Bị can, bị cáo đặt 30 – 200 triệu đồng để không bị tạm giam?
Theo dự thảo thông tư liên tịch vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến, bị can, bị cáo có thể đặt tiền bảo đảm từ 30 – 200 triệu đồng để không bị tạm giam. Tuy nhiên phải đáp ứng rất nhiều điều kiện và viết giấy cam đoan thực hiện nghĩa vụ.
(Ảnh minh hoạ)
Dự thảo thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND Tối cao và TAND Tối cao xây dựng vừa được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
Theo Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì viện kiểm sát, tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
Người thân thích của bị can, bị cáo được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ trên; nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.
Video đang HOT
Theo dự thảo thông tư liên tịch, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của người thân thích, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án quyết định mức tiền cụ thể phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới: 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 100 đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Đối với các trường hợp sau đây thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức tương ứng theo quy định trên:
Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là ngươi đươc tăng danh hiêu Anh hùng lưc lương vu trang nhân dân, Anh hùng lao đông, Nhà giáo nhân dân, Thây thuôc nhân dân hoặc đươc tăng Huân chương, Huy chương kháng chiên, các danh hiêu Dung si trong kháng chiên chông My cưu nươc, là con đe, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà me Viêt Nam anh hùng, cua gia đình đươc tăng băng “Gia đình có công vơi nươc”; bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, người từ đủ 70 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Thông tư liên tịch này khi được ban hành sẽ thay thế Thông tư liên tịch số 17/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có mức đặt tiền tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa vẫn là 200 triệu.
Dự thảo thông tư liên tịch cũng nêu rõ các trường hợp không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, gồm:
- Bi can, bi cáo pham một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh
- Pham tôi đăc biêt nghiêm trong; phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, tham nhung, xâm pham trât tư quan lý kinh tê; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khủng bố, đua xe trái phép
- Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lênh, quyêt đinh truy nã; bi can, bi cáo phạm tôi có tính chât chuyên nghiêp; bi can, bi cáo nghiên ma tuý
- Bi can, bi cáo là ngươi chủ mưu, cầm đầu trong trường hợp phạm tội có tổ chức, là người tái phạm nguy hiểm; hành vi phạm tội gây dư luân xâu trong nhân dân.
Kha Xuân Lộc
Theo Dantri
Yêu cầu báo cáo vụ sát hại 2 nữ nhân viên bưu điện
Liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình do có hành vi giết hai nữ nhân viên bưu điện, VKSND Tối cao đã yêu cầu báo cáo vụ việc.
VKSND tối cao vừa có Thông báo số 151/TB-VKSTC yêu cầu VKSND cấp cao tại TP HCM, Cục 1 và Vụ 6 VKSND tối cao kiểm tra lại và báo cáo rõ vụ án Hồ Duy Hải giết hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An) xảy ra vào ngày 13-1-2008.
Trong vụ án này, Hồ Duy Hải đã bị tuyên tử hình và đã có quyết định thi hành án tử hình nhưng sau đó được tạm hoãn thi hành án.
Bị án Hồ Duy Hải
Nhiều năm qua, gia đình Hồ Duy Hải và luật sư đã gởi đơn cầu cứu khắp nơi cho rằng vụ án có dấu hiệu oan sai.
Luật sư và mẹ Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan có đơn gởi các cơ quan tố tụng yêu cầu làm rõ cho rằng hồ sơ vụ án có dấu hiệu làm sai lệch.
Theo luật sư và gia đình, hồ sơ vụ án đã rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay; tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng về chiếc xe máy của nhân chứng Đinh Vũ Thường và lời khai về kích thước con dao của Hải dùng để cắt cổ nạn nhân
Ngoài ra, vụ án còn bị rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến một nhân chứng đặc biệt quan trọng có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân đó là Nguyễn Văn Nghị - là người yêu của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (Cơ quan điều tra từng tạm giữ và lấy lời khai của Nguyễn Văn Nghị, tuy nhiên sau đó Nguyễn Văn Nghị không được đưa vào danh sách làm nhân chứng).
Ngoài ra gia đình còn tố cáo rằng sau khi Hồ Duy Hải bị bắt, các cơ quan đã trưng cầu giám định 4 tang vật: Dấu vân tay, lông tóc, máu và than tro. Nhưng cơ quan điều tra chỉ sử dụng duy nhất 1 trong số 4 kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự kết luận về "than tro" thu được tại nhà Hải.
Tuy nhiên, phần sử dụng này lại cắt bỏ phần nội dung quan trọng nhất: "Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và simcard".
Theo luật sư, việc này chưa thể kết luận Hải đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án như quan điểm của các cơ quan tố tụng.
Trong khi đó, các kết luận giám định còn lại (máu, lông tóc) thể hiện không có sự liên quan đến Hồ Duy Hải thì không được đưa vào.
Tại bản kết luận giám định số 158 ngày 11-4-2008 kết luận: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.
Từ những căn cứ pháp lý này luật sư và gia đình đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đơn này để làm rõ bản chất vụ án.
Hạnh Nguyên
Theo NLDO
Hơn 700 người sập bẫy tổng giám đốc công ty kinh doanh vàng ảo Hsu Ming Jung chỉ đạo cấp dưới tư vấn cho các nhà đầu tư, thu gần 300 tỷ đồng và chỉ trả lãi một phần nhỏ, còn lại chiếm đoạt. Ngày 3/7, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Hsu Ming Jung (người Đài Loan) - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư Khải Thái về tội Lừa...