“Bị cáo phạm tội vì không nghĩ Huyền Như lừa mình”
“Do Huyền Như khẳng định là đã gặp khách hàng nhưng khách hàng quá bận nên không đến được. Biết không có chữ ký của khách hàng là không đúng quy đinh nhưng lúc đó trong nhận thức của bị cáo không có ý nghĩ là Như lừa gạt mình”, bị cáo Bùi Ngọc Quyên khai.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm
Trong ngày làm việc thứ 5 của phiên tòa phúc thẩm đại án tham nhũng do Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên cán bộ ngân hàng TMCP Vietinbank cùng đồng phạm thực hiện, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo để làm rõ hành vi “Vi phạm các quy định cho vay”.
Trả lời HĐXX, bị cáo Bùi Ngọc Quyên, nguyên Phó Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank khai nhận nhiệm vụ của mình là xác thực tài sản đảm bảo và nhập kho tài sản đảm bảo ở chi nhánh Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của bị cáo này không cần gặp khách hàng mà chỉ cần có chữ ký của khách hàng là được. Bị cáo Quyên thừa nhận so với quy định của Vietinbank thì bị cáo đã vi phạm vì không có chữ ký của khách hàng.
Chủ tọa nói: “Biết sai mà vẫn làm giúp cho bị cáo Như chiếm đoạt 1 số tiền rất lớn thì bị cáo đã phạm tội”. Quyên khẩn khoản: “Huyền Như khẳng định là đã gặp khách hàng nhưng khách hàng quá bận nên không đến được. Không có chữ ký của khách hàng là không đúng theo quy định nhưng lúc đó trong nhận thức của bị cáo không có ý nghĩ là bị Như lừa gạt mình”, Quyên khai.
Chính vì vậy, bị cáo này xin HĐXX xem xét lại tội danh: “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Quyên kêu oan về tội danh này vì cho rằng mình không có vi phạm. “Bị cáo không rành về pháp luật. Bị cáo chỉ vi phạm quy định 69 của ngân hàng Vietinbank, nhưng bị cáo nghĩ là không vi phạm pháp luật, bị cáo xin HĐXX xem xét là có vi phạm pháp luật hay không”, Quyên nói.
Bị cáo Quyên cũng kể về hoàn cảnh của mình để xin HĐXX xem xét như đang bị bệnh, phẫu thuật nhiều lần nên ảnh hưởng đến việc có con. Hai vợ chồng cưới được 8 năm nhưng vẫn không có con, sức khỏe rất không tốt.
Bị cáo Đoàn Lê Du (34 tuổi, nguyên trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng VietinBank chi nhánh TPHCM) cũng kêu oan và khẳng định mọi lỗi lầm đều do các nhân viên NaviBank và ACB, bị cáo không có tội gì
Video đang HOT
“Siêu lừa” Huyền Như sau vành móng ngựa
Theo cáo trạng, khi được Huyền Như đặt vấn đề giải quyết cho khách hàng của Như vay tiền bằng hình thức thế chấp thẻ tiết kiệm, khách hàng không có mặt, đề nghị cho vay trước rồi bổ sung thủ tục, Du đã chỉ đạo nhân viên Phòng giao dịch lập 51 hồ sơ tín dụng đứng tên 16 cá nhân, vay tổng cộng 239 tỷ đồng.
Việc vay này được thế chấp bằng 37 thẻ tiết kiệm mang tên 12 cá nhân là nhân viên Ngân hàng ACB, NaviBank có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Trong số này, chỉ 6 người được Như nhờ đứng tên vay 70 tỷ đồng trên 13 khoản vay có mặt tại Phòng giao dịch để ký hồ sơ, những người còn lại không có mặt. Tuy nhiên, tại tòa phúc thẩm, bị cáo Du cho rằng mình chỉ có lỗi do vô ý chứ không cố ý.
Tuy nhiên, HĐXX khẳng định Du biết rõ và chắc chắn khoản nào cần tất toán dù việc làm này là sai quy trình và vi phạm quy định cho vay. Hơn nữa, Du cũng không đưa được bằng chứng gì chứng minh mình bị oan sai.
“Trước khi tất toán các khoản vay này, bị cáo biết các khoản vay đều không đúng pháp luật nên đều báo cáo lãnh đạo”, Du khẳng định để đỗ lỗi của mình cho lãnh đạo Vietinbank.
Bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên Phó PGD Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank) lại đỗ lỗi cho cấp dưới của mình là Huỳnh Trung Chí (nhân viên tín dụng PGD Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank). “Chí không bao giờ đưa hồ sơ cho bị cáo. Tội nghiệp bị cáo lắm. Bị cáo không bao giờ làm việc như vậy. Tất cả đều có chữ ký của khách hàng thì bị cáo mới làm”, Tiên khai.
HĐXX phải liên tục nhắc nhở bị cáo này phải bình tĩnh. Bị cáo Tiên vừa khóc vừa nói rằng bản cung của cơ quan điều tra là không khách quan. “Khi ở cơ quan đều tra, bị cáo không được hỏi bất cứ câu hỏi nào, chỉ được đưa 1 tờ giấy bảo bị cáo đọc và ký vào.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn.
Công Quang – Trung Kiên
Theo Dantri
"Siêu lừa" Huyền Như: "Số tiền bị chiếm đoạt nằm ngoài hệ thống VietinBank"
Sáng 16/12, phiên tòa phúc thẩm "đại án tham nhũng" do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện bước vào phần thẩm vấn công khai tại tòa.
Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16/12
Trả lời HĐXX, Huyền Như khai rằng, mình học ngành tài chính tiền tệ. Vì vậy, khi công tác tại Vietinbank là công việc không những đúng ngành mà còn phát huy tốt kiến thức của mình.
Theo bị cáo này, hiện không có quy định nào cho phép ngân hàng đem tiền hay tài sản ủy thác cho các cá nhân tổ chức gửi vào ngân hàng khác để được hưởng lãi suất. Giữa tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán là hai tài sản khác nhau về chủ thể, lãi suất. Tài khoản thanh toán có kỳ hạn thì mức lãi suất giống như tài khoản tiết kiệm, còn thanh toán không kỳ hạn thì hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Trong khi đó, đại diện ngân hàng ACB trả lời rằng, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được phép đem tiền hay tài sản ủy thác cho các cá nhân tổ chức, gửi vào ngân hàng khác để được hưởng lãi suất. Luật sư Nguyễn Tiến Hùng, đại diện theo ủy quyền của Vietinbank cũng đồng quan điểm với ACB về việc ủy thác này.
Đối với lệnh thanh toán, chủ tọa hỏi Huyền Như có bao nhiêu loại lệnh thanh toán thì Như cho biết chỉ có 2 lệnh là lệnh chuyển tiền và chi tiền. Khi chủ tọa tiếp tục hỏi về lệnh thanh toán liên ngân hàng và giá trị của nó như thế nào thì Huyền Như cho biết, 10 năm làm tín dụng nên những kiến thức về kế toán mà chủ tọa hỏi thì bị cáo không nhớ rõ.
Huyền Như cho rằng: "Khi khách hàng mở tài khoản thì quyền quản lý, sử dụng tài khoản là của khách hàng còn ngân hàng chỉ thực hiện lệnh tài chính theo yêu cầu của khách hàng".
Trong buổi sáng HĐXX chủ yếu thẩm vấn Huyền Như và đại diện các ngân hàng
HĐXX muốn làm rõ khi khách hàng thực hiện việc chuyển tiền đã được ngân hàng chấp thuận thì khi nào ngân hàng hạch toán vào sổ sách? Đến lúc này, Huyền Như chỉ ậm ừ. Để làm rõ vấn đề, HĐXX đề nghị đại diện ngân hàng Nhà nước trả lời.
Đại diện ngân hàng Nhà nước cho rằng, quy trình khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thì không quá 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận lệnh chi, ủy nhiệm chi thì phải ghi có vào tài khoản thụ hưởng của lệnh chi, ủy nhiệm chi đó.
Đối với câu hỏi: "Thanh toán điện tử liên ngân hàng, lệnh phát sinh hiệu lực từ lúc nào?" của HĐXX thì đại diện Ngân hàng Nhà nước xin phép trả lời sau.
Trong khi đó, đại diện Vietinbank cho rằng, lệnh chuyển do các ngân hàng phát hành thông qua hệ thống ngân hàng Nhà nước. Hạch toán ngay khi tài khoản báo có và có phát sinh giao dịch. Khi tiền được chuyển về tài khoản, ngân hàng nhận phải phát sinh ngay nghĩa vụ cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tất cả được cập nhật tự động, phát sinh ngay thời điểm tiền vào. Đại diện Vietinbank cũng cho rằng, do đã được hệ thống ngân hàng Nhà nước kiểm soát nên dù lệnh thanh toán liên ngân hàng không có chữ ký cũng vẫn có giá trị pháp lý. Lệnh chuyển liên ngân hàng không có cái nào là không hợp lệ.
HĐXX thẩm vấn "sâu" vào các quy trình gửi tiền tiết kiệm và mở tài khoản
Về quy trình mở tài khoản tiết kiệm, đại diện Vietinbank cho rằng nếu gửi tiết kiệm thì phải có tiền ngay. Tài khoản thanh toán thì không cần thiết phải có tiền. Quy trình mở tài khoản đối với pháp nhân, tổ chức thì phải có hồ sơ pháp lý, có mẫu mở tài khoản, đối với cá nhân thì phải có chứng minh thư... Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ, giao dịch viên tiếp nhận chuyển cho kiểm soát viên để phê duyệt.
HĐXX cho rằng, theo quy trình mà Vietinbank vừa nói thì giao dịch viên là cánh cửa giữa ngân hàng với khách hàng. Theo Vietinbank, nếu thực hiện ngược lại so với quy trình bình thường là từ giao dịch viên đến kiểm soát viên thì chắc chắn sai. Với vai trò người làm quản lý thì cũng khó biết quy trình ngược mà nhân viên làm. Việc kiểm tra các quy trình ngược thuộc quy trình kiểm soát định kỳ và đột xuất của ngân hàng từ 3 - 6 tháng.
Vụ Huyền Như xảy ra từ tháng 6-9/2011. Vietinbank có kiểm tra định kỳ nhưng không phát hiện được các sai phạm của Huyền Như. "Phòng giao dịch có số lượng giao dịch hàng ngày rất lớn. Chọn mẫu kiểm tra ngẫu nhiên để kiểm tra nên khó phát hiện được ngay", đại diện Vietinbank nói.
Công Quang - Trung Kiên
Theo Dantri
Phúc thẩm Huyền Như: Luật sư ACB đòi triệu tập bầu Kiên, ông Giá Trong phần thủ tục phiên tòa, các luật sư phản ứng gay gắt việc bị thu giữ tài liệu không cho mang vào phòng xử. Luật sư bảo vệ cho ngân hàng ACB đề nghị HĐXX triệu tập nguyên lãnh đạo ngân hàng ACB như bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá...để làm sáng tỏ vụ án. Các luật sư buộc phải gửi cặp,...