Bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên nói lời sau cùng
Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, một số bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất của TISCO nói rằng họ thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên.
Chiều 17/4, sau 6 ngày xét xử, ông Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam – VNS) và 18 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên nói lời sau cùng.
Chủ tọa Phan Huy Cương cho biết HĐXX sẽ đưa ra phán quyết sơ thẩm vào chiều 20/4.
“Bài học cay đắng”
Trình bày lời sau cùng, bị cáo Mai Văn Tinh nói rằng ông có gần 40 năm làm việc cho ngành thép, trong đó một nửa thời gian này đã cống hiến cho Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
“Bị cáo luôn tâm nguyện cùng cấp dưới tìm mọi biện pháp tối ưu cho Gang thép Thái Nguyên phát triển”, ông Tinh nói và giãi bày thời điểm khởi động dự án ở TISCO trùng với việc xảy ra khủng hoảng kinh tế nên dự án bị gián đoạn.
Với mong muốn dự án đi vào sản xuất để đạt hiệu quả, ông Tinh nói đã có những văn bản xin chỉ đạo của cấp trên tạo cơ chế đặc thù cho TISCO với “động cơ trong sáng, không mang tâm địa nào khác”.
“Nhưng lực bất tòng tâm, dự án vẫn không thành”, cựu Chủ tịch VNS nói. Ông Tinh cho biết bản thân rất ân hận và thừa nhận một phần trách nhiệm. Ngoài mong muốn HĐXX xem xét tuyên bị cáo mức án thấp hơn đề nghị của VKS, ông Tinh cũng bày tỏ nguyện vọng tương tự dành cho những người khác.
19 người hầu tòa bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 830 tỷ cho Nhà nước. Ảnh: TTXVN.
Bị cáo Trần Trọng Mừng, cựu Tổng giám đốc TISCO, kiến nghị tòa phúc thẩm đánh giá lại vai trò của mình trong vụ án để làm căn cứ đưa ra hình phạt.
“Bị cáo đã về hưu, năm nay 72 tuổi, mang nhiều trọng bệnh, mong HĐXX xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ”, ông Mừng nói.
Người kế nhiệm ông Mừng là Trần Văn Khâm thừa nhận cáo buộc và bày tỏ sự ăn năn. Ông Khâm, 60 tuổi, cho biết cũng mang nhiều bệnh mạn tính, phải dùng nhiều loại thuốc nên mong HĐXX xem xét.
Video đang HOT
“Bị cáo nhận thấy những sai phạm trong vụ án là bài học cay đắng”, Ngô Sỹ Hán, cựu Phó tổng giám đốc TISCO, thừa nhận. Đứng trước bục gỗ, ông Hán cho rằng VKS đề nghị phạt 8-9 năm tù là quá nặng đối với một người 72 tuổi như ông.
Uông Sỹ Bính (cựu Phó phòng Kế toán TISCO) và Đồng Quang Dương (cựu thư ký dự án) cùng cho rằng họ thực hiện công việc theo phân công của tổ chức, hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các bị cáo mong HĐXX đánh giá vai trò của mỗi người để làm căn cứ tuyên án.
Cùng nói lời sau cùng, nhiều bị cáo là cựu cán bộ TISCO và VNS cho rằng mức án đề nghị của VKS là cao. Họ viện dẫn lý do về sức khỏe, thành tích, thực hiện các công việc tại dự án là do chỉ đạo của cấp trên và không vụ lợi cá nhân để làm căn cứ mong HĐXX áp dụng khi lượng hình.
Trước đó, VKS đề nghị phạt bị cáo Trần Trọng Mừng 10-11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cùng tội danh này, ông Mai Văn Tinh bị đề nghị 6-7 năm tù. 12 bị cáo là đồng phạm với ông Mừng, ông Tinh bị đề nghị mức án từ 2 đến 10 năm tù.
5 người còn lại bị kiểm sát viên đề nghị các mức án 1 đến 3 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ Công an tiếp tục điều tra
Đối đáp vào sáng cùng ngày, VKS giữ nguyên quan điểm trong cáo trạng truy tố 19 bị cáo và bác hầu hết lập luận của nhóm luật sư bào chữa.
Đại diện VKS đánh giá các ông Mai Văn Tinh và Trần Trọng Mừng, với cương vị là những người đứng đầu VNS và TISCO, chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả dự án.
Đại diện VKS cho biết cơ quan tố tụng tiếp tục giải quyết giai đoạn 2 của vụ án. Ảnh: N.H.
Khi Tập đoàn MCC (Trung Quốc) vi phạm hợp đồng, chủ đầu tư và đơn vị liên quan phải dừng hợp tác, thu lại tiền tạm ứng và báo cấp trên xem xét hủy đấu thầu.
Tuy nhiên, các bị cáo vẫn chỉ đạo đàm phán với nhà thầu MCC khiến TISCO phải chịu rủi ro. Ông Mừng còn ký văn bản gửi VNS và Bộ Công Thương đề nghị báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh giá, chấp thuận cho Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) không đủ năng lực tham gia dự án.
Theo VKS, hành vi của các bị cáo khiến TISCO không ràng buộc được trách nhiệm nhà thầu Trung Quốc, làm dự án phải dừng thi công. Trong vụ án, ông Mừng có vai trò chính, chỉ đạo tổ chức thực hiện tội phạm.
“Các bị cáo có vai trò đồng phạm và đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ”, kiểm sát viên nêu quan điểm.
Cũng theo VKS, sau gần 2 năm điều tra, truy tố cho đến khi xét xử, cơ quan tố tụng đã thu thập hơn 37.000 trang tài liệu trước khi đưa ra bản cáo trạng vụ án. Kiểm sát viên khẳng định những quan điểm của luật sư và bị cáo sẽ được VKS quan tâm trong quá trình giải quyết giai đoạn 2 của đại án xảy ra tại TISCO.
Ngoài giữ nguyên cáo trạng, đại diện VKS căn cứ đề xuất của luật sư, kiến nghị HĐXX xem xét áp dụng chính sách khoan hồng hơn với những bị cáo đã khai báo thành khẩn.
“Cần nghiêm khắc hơn với các bị cáo nhận thức rõ hành vi nhưng vẫn cố tình cho rằng họ không phạm tội”, công tố viên nhấn mạnh.
Đối với các cá nhân thuộc VINAINCON cùng một số bộ, ngành và đơn vị liên quan, VKS cho biết cơ quan tố tụng nhận thấy còn một số dấu hiệu vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình và các sai phạm khác.
“Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang xác minh, thu thập chứng cứ theo hướng giải quyết nguồn tin về tội phạm, không bỏ lọt tội phạm như quan điểm của một số luật sư”, VKS đối đáp.
Cựu Chủ tịch Gang thép Thái Nguyên bị truy tố ở mức 10-20 năm tù
Trong "đại án" Gang thép Thái Nguyên, Trần Văn Khâm - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty CP Gang thép Thái Nguyên bị cáo buộc là người tổ chức thực hiện tội phạm, bị truy tố 10-20 năm tù.
VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị có liên quan; đồng thời, truy tố 19 bị can có liên quan.
14 trong tổng số 19 bị can của vụ án. (Ảnh: Bộ Công an).
Cáo trạng cho biết, bị can Trần Văn Khâm với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), kế nhiệm là Trần Trọng Mừng chỉ đạo thực hiện dự án.
Trần Văn Khâm biết rõ hợp đồng EPC số 01 là hợp đồng trọn gói, không được điều chỉnh giá, nhưng vẫn ký quyết định điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, trong đó có có dự phòng cho phần C của hợp đồng thêm 15,57 triệu USD.
Ngoài ra, bị can Khâm còn ký phụ lục điều chỉnh lần thứ tư với Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) thống nhất tách phần C ra khỏi hợp đồng EPC; trực tiếp ký hợp đồng thầu phụ ba bên, chấp thuận giao cho Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) không đủ năng lực và các nhà thầu phụ khác thực hiện phần C dưới hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, TISCO tổ chức thực hiện và chịu mọi rủi ro không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định của hợp đồng EPC số 01.
Cáo trạng xác định, hành vi sai phạm nêu trên của bị can Trần Văn Khâm đã dẫn đến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư, không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, là nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh tăng lãi vay, tăng chi phí đầu tư, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước.
Trong vụ án này, bị ca Trần Văn Khâm bị cáo buộc với vai trò là người tổ chức thực hiện hành vi phạm tội và bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", theo Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt từ 10-20 năm tù.
Hiện trường Nhà máy Gang thép Thái Nguyên. (Ảnh: Quân Đỗ)
Theo cáo trạng, TISCO là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam (VNS). Năm 2005, Chính phủ phê duyệt Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO với tổng mức đầu tư hơn 3.843 tỷ đồng trong đó TISCO thu xếp 375 tỷ tiền vốn, còn lại đi vay các ngân hàng.
Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu dự án này và tháng 7/2007 được ký với TISCO hợp đồng EPC số 1 (E là thiết kế, P là thi công, C là xây lắp) trị giá hơn 160 triệu USD.
Hợp đồng quy định, giá trị này không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện và tổng thầu nếu chọn nhà thầu phụ phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Tuy nhiên, sau 11 tháng ký hợp đồng, MCC không ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, không triển khai thi công, rút hết người về nước... và có văn bản kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, tăng giá trị hợp đồng thêm 138 triệu USD.
TISCO thuê hãng luật Kelvin Chia Parnership tư vấn và cho kết quả: "MCC không thể đơn phương tăng giá hợp đồng do giá trị hợp đồng là trọn gói cố định... Nếu MCC bỏ dở công trình, TISCO có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường cho các tổn thất, thiệt hại".
Tuy nhiên, TISCO vẫn xin ý kiến để được điều chỉnh giá thiết bị (phần P) và chi phí khác (phần E) với dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ không có căn cứ điều chỉnh và TISCO cần áp dụng điều khoản phạt và hủy đấu thầu, chọn lại nhà thầu nhằm đảm bảo tiến độ.
Sau đó, TISCO và VNS tiếp tục đề nghị cho phép điều chỉnh chi phí phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC.
Tiếp đó, TISCO đàm phán với MCC về việc điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC và sau đó thống nhất chọn Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ phần C (xây lắp). Phần C này cũng chuyển từ hợp đồng trọn gói sang hình thức hợp đồng theo đơn giá với chi phí tăng lên.
Theo cơ quan truy tố, việc tách phần C ra khỏi hợp đồng EPC và chọn VINAINCON làm nhà thầu phụ dù không đủ năng lực đã vi phạm Luật Đấu thầu; làm tăng tổng mức đầu tư dự án.
Năm 2012, TISCO cùng VNS tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép chấp thuận điều chỉnh mức đầu tư. VNS đã đồng ý cho TISCO được tăng mức đầu tư dự án từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ đồng. Đến năm 2018, dự án vẫn chưa hoàn thành nhưng TISCO đã chi 4.423 tỷ đồng nên phải chịu thiệt hại hơn 830 tỷ đồng. Thiệt hại này là số tiền lãi TISCO phải trả cho khoản vay của các ngân hàng.
Các luật sư bào chữa cho 19 bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên Ngày 15-4, phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ án gây thất thoát 830 tỷ đồng, xảy ra tại Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp diễn với phần nêu quan điểm bào chữa của các luật sư. Bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc TISCO...