Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: ‘Tôi không bao giờ trốn tránh trách nhiệm’
Trả lời tòa về các hành vi phạm tội, chiều 21/5 bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “Tôi là đàn ông, tôi không bao giờ trốn trách trách nhiệm”.
Bầu Kiên nghiên cứu tài liệu trước khi trả lời thẩm vấn tòa trong phiên xử chiều 21/5
Bầu Kiên luôn khẳng định: “Tôi kinh doanh như đúng trong giấy phép. Trong công ty không có khái niệm chỉ đạo, không có ai có quyền chỉ đạo, tôi thực hiện theo nghị quyết của HĐQT”.
Tòa thẩm vấn đại diện một số cơ quan nhà nước xem hoạt động góp vốn có phải đăng ký kinh doanh hay không, tuy nhiên đại diện các cơ quan này không có câu trả lời.
Cụ thể, phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cho biết chưa thể khẳng định việc góp vốn vào kinh doanh vào doanh nghiệp khác có phải đăng ký kinh doanh hay không. Sở đã hỏi Bộ Kế hoạch đầu tư về việc này. Bộ hướng dẫn sở phải hỏi Bộ Tài chính để được hướng dẫn. “Theo cá nhân tôi, điều 9 Luật doanh nghiệp quy định rõ doanh nghiệp phải hành nghề theo giấy phép đã đăng ký. Nếu hoạt động đầu tư góp vốn là ngành kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh”- vị đại diện này nói.
Video đang HOT
Tòa tiếp tục hỏi đại diện phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, vị đại diện này đề nghị tòa hỏi đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Kế hoạch đầu tư.
Trả lời tòa, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết vấn đề này phải là người có thẩm quyền trả lời, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ nghiên cứu tài liệu về vấn đề này và trả lời vào sáng mai (22/5).
Bà Nguyễn Hồng Vân, Cục đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch đầu tư, cho biết Tổng cục Thống kê có xếp mã đối với hoạt động góp vốn mua cổ phần, tuy nhiên việc xếp mã chỉ có ý nghĩa trong hoạt động thống kê. Việc một công ty góp vốn vào công ty khác được xếp mã là 64. Về việc hoạt động góp vốn này có phải đăng ký kinh doanh hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
Tòa hỏi ông Kiên về việc Công ty Thiên Nam kinh doanh vàng trạng thái, bầu Kiên cho biết HĐQT chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của công ty. “ Cáo trạng dùng từ không chính xác, đó là pháp nhân đặt lệnh mua bán vàng chứ không phải cá nhân đặt lệnh. Công ty Thiên Nam đặt lệnh chứ không phải bị cáo”.
Trước các trả lời này của đại diện các cơ quan nhà nước, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng các cơ quan mà tòa triệu tập không đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi của tòa. Bị cáo tiếp tục kiến nghị triệu tập đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp VN, bà Phạm Chi Lan (nguyên phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, người tham gia soạn thảo Luật doanh nghiệp) tham gia phiên tòa với tư cách là nhân chứng vụ án. Theo ông Kiên, “vụ án này không liên quan đến một mình tôi mà liên quan đến hàng trăm ngàn lãnh đạo doanh nghiệp”.
“Ở đây Viện KSND tối cao và cơ quan điều tra đã cố tình khoác cho tôi cái áo vi phạm pháp luật. Hồ sơ ghi sai, cơ quan điều tra ghi sai sự thật. Các lời khai về vụ việc tôi đã khai ở các bản cung, khai đầy đủ chính xác, tôi đề nghị HĐXX công bố các bản cung” – bầu Kiên đối đáp với tòa.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Lý Xuân Hải (nguyên tổng Giám đốc ACB) cho biết: “Kinh doanh giá vàng là việc phát sinh từ kinh doanh vàng, người kinh doanh giá vàng không thực hiện chuyển giao vàng vật chất. Việc kinh doanh giá vàng là tương đương với kinh doanh vàng trạng thái”.
Theo Xahoi
'Bầu' Kiên phản bác cáo trạng truy tố tội kinh doanh trái phép
10 giờ 15 phút, kết thúc phần xét hỏi đối với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bước sang phần xét hỏi tội danh kinh doanh trái phép.
Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, từ ngày 15.5 - 3.8.2012, Nguyễn Đức Kiên thông qua 6 công ty: Công ty B&B, ACI, ACBI, AFG, Thiên Nam và ACI-HN, do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Hà An
Trước những cáo buộc này, Nguyễn Đức Kiên trả lời: Công ty Thiên Nam do ông Lê Quang Trung làm Tổng giám đốc. Ông Trung có thẩm quyền trong việc thẩm định và ký hợp đồng với Ngân hàng ACB.
"Tôi không thực hiện các lệnh mua bán vàng. Các lệnh mua bán vàng phải thực hiện bằng văn bản". Bị cáo Kiên một lần nữa khẳng định, Công ty Thiên Nam không thực hiện mua vàng. "Chúng tôi chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không mua bán vàng trạng thái. Trong các phiếu lệnh không có bất kỳ chữ nào mua và bán vàng", bị cáo khai.
Khi Chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi với bị cáo Kiên về Công ty Thiên Nam có được kinh doanh vàng hay không? Bị cáo Kiên khẳng định: "Công ty không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng, chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái".
Bị cáo Kiên nói trước tòa: "Tôi xác nhận các số liệu nêu trong cáo trạng và không đồng ý với cáo trạng truy tố hành vi kinh doanh trái phép vì các công ty này đều kinh doanh đúng pháp luật. Chúng tôi hoạt động theo theo giấy phép kinh doanh là vàng và một số hoạt động khác".
10 giờ 54 phút, Tòa nghỉ và sẽ bắt đầu làm việc lại vào lúc 14 giờ.
Theo TNO
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát quen 'bầu' Kiên vì cùng mê bóng đá Trong ngày xét xử thứ hai của phiên sơ thẩm vụ đại án "bầu" Kiên, nhiều người tham gia tố tụng đã được mời tới tòa. Đại diện Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát được chủ tọa mời tham gia trong phần xét hỏi để làm rõ hơn hành vi của các bị cáo trong tội danh Lừa đảo chiếm...