Bị cảnh sát 141 kiểm tra, lộ đi xe gian cùng bằng lái xe giả
Dù sinh năm 1967 nhưng Đoàn Đức Hùng lại lấy ảnh mình dán vào giấy phép lái xe của một thanh niên sinh năm 1984 để có bằng lái tham gia giao thông. Bên cạnh đó, chiếc xe do Hùng đang sở hữu cũng bị cảnh sát lật tẩy là xe gian.
Vụ việc được tổ công tác Y7/141-CAHN do Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường – Phó Đội trưởng Đội CSGT số 2 (Phòng PC67 – CATP Hà Nội) – làm tổ trưởng phát hiện chiều 29/2 tại nút giao thông Kim Giang – Nguyễn Xiển (huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Hai người đàn ông vi phạm bị cảnh sát phát hiện
Cụ thể, vào khoảng 14h ngày 29/2, chốt trực tại nút giao thông trên, phát hiện chiếc xe Attila chở 2 người đàn ông có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác Y7/141 đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra hành chính. Qua xác minh nóng, tổ công tác làm rõ, biển số 29K1-051.06 thực tế được cấp cho một chiếc xe khác.
Tiếp tục kiểm tra số khung, số máy chiếc xe trên, cảnh sát làm rõ, chiếc xe này thực tế mang BKS 30L4-2926, thuộc quyền sở hữu của một người phụ nữ ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.
Video đang HOT
Tang vật tổ công tác phát hiện
Người điều khiển xe khai tên Nguyễn Công Giang (SN 1979, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội), từng có 1 tiền sự. Người ngồi sau trình ra một giấy phép lái xe mang tên Lê Hữu C. (SN 1984, trú tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Bằng nghiệp vụ, Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường nhận định, giấy phép lái xe trên đã được làm giả. Người xuất trình giấy phép lái xe trên già hơn rất nhiều so với tuổi được ghi trên bằng lái.
Sau một hồi vòng vo, người ngồi sau thừa nhận đã dán đè ảnh của mình lên giấy phép lái xe trên. Đối tượng được làm rõ là Đoàn Đức Hùng (SN 1967, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội), từng có 1 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”.
Tang vật tổ công tác phát hiện
Bước đầu, Hùng khai nhận, chiếc xe trên Hùng mua tại một cửa hàng cầm đồ. Để yên tâm đi đường, Hùng đã lấy ảnh của mình dán lên giấy phép lái xe của một thanh niên khác.
Vụ việc sau đó được tổ công tác Y7/141 bàn giao cho Đồn Công an Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) tiếp tục làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.
Theo Phap luât Xa hôi
Lật tẩy thủ đoạn biến tiền phi pháp thành tiền "sạch"
Như An ninh Thủ đô đã thông tin, các lực lượng chức năng của CATP Hà Nội vừa chặt đứt đường dây "rửa tiền" xuyên quốc gia, bắt tạm giam 5 đối tượng, trong đó có Lin Reng Feng (SN 1979, quốc tịch Trung Quốc) và Lê Thị Huyền Trang (SN 1982, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội). Quá trình mở rộng điều tra cho thấy, đường dây tội phạm này còn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều bị hại ở Hà Nội, TP.HCM và liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy.
Các đối tượng tại cơ quan công an
Giả danh công an để rút tiền
Đầu tháng 10-2015, lực lượng trinh sát Phòng An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư phối hợp với Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng CSHS - CATP Hà Nội phát hiện trên địa bàn thành phố xuất hiện nhóm đối tượng giả danh công an gọi điện cho các bị hại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chúng kiểm tra. Người nào tỏ thái độ bất hợp tác, liền bị nhóm này đe dọa tài khoản của họ có liên quan đến hoạt động "rửa tiền" hoặc "buôn bán ma túy"... và nếu không để công an kiểm tra sẽ gặp hậu quả không thể lường hết. Vì sợ bị liên lụy, dính dáng đến pháp luật, nhiều người không kiểm tra kỹ đã chuyển ngay thông tin tài khoản và bị bọn tội phạm rút tiền để chiếm đoạt.
Chị Nguyễn Thị T (SN 1972, ởTP.HCM) cho biết: Đầu tháng 11-2015, chị nhận được điện thoại có 3 số đuôi... 113 gọi vào máy điện thoại cá nhân của chị T. Ở đầu dây bên kia là giọng một nam giới, tự xưng là công an, muốn kiểm tra số tài khoản cá nhân của chị T vì nghi liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật. Chị T. hoảng sợ, chuyển thông tin tài khoản cá nhân theo sự hướng dẫn của người lạ.
Sau khi làm xong những yêu cầu của người giấu mặt, chị T nghi ngờ nên kiểm tra tài khoản của mình tại ngân hàng X, ở TP.HCM và ngã ngửa vì biết số tiền 700 triệu đồng trong tài khoản đã bị rút hết... Trong quá trình điều tra, các lực lượng chức năng được biết trong các tháng 10, 11-2015, nhóm tội phạm này đã thực hiện trót lọt hàng chục vụ chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của nhiều bị hại tại Hà Nội, TP.HCM và báo cáo Giám đốc CATP xin xác lập chuyên án 011P để đấu tranh.
Cuối năm 2015, lực lượng CATP Hà Nội đã làm rõ và lần lượt chặt đứt từng mắt xích trong đường dây tội phạm này, bắt tạm giam nhiều đối tượng liên quan trong đó có Lin Ren Feng và Xue Wen (SN 1980, quốc tịch Trung Quốc), hiện thuê trọ tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Đối tượng quan trọng nhất trong đường dây tội phạm xuyên quốc gia này là Lê Thị Huyền Trang, trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, hiện ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng bị cơ quan điều tra bắt khẩn cấp để làm rõ.
Tạo tài khoản bằng CMND giả
Quá trình đấu tranh, các đối tượng bị bắt giữ đều khai thực hiện hành vi "rửa tiền" cho ông "trùm" tên là Trấn (quốc tịch Đài Loan - Trung Quốc). Toàn bộ hoạt động giả danh công an để gọi điện thoại đe dọa người bị hại, ép phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền đều do Trấn chỉ đạo đồng bọn thực hiện qua mạng internet "ảo" và quá trình thực hiện hoạt động này đều ở nước ngoài. Theo sự chỉ đạo của Trấn, Trang có nhiệm vụ tụ tập đồng bọn ở Việt Nam để thực hiện các hoạt động thu mua CMND bị chủ sở hữu bỏ quên tại các nhà nghỉ, hiệu cầm đồ... rồi làm giả để đến các ngân hàng tạo tài khoản rút tiền.
Sau khi Trấn giả danh công an đe dọa để chiếm đoạt tiền của người bị hại, Trang cùng đồng bọn sẽ dùng CMND giả đến các ngân hàng rút tiền, rồi giao lại cho Lin Ren Feng, được Trấn cử sang Việt Nam để nhận tiền "sạch" rồi lại chuyển vào tài khoản cho Trấn ở nước ngoài. Tương tự, Xue Wen cũng được cử sang Việt Nam để quay vòng những đồng tiền phi pháp thành tiền "sạch" thông qua việc rút tiền tại các cây ATM, rồi chuyển vào tài khoản cho bọn tội phạm xuyên quốc gia. Khám xét nơi ở của Lin Ren Feng và Xue Wen, cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ 43 thẻ ATM dùng để rút tiền của các bị hại ở Việt Nam và chủ yếu ở TP.HCM. Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã phối hợp với Công an TP. HCM bắt khẩn cấp Xue Wen và di lý vào TP.HCM để tiếp tục đấu tranh, mở rộng vụ án.
Cũng trong quá trình điều tra, Phòng Phòng An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư và Phòng CSHS - CATP Hà Nội đã làm rõ 6 ngân hàng trên địa bàn TP Hà Nội và TP.HCM là những địa chỉ nhóm tội phạm do Trấn và Trang cầm đầu, sử dụng CMND giả đến rút tiền từ các tài khoản chiếm đoạt được của bị hại. Cơ quan công an đã làm rõ Lê Đức Anh (SN 1988, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), là tay chân đắc lực của Trang trong việc thu mua CMND bị bỏ quên tại các nhà nghỉ, hiệu cầm đồ trên địa bàn thành phố, để làm CMND giả, rồi sử dụng đi rút tiền tại các ngân hàng.
Trong quá trình truy bắt Lê Đức Anh, cơ quan công an đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng này đang sử dụng ma túy tại nơi ở của Lý Hoa Nhi (SN 1977, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) và lập biên bản thu giữ 0.155 gam heroin. Khai thác Nhi, cơ quan điều tra đã tiếp tục thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Linh (SN 1969, trú tại phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội), là đối tượng cung cấp ma túy cho Nhi và Đức Anh sử dụng. Khám xét nơi ở của Linh, cơ quan công an đã lập biên bản thu giữ 42,910 gam ma túy "đá" và 24,260 gam ketamin.
Theo_An ninh thủ đô
Đề phòng trộm cắp trong tầng hầm chung cư Gần đây, các đơn vị của CATP Hà Nội đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng trà trộn vào khu vực trông giữ xe trong tầng hầm các chung cư để lấy trộm xe đạp điện. Khu trông giữ xe ở hầm chung cư là nơi tội phạm nhằm vào trộm cắp xe đạp điện Tên trộm là thợ cắt...