Bị cảm lạnh và cúm, khi nào cần đến khám bác sĩ?
Nhiều người không cần đến khám bác sĩ khi bị cảm lạnh, thậm chí là cúm.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh chỉ cần ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thuốc không kê đơn là sẽ khỏi. Nhưng một số khác thì không.
Có một số dấu hiệu mà người bị cảm lạnh và cúm cần phải đến khám bác sĩ, thậm chí là cấp cứu ở bệnh viện, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).
Nếu con sốt do cảm và cúm đột ngột tái phát hoặc sốt cao hơn thì cần phải đi khám bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhận biết sớm các dấu hiệu đó có thể giúp tránh nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng với những nhóm có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trên 65 tuổi hay mắc một số bệnh như hen suyễn, tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường.
Khi thấy các dấu hiệu sau, người bị cảm lạnh và cúm cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Uống thuốc có thể giúp hạ sốt nhanh chóng ở người bị cảm và cúm. Tuy nhiên, nếu cơn sốt đột ngột tái phát hoặc sốt cao hơn thì đó là dấu hiệu cần phải đi khám.
Tuy nhiên, với trẻ con, bất kỳ khi nào trẻ sốt từ 40 độ trở lên thì phải lập tức đưa đến bác sĩ ngay. Trong khi đó, trẻ nhỏ dưới 12 tuần tuổi nếu bị sốt thì cần phải được bác sĩ kiểm tra dù là sốt bao nhiêu độ.
Nghẹt mũi nghiêm trọng
Nghẹt mũi không phải là triệu chứng đáng lo ngại khi bị cảm lạnh và cúm. Thế nhưng, nếu nghẹt mũi nghiêm trọng và kéo dài thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra.
Ở cả người lớn và trẻ nhỏ, ngay cả cơn cảm lạnh nhẹ nếu không trị hết cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang, viêm phế quản cấp tính hay viêm phổi.
Với cảm lạnh, hầu hết các triệu chứng sẽ khỏi sau 7 đến 10 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này mà các triệu chứng vẫn còn thì đó là dấu hiệu đáng ngại, nhất là ở trẻ em.
Ngoài ra, nếu nghẹt mũi kèm theo một trong các dấu hiệu sau như sốt trên 40 độ, khó thở, ho ra có máu hoặc tái phát triệu chứng thì cũng cần đến gặp bác sĩ.
Người bệnh cảm và cúm cần đi khám ngay nếu ho kèm theo đau ngực, sốt trên 40 độ C hay da tái nhợt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ho ra đờm có máu
Nếu ho dai dẳng hoặc ngày càng nặng, gây khó thở, họ ra đờm nhiều bất thường thì người bị cảm lạnh và cúm cần phải chú ý.
Ở trẻ em, cần phải đi khám ngay nếu ho kèm theo các triệu chứng như đau ngực, ho thuyên giảm sau đó tái phát hoặc ngày càng nặng, sốt trên 40 độ C, môi, móng tay và da tái nhợt, đờm có máu.
Với người lớn, ngoài các triệu chứng của trẻ em thì tay chân yếu sức nghiêm trọng, chóng mặt kéo dài hoặc mê sảng thì cần phải đi khám ngay, theo Verywell Health.
Triệu chứng của cảm lạnh và Omicron có khác nhau?
Trẻ sổ mũi, nghẹt mũi mùa hanh khô: 5 việc làm phòng ngừa hiệu quả
Thời tiết chuyển lạnh, hanh khô là thời điểm mà trẻ dễ gặp phải những cơn sổ mũi, nghẹt mũi, lâu ngày dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu 5 việc cần làm ngay để phòng ngừa hiệu quả những cơn sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân trẻ sổ mũi, nghẹt mũi
Trước hết, bố mẹ nên xác định rõ nguyên nhân gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ để có các biện pháp chăm sóc tốt hơn. Sau đây là 6 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sổ mũi, nghẹt mũi:
- Thời tiết lạnh, hanh khô cùng ô nhiễm không khí khiến niêm mạc mũi trẻ khô hơn, ít dịch tiết hơn nên nhạy cảm hơn.
- Sức đề kháng của trẻ chưa vững vàng nên dễ mắc viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm - những bệnh phổ biến khiến trẻ sổ mũi, nghẹt mũi
- Lạm dụng thuốc xịt thông mũi (chứa chất gây co mạch như xylometazoline,...) gây phản tác dụng, khiến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi thêm nghiêm trọng.
- Viêm amidan hoặc viêm VA.
- Dị ứng với các tác nhân như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật...
- Dị vật đường thở (đồ chơi nhỏ, các loạt hạt, cúc áo,...)
2. 5 việc cần làm để phòng ngừa trẻ sổ mũi, nghẹt mũi
Phòng bệnh hơn trị bệnh. Vì vậy, cha mẹ lưu ý 5 việc cần làm sau đây để đề phòng trẻ sổ mũi, nghẹt mũi:
Chơi, ngủ trong phòng thoáng, tránh gió lùa
Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, có cửa kín tránh gió lùa. Môi trường ẩm thấp, ô nhiễm khiến trẻ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi do dị ứng hoặc do mắc viêm mũi, cảm cúm, ,...
Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học
Chế độ ăn tác động trực tiếp tới sức đề kháng của trẻ, từ đó đóng vai trò khá quan trọng trong phòng bệnh hô hấp nói chung và sổ mũi, nghẹt mũi nói riêng.
Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng cho bản thân. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học giúp trẻ có sức đề kháng tốt .
Với trẻ đang ăn dặm thì nên ăn đủ cả 4 nhóm chất tinh bột, rau quả, thịt, dầu mỡ. Ưu tiên lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, có tác dụng phòng và trị bệnh.
Tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại: https://bit.ly/3cNrWTE
Giữ đủ ấm cho trẻ
Giữ đủ ấm tức là không để trẻ nóng quá và không để trẻ bị nhiễm lạnh. Nên kiểm tra và lau người vệ sinh cơ thể cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi trẻ chơi đùa. Việc làm này giúp đề phòng mồ hôi ngấm vào quần áo khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh.
Nên tắm cho trẻ trong phòng ấm kín gió và tắm nhanh. Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên đeo khẩu trang, mặc quần áo ấm, hạn chế tới nơi đông người.
Tiêm phòng đầy đủ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi lai rai mùa khô hanh này chính là virus cảm cúm. Tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm cho trẻ là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.
Trẻ cần được tiêm phòng cúm hàng năm.
4 lí do trẻ cần được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm:
- Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm (nhất là lứa tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi). Biến chứng bệnh cúm ở trẻ em thường nguy hiểm hơn so với người lớn.
- Có nhiều chủng virus cúm, các chủng cúm biến đổi qua từng năm nên kháng thể được tạo ra từ vắc xin thường chỉ có tác dụng trong một năm, không có tác dụng với chủng năm sau.
- Các kháng thể do vắc xin cúm tạo ra suy yếu dần theo thời gian.
- Thành phần của vắc xin cúm cập nhật, thay đổi theo năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành.
Cha mẹ cũng nên tránh không để con mình tiếp xúc với những người bệnh cúm.
Vệ sinh mũi và massage
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và massage lòng bàn chân là việc làm đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao giúp phòng ngừa trẻ sổ mũi, nghẹt mũi.
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày giúp cấp ẩm cho niêm mạc mũi đồng thời loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và các tác nhân truyền nhiễm.
Chi tiết hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý tại: https://bit.ly/3DAVNdX
Massage chân giúp giữ ấm cho cơ thể của trẻ.
Massage lòng bàn chân bằng tinh dầu tràm giúp làm nóng gan bàn chân để giữ ấm cơ thể.
3 tiêu chí lựa chọn nước muối sinh lý phù hợp cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có đề kháng hô hấp còn non nớt, niêm mạc mũi rất nhạy cảm. Cha mẹ lưu ý lựa chọn loại nước muối sinh lý phù hợp cho con theo 3 tiêu chí:
1. Không chứa chất bảo quản để không gây xót hay kích ứng niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ.
Ống đơn liều 5ml dùng trong 24h đảm bảo vô trùng.
Tùy mục đích sử dụng mà lựa chọn loại nước muối sinh lý phù hợp:
2. Dùng hàng ngày để phòng bệnh: nên chọn loại nước muối sinh lý đơn liều NaCl 0,9% tinh khiết.
3. Dùng khi sổ mũi, nghẹt mũi: nên chọn loại nước muối sinh lý bổ sung thành phần kháng khuẩn, không chất gây co mạch, không kháng sinh để cải thiện tình trạng của trẻ an toàn và hiệu quả.
Đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng nêu trên, bộ đôi nước muối sinh lý Fysoline tới từ Gifrer - hãng Dược hơn 100 năm uy tín tại Pháp chính là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bỉm hiện đại:
- Nước muối sinh lý Fysoline: vệ sinh mắt, mũi, miệng, rốn hàng ngày.
- Nước muối sinh lý kháng khuẩn Fysoline: bổ sung chiết xuất từ cỏ xạ hương, ion đồng và glycerol giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả, đồng thời duy trì được độ ẩm cần thiết cho niêm mạc, hạn chế khô rát mũi do xuất tiết nhiều hoặc nghẹt mũi.
Những dấu hiệu phổ biến cảnh báo ung thư Cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi, giảm cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài không khỏi, đổ mồ hôi ban đêm... có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư bạn cần lưu ý. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng không phải do ung thư mà có...