng EPC và ký phụ lục hợp đồng, điều chỉnh giá là sai.
Việc Dự án Gang thép Thái Nguyên không hoàn thành tiến độ, bị cáo có phần trách nhiệm.
Theo lời khai của ông Mừng, những việc bị cáo làm đều báo cáo Tổng công ty Thép Việt Nam – VNS, Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền.
Bị cáo chưa khắc phục hậu quả, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin giảm bồi thường.
CQĐT phong tỏa 800 triệu đồng trong tài khoản bị cáo Mừng và kê biên 2 căn nhà ở Hà Nội và Hòa Bình.
Bị cáo Mừng khai, nhà đất trên là tài sản của 2 vợ chồng. Bị cáo đồng ý khắc phục hậu quả trong phần tài sản thuộc phần sở hữu của mình.
Bị cáo Đặng Văn Tập (nguyên Phó giám đốc thường trực Ban quản lý dự án) kháng cáo vì cho rằng mức án 7 năm tù mà tòa án cấp sơ thẩm dành cho bị cáo là nặng.
Video đang HOT
Ông Tập xin giảm hình phạt và được miễn bồi thường số tiền 70 tỷ đồng.
Các bị cáo Đồng Quang Dương (nguyên Phó giám đốc dự án) cũng xin giảm án, xin miễn bồi thường.
Bị cáo Đỗ Xuân Hòa (nguyên kế toán trưởng TISCO) xin giảm án và xin miễn bồi thường 40 tỷ đồng vì cho rằng, trong vụ án này bị cáo có vai trò mờ nhạt, không tư lợi nên không có trách nhiệm phải bồi thường.
Hiện bị cáo đã khắc phục 110 triệu đồng.
Theo trình bày của bị cáo Uông Sỹ Bính (nguyên Phó phòng kế toán TISCO), tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo phải bồi thường 30 tỷ đồng là quá lớn, chưa hợp lý.
Bị cáo cũng trình bày hoàn cảnh khó khăn và xin được hưởng án treo.
Vì bị cáo Đậu Văn Hùng (cũng là nguyên TGĐ Tổng Công ty Thép Việt Nam – VNS) xin xét xử vắng mặt nên luật sư của bị cáo thay mặt thân chủ trình bày nội dung kháng cáo.
Ông Hùng xin giảm án, giảm trách nhiệm dân sự và đã tự nguyện nộp 60 tỷ đồng khắc phục hậu quả. Bị cáo lấy lý do tuổi cao, sức khỏe yếu, mắc bệnh nan y… xin được cải tạo ngoài xã hội.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi tháng 4, khi được hỏi, đại diện TISCO cho hay, không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, cũng không yêu cầu 19 bị cáo bồi thường 830 tỷ đồng.
Về thiệt hại, đại diện VNS cho biết, hoàn toàn tôn trọng ý kiến của TISCO trong vấn đề bồi thường dân sự.
Trong vụ án này, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh kê biên tài sản của các bị cáo.
Trong đó, bị cáo Trần Văn Khâm (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TISCO) bị kê biên 6 nhà, đất nằm rải rác tại Thái Nguyên và Hà Nội.
CQĐT cũng kê biên 5 tài sản là nhà, đất của bị cáo Đậu Văn Hùng (nguyên Tổng giám đốc VNS) ở TP.HCM;
Kê biên 2 nhà đất của bị cáo Trần Trọng Mừng; 1 nhà đất của bị cáo Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT của VNS) ; 1 nhà đất của bị cáo Ngô Sỹ Hán (cựu Phó Tổng giám đốc TISCO).
CQĐT còn phong tỏa, tạm dừng giao dịch một số tài khoản ngân hàng của các bị cáo.
Cựu tổng giám đốc gang thép Thái Nguyên xin giảm tiền bồi thường
Sáng 9/11, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án sai phạm ở dự án Gang thép Thái Nguyên.
Phiên toà do thẩm phán Mai Anh Tài làm chủ toạ, dự kiến diễn ra trong nhiều ngày. Phiên toà có ít nhất 16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Phiên toà phúc thẩm mở theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và miễn, giảm mức bồi thường thiệt hại của ông Trần Trọng Mừng và 12 bị cáo, chủ yếu là cựu lãnh đạo của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Trong phiên toà sơ thẩm cuối tháng 4, các bị cáo này bị phạt từ 18 đến 8 năm tù, thuộc 2 nhóm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu tổng giám đốc Nhà máy Gang thép Thái Nguyên Trần Trọng Mừng tại phiên toà sơ thẩm tháng 4/2021. Ảnh: Nam Anh
Phiên tòa triệu tập TISCO với tư cách nguyên đơn dân sự và VNS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; đồng thời, yêu cầu triệu tập đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính và đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Bản án sơ thẩm xác định, dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được Chính phủ phê duyệt năm 2005, tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. VNS là cấp phê duyệt dự án.
Biết rõ nhà thầu, Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, đề nghị các điều khoản vô căn cứ, lãnh đạo TISCO vẫn ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng; chấp nhận nhà thầu phụ VINAINCON không đủ năng lực.
Hậu quả, dự án quá thời hạn gần 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, gây thất thoát hơn 830 tỷ đồng.
Đây là đại án đầu tiên được xét xử trong số 5 đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm trong năm 2021. Bốn đại án còn lại gồm vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); vi phạm quy định xây dựng tại Dự áncao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 1) và sai phạm xảy ra tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và đơn vị liên quan.
Vì sao thất thoát 830 tỷ đồng mà TISCO không yêu cầu bồi thường? Các bị cáo vi phạm pháp luật về đầu tư, đẩy TISCO vào thế bất lợi khi nhà thầu phụ không hoàn thành phần C cũng không ràng buộc được trách nhiệm của MCC, tạo điều kiện để MCC có lý do chối bỏ trách nhiệm thực hiện Hợp đồng EPC số 01. Trong phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 19...