Bị cá heo nuốt, bạch tuộc chết vẫn tung đòn thù thảm khốc
“Con cá heo dường như cực kỳ tham ăn và nghĩ rằng: Ta sẽ nuốt toàn bộ nó”.
Cá heo mũi chai tên Gilligan “chết ngạt” vì ăn bạch tuộc
Năm 2015, một con cá heo mũi chai tên Gilligan đã bị phát hiện “chết ngạt” trên bãi biển Úc. Điều đặc biệt là Gilligan đang cố gắng nuốt một con bạch tuộc khổng lồ nặng 2,1 kg và xúc tu của con mồi đã chặn đường hô hấp của cá heo.
Một nghiên cứu mới cho biết đây là lần đầu tiên một cá heo được phát hiện chết ngạt vì bạch tuộc như vậy, tờ National Geographic đưa tin.
Nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Nahiid Stephens, tại Đại học Murdoch của Úc, cho biết: “Con cá heo dường như cực kỳ tham ăn và nghĩ rằng: Ta sẽ nuốt toàn bộ nó”.
Khi Gilligan được tìm thấy trên bãi biển phía nam thành phố Perth của Úc, nó được mang đến phòng thí nghiệm của Stephens để xét nghiệm. Lúc đó, một phần của con bạch tuộc vẫn thò ra từ miệng Gilligan.
Cá heo đã nhiều lần được phát hiện giết và ăn thịt bạch tuộc. Do đó, Stephens tiến hành xét nghiệm để tìm hiểu tại sao con cá heo khỏe mạnh này lại chết.
Xúc tu của bạch tuộc đã chặn đường thở của cá heo
Đầu tiên, nhà khoa học phải gỡ con bạch tuộc ra.
“Nó thực sự là một con bạch tuộc khổng lồ, tôi cứ kéo mãi và nghĩ rằng: Chúa ơi, nó vẫn còn”, Stephens nói và thêm rằng con bạch tuộc có chiều dài 1,3m khi kéo thẳng xúc tu ra.
Kết quả xét nghiệm xác cá heo vừa được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science, cho thấy vấn đề nảy sinh khi Gilligan nuốt bữa ăn cuối đời.
Theo nghiên cứu, cá heo là loài vật có thể vô hiệu hóa nắp thanh quản của chúng để mở to cổ họng và nuốt thức ăn lớn.
Nhưng con bạch tuộc dường như đã dùng xúc tu tóm lấy thanh quản của Gilligan, khiến nó không thể thở và chết ngạt, Stephens cho biết.
“Con bạch tuộc đã chết, nhưng phần xúc tu vẫn còn hoạt động”, Stephens nói.
Dù không ai thắng trong tình huống này, “con bạch tuộc vẫn thực hiện được chiêu trả thù cuối cùng”, Stephens nhận định.
Theo Danviet
Bạch tuộc "tàng hình" trong tích tắc để trốn kẻ thù
Con bạch tuộc "biến hình", hòa lẫn vào môi trường và biến mất tài tình.
Video bạch tuộc chuyển màu trong nháy mắt.
Tờ Daily Mail vừa đăng tải đoạn video khiến không ít độc giả phải trầm trồ. Trong clip, một thợ lặn bơi dưới nước và bất ngờ gặp một con bạch tuộc. Loài vật thân mềm này đã cho thợ lặn hiểu được thế nào là kĩ năng lẩn trốn siêu phàm.
Con bạch tuộc dễ dàng đổi màu cơ thể chỉ trong nháy mắt, hòa lẫn vào môi trường xung quanh để tránh kẻ thù. Trước đây, nhiều người chỉ biết rằng bạch tuộc phun mực khi cần lẩn trốn. Tuy nhiên, clip ghi lại dưới biển này đã cho thấy một cách thức né kẻ thù hết sức tài tình của bạch tuộc.
Bạch tuộc chuyển màu trong tích tắc.
Các nhà sinh vật học cho biết bạch tuộc thuộc giống cephalapod, cùng loài với mực ống và mực nang. Da của chúng có thể đổi màu theo môi trường để tránh các loài động vật ăn thịt. Khả năng này giống như của loài tắc kè hoa.
Chủ nhân đoạn video là Hector Seguin, nói: "Khi lặn dưới biển, tôi thấy một con bạch tuộc bơi gần rạn san hô. Sau đó, nó biến đổi màu liên tục khiến tôi rất bất ngờ". Hector là một người yêu thích lặn biển và từng ở dưới nước hơn 3.500 lần. Anh nói rằng đây là lần đầu tiên chứng kiến một con bạch tuộc ở cự li gần tới vậy.
Theo Danviet
[Chế biến] - Lẩu kim chi hải sản ấm lòng ngày lạnh Với tiết trời lạnh thế này thì cùng cả nhà quây quần bên nồi lẩu kim chi hải sản cay cay, nóng hổi, tươi ngon thì còn gì bằng. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - 1 chén kim chi - 3 cây xúc xích - 10 con bạch tuộc - 1 con mực - 10 con tôm - 1 miếng chả cá...