“Bị cáo cứ kháng cáo để được ra tòa gặp người thân”
Phác giãi bày một cách thành thật: “Bị cáo cứ kháng cáo để được nghỉ cải tạo ra ại được gặp người thân gia đình”.
Nhiều bị cáo đâm đơn kháng cáo theo kiểu cầu may, được giảm án thì tốt mà không được thì mức án vẫn giữ nguyên, chẳng thiệt hại gì. (Ảnh minh họa).
Sáng 30/10/2012, TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trần Đức Phác (SN 1994, ở tiểu khu Diêm Nam, phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới, Quảng Bình) về tội “ Cướp giật tài sản” do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Phác.
Video đang HOT
Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo Trần Đức Phác trình bày, do có nhiều đồng phạm trong vụ án và bản thân bị cáo không phải là nhân thân xấu nên lẽ ra phải được nhận mức án nhẹ như người này, người kia thì mới công bằng. Tuy nhiên, HĐXX đã giải thích cho Phác hiểu rõ mức án 3 năm tù mà cấp sơ thẩm tuyên là đã cân nhắc đến tất cả các tình tiết giảm nhẹ đó và hỏi bị cáo xem tại phiên phúc thẩm này, bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ mới nào không?. Phác im lặng. Nhận định rằng, nội dung mà bị cáo Trần Đức Phác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoàn toàn không có cơ sở để xem xét nên Tòa tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù với Trần Đức Phác.
Bị tuyên y án sơ thẩm nhưng Phác vẫn cười rất tươi, như đã đoán biết trước được kết cục này. Khi được hỏi tại sao biết chắc không được giảm án thì kháng cáo chi cho mệt sức, Phác giãi bày một cách thành thật: “Bị cáo cứ kháng cáo để được nghỉ cải tạo ra tòa lại được gặp người thân gia đình…”
Chuyện xảy ra như trên là điều không hiếm đối với nhiều phiên toà hiện nay, nhiều bị cáo đâm đơn kháng cáo theo kiểu cầu may, được giảm án thì tốt mà không được thì mức án vẫn giữ nguyên, chẳng thiệt hại gì. Chưa kể, nhờ có kháng cáo mà bị cáo được trích xuất ra hầu tòa phúc thẩm, tranh thủ được thời gian nghỉ lao động, cải tạo theo chế độ và nhất là lại được dịp gặp được người thân, ngắm thế giới bên ngoài. Chẳng có sung sướng nào hơn!.
Một giám thị trại giam cho rằng, lâu nay biết rõ có xảy ra tình trạng trên nhưng luật đã quy định về quyền được kháng cáo trong thời hạn luật định của bị cáo thì cơ quan pháp luật vẫn phải tạo điều kiện để họ thực hiện quyền đó. Dẫu biết rằng, hệ lụy của cái sự vô tư “kháng cáo cầu may” đó là Nhà nước phải tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và chi phí tố tụng, chẳng biết các bị cáo đó có hiểu cho?.
Theo xahoi
Tử hình "đại ca" buồng giam đánh chết người
Ngày 25-10, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Tp. Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với Trần Văn Hà (SN 1992, quê Gia Lai), đồng thời y án sơ thẩm mức án tử hình về tội "giết người".
Trần Văn Hà và Phan Minh Quân bị dẫn giải đi sau phiên sơ thẩm. Ảnh: cand.com.vn
Theo bản án sơ thẩm, Trần Văn Hà từng mang tiền án 9 năm tù về tội "cướp tài sản" và bị giam tại buồng giam số 20 nhà tạm giữ Công an quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Hà làm trưởng buồng và chỉ định Phan Minh Quân (SN 1994, ở Tp. Hồ Chí Minh) làm phó buồng. Chung buồng giam còn có can phạm Huỳnh Tấn Phát.
Khoảng 9 giờ sáng 17-5-2011, tại buồng giam, Hà gọi Huỳnh Tấn Phát đến, tra hỏi Phát tối hôm qua có ăn vụng thịt kho hay không thì Phát trả lời: không ăn. Lập tức Hà dùng chân đạp vào ngực Phát. Hà gọi thêm Phan Minh Quân đến đánh Phát buộc Phát thừa nhận có ăn vụng. Sau đó, Hà lấy hũ thịt kho xuống bắt Phát ăn hết rồi cả hai thay nhau tiếp tục đấm đạp Phát.
Không dừng lại ở đó, lấy cớ Phát giặt giẻ lau không sạch, Hà kêu Quân tiếp tục hành hạ Phát. Bị đánh liên tục nên Phát lên cơn co giật mạnh, xin được nằm nghỉ, bắt đầu thấy mệt mỏi, đờ đẫn, có ăn cơm trưa và chiều nhưng rất ít, chủ yếu uống nước và húp canh. Đến tối thì Phát tím tái toàn thân, bị nôn mửa, ngã gục tại bàn cầu vệ sinh. Mặc dù được các can phạm đỡ lên, báo quản giáo đưa đi cấp cứu nhưng Phát đã chết trước khi đến bệnh viện.
Đối với Phan Minh Quân, do thời điểm gây án chưa đủ 18 tuổi nên tòa chỉ tuyên phạt mức án cao nhất là 18 năm tù. Ngoài ra, 7 cán bộ Đội Cảnh sát bảo vệ hỗ trợ tư pháp nhà tạm giữ Công an quận Gò Vấp có liên quan trong vụ việc đã bị Công an Tp. Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.
Theo Dantri
Vụ kiện nhà hàng My Way: Y án sơ thẩm, đâu là niềm tin công lý? Sáng 11/10/2012, tại TAND TP. Hà Nội, Hội đồng xét xử vụ mất xe máy của anh Vũ Song Toàn ở nhà hàng My Way đã tuyên án phúc thẩm, theo đó giữ nguyên quyết định từ phiên sơ thẩm của TAND quận Cầu Giấy. "Giá trị tài sản của vụ việc không lớn nhưng đây là một vụ án thu hút sự...