Bị cá tầm Trung Quốc ‘tấn công’, cá tầm Việt thiệt hại 200 tỉ
Cá tầm Trung Quốc tràn vào khiến người nuôi cá tầm trong nước ước thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng.
Thông tin từ Hiệp hội cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng cho biết, nguồn tiêu thụ cá tầm tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung chủ yếu là thị trường TP.HCM trước đây bị cá tầm Trung Quốc (chính ngạch) thao túng. Nhưng từ đầu năm 2021 đến nay không thấy cá tầm Trung Quốc xuất hiện hoặc ít.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch việc lưu thông hạn chế, nhu cầu tiêu thụ ở thị trường TP.HCM giảm khi các nhà hàng, quán ăn…đóng cửa nên nếu cá tầm Trung Quốc vào cũng khó tiêu thụ.
Thứ hai là nhờ sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước trong kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, giấy phép kiểm dịch… cá tầm Trung Quốc nhập khẩu.
Nhìn chung là do không có lợi nhuận nên hiện tại cá tầm Trung Quốc nhập khẩu chính ngạch không vào phía Nam. Đối với cá tầm Trung Quốc nhập lậu thỉnh thoảng vẫn có nhưng không nhiều.
Khi cá tầm Trung Quốc xuất hiện khiến giá cá tầm tại trại ở Lâm Đồng giảm 25%-30%. Ảnh: TN
Video đang HOT
Cá tầm Trung Quốc đi chính ngạch ào ạt vào thị trường Việt Nam là thời điểm Trung Quốc xảy ra dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm. Do đó, cá tầm Trung Quốc được đẩy sang các nước trong đó có Việt Nam. Vì vậy, cao điểm nhất có tuần khoảng 100 tấn cá tầm Trung Quốc sang Việt Nam.
Trước đây cá tầm bắt tại trại ở Lâm Đồng giá khoảng 150.000 đồng/kg, tùy kênh phân phối giá bán lẻ khoảng 200.000 đồng/kg. Sau khi cá tầm Trung Quốc xuất hiện ở thị trường giá tại trại Lâm Đồng giảm 25-30%.
Việc giá cả lên xuống là điều bình thường, giao thương hai chiều là tất yếu trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, điều quan trọng DN muốn minh bạch nguồn gốc xuất xứ để người tiêu dùng phân biệt đâu là cá tầm Trung Quốc, cá tầm Việt Nam chứ không nên đánh đồng như hiện nay. Nếu người tiêu dùng phân biệt được sẽ không mua cá tầm của Trung Quốc vì nghĩ chất lượng không tốt.
Hiệp hội cho rằng chất lượng cá tầm Trung Quốc không tốt thật vì thịt nhão, không thơm ngon như cá tầm Việt Nam. Mặt khác, cá tầm Trung Quốc xuất bán tại trại giá khoảng 75.000-80.000 đồng/kg sau khi vận chuyển 5.000-6.000km vào Việt Nam bán chỉ khoảng 120.000-125.000 đồng/kg. Đây là mức giá dưới giá thành so với cá tầm trong nước dù các DN đã áp dụng công nghệ cũng không thể có giá như vậy được.
Sản lượng cá tầm năm 2020 đạt trên 3.000 tấn, giá trị sản lượng đạt trên 500 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay cá tầm tại các trang trại Việt Nam không tiêu thụ được cùng với cạnh tranh khốc liệt với cá tầm Trung Quốc. Thiệt hại người nuôi cá tầm ước tính khoảng 200 tỷ đồng, giảm cả về giá trị lẫn sản lượng sản xuất.
Nghề nuôi cá tầm là một nghề non trẻ ở Việt Nam, để tồn tại và phát triển, cạnh tranh với thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập, các thành viên hiệp hội mong muốn có một sân chơi bình đẳng cũng như đảm bảo sự minh bạch cho người tiêu dùng. Hiệp hội đề nghị các ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường quản lý để nghề nuôi cá tầm phát triển xứng với tiềm năng sẵn có.
Cá tầm Trung Quốc siêu rẻ quá nhiều, hạ 'đo ván' cá trong nước
Lượng nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc quá nhiều, giá bán quá thấp chỉ bằng 2/3 giá của cá tầm trong nước.
Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia vừa có văn bản yêu cầu các bộ Tài chính, Công an, Công Thương, NN&PTNT, Quốc Phòng và BCĐ 389 các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai và các địa phương tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời tăng cường quản lý thị trường nội địa, nhất là các trung tâm tiêu thụ lớn tại Hà Nội và TP.HCM tăng cường kiểm soát để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh, buôn bán cá tầm: nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) gian lận thương mại....
Chỉ đạo này được BCĐ 389 quốc gia thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về những thông tin báo chí nêu thời gian qua về việc nhập khẩu và kinh doanh cá tầm.
Cá tầm trong nước cạnh tranh khốc liệt với cá tầm Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Dũng /TTXVN
Trước đó, Hiệp hội phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng cho hay, thời gian gần đây nghề nuôi cá tầm trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cá tầm Trung Quốc. Lượng nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc quá nhiều, giá bán quá thấp chỉ bằng 2/3 giá cá tầm trong nước.
Khi vào Việt Nam có sự mập mờ về nguồn gốc do thương lái trộn lận cá tầm Trung Quốc vào cá tầm nuôi tại Việt Nam. Người tiêu dùng không phân biệt được, tạo hiện tượng lừa dối khách hàng, cạnh tranh không công bằng.
Cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam dù có giá thành rẻ nhưng chất lượng kém, thịt nhão, không thơm ngon như cá tầm nuôi tại Việt Nam. Đồng thời quan sát hình dạng bên ngoài khác nhiều so với các loài cá tầm đang nuôi tại Việt Nam.
Trong khi đó, do ảnh hưởng dịch COVID-19 cá tầm tại các trang trại Việt Nam đang tồn dư rất lớn. Việc cá tầm Trung Quốc ào ạt nhập vào Việt Nam với giá thấp đang dẫn đến cá tầm nuôi tại các trang trại Việt Nam càng không tiêu thụ được.
Những DN, hộ nông dân nuôi cá tầm gặp rất nhiều khó khăn do cá không bán được nhưng chi phí thức ăn, con giống, nhân công vẫn tiếp tục phải chi trả.
Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn bắt cá tầm nhập lậu.vẢnh: Web BCĐ 389
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất cá tầm trong nước, giúp nghề nuôi cá tầm sản xuất hiệu quả và bền vững, Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo cơ quan chức năng các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh biên giới phía Bắc có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc, tăng cường quản lý đối với cá tầm tươi sống Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam lưu thông trên thị trường không có nguồn gốc, không qua kiểm dịch động vật. Đề nghị các ngành có biện pháp tịch thu, tiêu hủy và có hình thức xử phạt doanh nghiệp nhập lậu cá tầm theo quy định như rút giấy phép kinh doanh...
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ trình tự, thủ tục hồ sơ pháp lý và thành phần loài cá tầm nhập khẩu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng sản xuất trong nước với cá tầm Trung Quốc.
Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô cá tầm nhập khẩu theo quy định để kiểm soát các chất tồn dư trong cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng...
Nhiều điểm mới trong biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế; Chuyển tiếp ưu đãi thuế nhập khẩu cho đối tượng được miễn thuế nhập khẩu; Chuyển tiếp về thủ tục miễn thuế... là những điểm mới của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ...